Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Đọc thơ Trung Quốc ở Trung Quốc (Quốc Việt)


Sau khi rời trường Trỗi, đã đi làm rồi, tôi lại có nhiều dịp được cử đi Trung Quốc
Năm ấy đi Chiết giang (người Việt đọc là Triết Giang), do con sông Chiết giang vốn mang tên là Việt Giang nhưng phải đổi vì dễ nhầm với Việt Nam. Chữ Chiết nghĩa là gấp khúc nhưng đọc giông nhau. Tỉnh lị là Hàng Châu, nằm gần giữa đoạn đường từ Hà Nộiđi  BắcKinh,  đó cũng là Thủ đô của nhà Tống và nhà Minh, có mộ của Nhạc Phi, Võ Tòng.


Dân ở đó gọi là người Ngô (Việt), tiếng Trung là Wu, đọc như Âu. Tiếng nói và Văn hóa khác hẳn Bắc Kinh. Người Chiết giang không ăn Kê, Bánh mì, Bánh bao, Màn thầu...
Tỉnh này là quê hương của Tây Thi, một trong Tứ đại Mỹ nhân Trung Quốc, vùng đất của Vua Ngô Phù sai, đất cúa Việt vương Câu Tiễn, của Vương Hy Chi, ...
Bạn hiếu khách và đề nghi mọi người hát, Ta khưa (Đại ca) Trần. Quốc Việt không hát được thì phải đọc thơ. Mình đọc bài "Phong kiều Dạ bạc" của Trương Kế đời Đường:
"Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
Phong giang ngư hỏa đối sầu miên
Cô tô thành ngoại Hàn san tự
Dạ bán chung lai đáo khách thuyền"
Bài thơ lạ vì có vẻ là 2 người viết, toàn bài là văn Việt trừ câu 3, theo Đường thi là câu tả thực, lại được viết theo Hán Văn như có ai ghép vào. Ban lãnh đạo Học viện Cảnh sát Chiết Giang ngơ ngác, mấy ông cán bộ ta đua nhau giải thích, sai bét.
May quá, có một cô giáo người Hàng Châu đọc lại bằng quan thoại: Nguyệt Lạc là “Yue của..." Y như là tiếng quan thoại gọi nước Việt. Sau khi dịch xong, cô giáo phán: Ta khưa đọc bằng tiếng Mân, hay đúng hơn là tiếng wu (Ngô) hiện vẫn dùng ở Thượng Hải, Chiết Giang,  mà người Bắc Kinh không hiểu.
Choáng nặng, mình cứ tưởng đó là tiếng Việt do người Việt phiên âm chữ Hán. Đúng là đi một đàng học một sàng khôn.
Sông Chiết giang xưa có nhiều tên, một bờ là Ngô, một bờ là Viêt, do đó có nước Ngô và nước Việt, đoạn sông chảy qua Hàng Châu gọi là sông Tiền Đường, nơi Thúy Kiều trẫm mình.
Người ta đã đào được thanh kiếm đồng mà hàng ngàn năm vẫn sáng quắc, trên đó có hai hàng chữ mà ông Quách Mạt Nhược phải bỏ ra cả chục năm để dịch. Câu ấy có nghĩa: VIỆT VƯƠNG CÂU TIỄN, TỰ TÁC DỤNG KIẾM, nghĩa là thanh kiếm của Vua Việt Câu Tiễn tự chế tạo để dùng
Tộc Việt đấy, làm sao mà không yêu quý được. Tôi chỉ ghét bọn  suốt ngày đòi đánh nhau với Việt Nam, đã 1000 năm vẫn không chừa.
Trận Đống Đa là để họ "TRĂM NĂM SAU CÒN PHẢI SỢ OAI, NGÀN NĂM SAU CÒN KHIẾP TIẾNG" (Lời Hoàng đế Quang Trung)

1 nhận xét:

CB nói...

Sau khi số Hoa kiều chạy từ VN về China năm 1979, china đưa hết số đó về những vùng núi ở Quảng Tây, có những người phải đi 10km để gánh nước ăn. một số kẻ dẫn đường cho lính chinese về đánh VN là trong số này,(còn sau đó tại sao chạy sang HK thì không rõ, chắc là sau khi đánh VN xong chinese lại gửi lại về những vùng rừng núi đó).
HK là nói tiếng Quảng Đông, tất nhiên chữ viết là chữ chinese, nhiều bài hát và người HK luôn nói họ là chinese, (Hán hóa là vậy).
Những người chinese trên thế giới phần lớn là người Quảng Đông, vì đi từ cửa khẩu HK, nơi là truyền thống buôn bán của china với thế giới. Sự kỳ thị giữa người Beijing (mandarin) với người Quảng Đông (cantonese) là nói tiếng mandarin mới là tầng lớp cao hơn, còn cantonese là "nhà quê".
Những người cantonese từ VN chạy về rồi sang HK rồi đi các nước khác thì nhập ngay vào các cộng đồng cantonese ở các nước khác, mỗi chủ nhật đều không quên cho con cái đi học chữ chinese.
Người Việt ở các nước nhập vào với công đồng các nước sở tại, như ở Anh, Mỹ là cộng đồng người Anh để sống.
Những bộ phim china đóng luôn tuyên truyền các dân tộc khác ở china phải vì "đất cha", nên chắc chỉ có chinese xem thôi.
Biết mình, biết người.