Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Nhân bài viết của ông "Hùm Xám" tung lên mạng xã hội (Quốc Việt)

Ông anh họ mình ở Mỹ nhân đọc bài của cụ "Hùm xám đường 4”, lão thàng CM, một mình “bách chiến, bách thắng”, gửi cho mình bản so sánh. Chữ in đậm là lời trong đơn "xin thêm nhà" của cụ “Hùm xám”, chữ nghiêng là tư liệu lịch sử.

Năm 1947:  E28 - Trung đoàn trưởng (ET) đầu tiên của QĐND Việt Nam, tương đương quân hàm Trung tá từ năm 1947:
Tư liệu lịch sử nói gì? Sau khi Vệ quốc đoàn được tổ chức chính quy, Chi đội Lạng Sơn trở thành Trung đoàn 28, đồng chí Phùng Thế Tài giữ chức Trung đoàn trưởng. Năm 1947, đc được cử làm Ủy viên quân sự Ủy ban Hành chính Kháng chiến Hà Nội. Tháng 9/1954, đc được cử làm Đại đoàn trưởng Đại đoàn Pháo binh 349. Năm 1958, đc được phong quân hàm Thượng tá.
Đc Võ Nguyên Giáp được phong quân hàm Đại tướng ngày 28/5/1948 theo sắc lệnh 110/SL của Chủ tịch nước ký ngày 20/1/1948,


Năm 1949: ET/E174 giải phóng Cao Bắc Lạng
Tư liệu lịch sử: Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Biên giới cử Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch gồm:
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chỉ huy trưởng kiêm chính ủy mặt trận,
Các ủy viên đảng ủy quân sự mặt trận là Trần Đăng Ninh,Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Bùi Quang Tạo.
Cơ quan chỉ huy chiến dịch gồm:
Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng: Tham mưu trưởng chiến dịch.
Đại tá Phan Phác, Quyền Tổng tham mưu phó: Tham mưu phó chiến dịch.
Lê Liêm, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị: Chủ nhiệm Phòng Chính trị chiến dịch
Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Phòng Chính trị chiến dịch
Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp: Chủ nhiệm Phòng Cung cấp chiến dịch.
Bùi Quang Tạo, Phó Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu Việt Bắc: Phó Chủ nhiệm Phòng Cung cấp chiến dịch.
Tổng Tư lệnh giao đc Đào Văn Trường Tư lệnh, đc Hà Kế Tấn Chính uỷ chiến dịch Chiến dịch Cao-Bắc-Lạng (1949) còn gọi là chiến dịch đường số 4, mở màn chiến dịch Biên giới.
Lực lượng tham gia của QQĐNDVN gồm có:
3 trung đoàn bộ binh của Liên khu (Trung đoàn 28, Trung đoàn 72, Trung đoàn 74.
4 tiểu đoàn bộ binh (Tiểu đoàn 29. Tiểu đoàn 35. Tiểu đoàn 23. Tiểu đoàn 18.)
Tiểu đoàn pháo binh 410 (tiểu đoàn trưởng Doãn Tuế, chính trị viên Nguyễn Đình Ước).
2 đại đội trợ chiến (1 đại đội công binh của Bộ).
Tiểu đoàn 517 (địa phương).
Dân quân, du kích ba tỉnh.


Năm 1950: (Trận Đông Khê – Cốc Xá): giải phóng khu Đông Bắc (CBHL)
Tư liệu lịch sử: Còn gọi là Chiến dịch Biên giới
QQĐNDVN:
2 trung đoàn 174, 209
2 tiểu đoàn bộ binh và
3 tiểu đoàn sơn pháo (70, 75 mm).
Nhiều gương hi sinh anh dũng: Trần Cừ lấy thân mình lấp lỗ châu mai,  La Văn Cầu nhờ đồng đội chặt cánh tay bị thương để khỏi vướng mà tiếp tục làm nhiệm vụ,nữ dân công Đinh Thị Dậu anh dũng cứu thương binh trong lửa đạn, vv.
Ngày 18/9/1950, bộ đội Việt Nam hoàn toàn tiêu diệt Đông Khê


Năm 1950 (Trận Bình Liêu): Giải phóng khu Duyên Hải
Tư liệu lịch sử: Chiến dịch Trần Hưng Đạo hay Chiến dịch Trung du là một trong những cuộc tiến công lớn của Quân đội nhân dân Việt Nam vàophòng tuyến trung du Bắc Bộ của quân Liên hiệp Pháp. Đây là một trong 3 chiến dịch lớn trong đông-xuân 1950-1951.
Đảng uỷ Chiến dịch Trần Hưng Đạo gồm
Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp Bí thư Đảng uỷ kiêm Chỉ huy trưởng Chiến dịch,
Uỷ viên Trung ương Nguyễn Chí Thanh và
Ủy viên Trung ương Thiếu tướng Chu Văn Tấn,
Phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Trần Hữu Dực,
Phó Tổng Tham mưu trưởng Đào Văn Trường
Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tham mưu trưởng chiến dịch
QQĐNDVN gồm:
Đại đoàn 308 (với 3 trung đoàn 102, 88 và 36), Đại đoàn trưởng đại tá Vương Thừa Vũ,
Đại đoàn 312 (dự kiến tổ chức thành lập chính thức trên cơ sở 2 trung đoàn 209 và 141), 2 trung đoàn độc lập của Bộ Quốc phòng là trung đoàn 98 và trung đoàn 174, Đại đoàn trưởng là đc Lê Trọng Tấn
4 tiểu đoàn bộ đội địa phương và
4 đại đội pháo binh 75 ly.
Số dân công thường trực của Chiến dịch là 27.658 người


Năm 1952 (Trận Mộc Châu): giải phóng quân khu Tây Bắc lần 1.
Tư liệu lịch sử: Còn gọi là Chiến dịch Tây Bắc (từ 14/10 đến 10/12/1952)
Tư lệnh kiêm Chính ủy: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tham mưu trưởng,: Thiếu tướng Hoàng Văn Thái
Chủ nhiệm chính trị: Nguyễn Chí Thanh,
Chủ nhiệm cung cấp hậu cần: Trần Đăng Ninh.
Lực lượng
Đại đoàn 308, Đại đoàn trưởng đại tá Vương Thừa Vũ,
Đại đoàn 312, Đại đoàn trưởng Lê Trọng Tấn
316 (thiếu), Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba.
Tiểu đoàn 910 (Trung đoàn 148),
6 đại đội sơn pháo 75mm,
3 đại đội súng cối 120mm,
1 trung đoàn công binh và
11 đại đội bộ đội địa phương,


Cảm ơn bạn K6LS, hóa ra bạn thật hóm, (mình cứ tưởng bạn là nhà thơ cơ đấy). Từ 1952 tới 1960 không biết cụ “Hùm xám” đi đâu. Cụ ấy đeo hàm trung tá từ 1947, trong khi cụ Tổng tư lệnh mới đeo hàm năm 1948 và ông thân sinh bạn Sư Đà mới đeo Thượng tá năm 1958. Tham gia QQĐNDVN có rất nhiều phụ huynh trường Trỗi.

Trong các loại tham, có loại được gọi là tham công, tức là không phải công của mình nhưng cứ vơ vào; theo binh pháp không thể dùng được. Có lẽ vì thế mà từ năm 1952 ấy, QQĐNDVN không muốn nhìn thấy cụ “Hùm Xam” nữa?


QUỐC VIỆT

1 nhận xét:

Thắng k5 nói...

Các bác truy cứu đến tận chân tơ kẽ tóc thế này thì em xin rút lui thôi ạ!