Ludwig Van Beethovel |
-
Tối rồi hở cha ?
-
Ừ! Tối rồi.
-
Ừ! Là ngày trăng tròn.
-
Trăng có sáng không cha ? Có đẹp không cha ?
Người
cha nén một tiếng thở dài:
-
Sáng. Đẹp, vì hôm nay trời trong, không có mây. Lạy Chúa lòng lành! Có cách gì
để con tôi thấy được vẻ đẹp của ánh trăng dù chỉ trong giây lát.
Đoạn
đối thoại giữa hai cha con khiến lòng chàng nhói đau, thương cảm cho số phận
hẩm hiu của cô gái mù. Chàng bảo với cha con cô gái:
-
Này! Cô gái. Tuy cô không thể nhìn được trăng đẹp như thế nào nhưng ta có cách
làm cho cô cảm nhận được.
-
Bằng cách nào?
-
Bằng âm thanh. Âm thanh của cây đàn.
Chàng
đề nghị cô gái nhường chỗ và đến ngồi trước hàng phím đàn. Do dự một phút để
cảm xúc bùng lên đến cao trào, chàng lướt mười ngón tay điêu luyện trên các
phím đàn để âm thanh trào dâng tuôn chảy. Những giai điệu trữ tình có âm hưởng
lãng mạn nhẹ nhàng chuyển động như những lời thủ thỉ của chàng trai bên người
tình khi màn đêm buông xuống trong ánh trăng lên. Khi ngón tay đầu tiên chạm
trên phím đàn cũng là lúc hình bóng cô học trò bé nhỏ-người yêu trong mộng của
chàng hiển hiện lên trước mắt. Nàng! Chính là nàng mới là cảm hứng để dòng nhạc
tuôn chảy. Vì vậy bản nhạc mà chàng đang sáng tác là để dành tặng cho nàng, cho
riêng một mình nàng. Đó là bản Sonate Ánh Trăng (Moonlight Sonata) bất hủ. Bản
nhạc bắt đầu với thể Adagio như lời than thở của người đang yêu, đoạn giữa theo
thể Allegretto và đoạn cuối theo thể Presto agitato cực nhanh và dồn dập. Cô
gái im lặng lắng nghe, ở đuôi đôi con mắt trắng đục từ từ lăn xuống hai giọt lệ
nóng hổi. Cô thổn thức khóc.
Người
thầy dạy nhạc đó là nhạc sĩ thiên tài người Đức Ludwig Van Beethoven
(1770-1827). Cô học trò nhỏ mà ông trót yêu là nữ bá tước Giulietta Guiciardi
(1784-1856). Bản Sonate Ánh Trăng là bản nhạc viết cho dương cầm nổi tiếng nhất
trong sự nghiệp sáng tác của người nhạc sĩ thiên tài, nó thể hiện một phong
cách tự do trong sáng tác để diễn tả những cảm xúc lãng mạn kỳ diệu. Cho đến
bây giờ mỗi khi vang lên bản nhạc bất hủ vẫn còn làm cho nhiều người xúc động.
3 nhận xét:
Bài viết của thầy Úc hay quá!
Cũng từ nỗi đau, cảm xúc của tình yêu chính mình mà chuyển thành tình yêu của nhân loại. Tuyệt!
Thầy Úc thật đáng kính nể. Hiểu biết nhiều, viết nhiều , sâu sắc và hay.
Chúc thầy khỏe dài dài để viết nhiều cho mọi người được thưởng thức.
Đăng nhận xét