Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Luật pháp ở nước Mỹ

Có nhiều chuyện thú vị khi sang đây mới biết. Mỗi tiểu bang được quyền tự quyết và cho ra những luật lệ riêng của mình.
Biển báo yêu cầu đeo dân an toàn.
Sang đây mới hiểu thế nào là tự do ở Mỹ. Dân da đen, dân châu Á (TQ, Hongkong, Malaysia...), dân châu Âu (Ý, Pháp, Tây ban nha...) sang định cư rất nhiều. Đến đâu, họ kéo theo anh em, họ hàng, rồi tự làm ăn, sinh sống và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp nước Mỹ.
Sáng qua khi từ Washinton DC sang Philadelphia. Trên đường nghe Rich nói, trong ngày hôm nay chạy xe qua 5 tiểu bang, (sẽ xem lại bản đồ và khai báo anh em - NV) thì ông Trung nhà tôi trêu: "Tiểu bang của Rich như 1 tỉnh của VN?". Rich cười: "Có lẽ vậy, thế mà tiếc là VN còn nghèo". Hiểu anh ta muốn nói gì.



Mỗi lần lên xe, Rich không quên nhắc mọi người đeo dây an toàn: "Seat-belt please!". Vậy mà vừa chạy xe qua hầm vượt biển ở Baltimore, qua trạm thu phí giao trông thấy có biển yêu cầu đeo dây an toàn (Maryland Law: Seat-belt use required - Luật Maryland: Bắt buộc sử sụng dây an toàn) . Thắc mắc hỏi, sao lại có biển này, thì được trả lời: Có tiểu bang bắt buộc người ngồi sau phải đeo, có tiểu bang không bắt buộc nên vào Maryland chính quyền phải nhắc lại.
Ở VN thường lái xe và khi sang đây tận mắt trông thấy tất cả các lái xe điều khiển xe tới ngã 3, ngã 4 - nơi không có đèn hiệu giao thông, chỉ có biển Stop - đều tự giác dừng xe, chờ không có người, có xe mới nhập đường; họ không đi cố, đi tranh thủ cho dù đang bận bất cứ việc gì.
Tối ra quán ăn Ý gần KS, yêu cầu bồi bàn lấy bia thì được trả lời: Ở đây các nhà hàng không được bán đồ uống có alcohol. Hỏi: Sao bàn bên kia có chai vang? Trả lời: Do họ tự mang đến. Hỏi: Sao ở Wyoming hôm nọ lại mua được bia trong nhà hàng? Rich nói: Luật nó thế, mỗi nơi mỗi khác. Rồi Rich sang ngay cửa hàng bách hóa bên cạnh mua chai vodka bản địa (Hand made) về uống. Uống vodka với đá cũng hay, nhẹ hẳn, trôi tuồn tuột.
Nhớ hôm ăn tối với thầy cô ở trường Wyoming, cháu Mý xin phép được ở nhà vì thấy toàn người lớn, đi không tiện. Song thầy Rich bảo cháu là khách xịn. Vào tiệc, thầy cô hỏi, ở VN mấy tuổi mới được uống bia rượu? Khi biết 18 thì họ nói ở Mỹ phải 21 mới được dùng đồ uống có alcohol. Hôm ở Washington DC, thầy Rich có mời cháu Việt Phương, học trò cưng. Phương tự giác nói, cháu tròn 21, được phép uống nhưng cũng chỉ uống 1 ly bia. Nước Mỹ hay thế đấy!
Tuy nhiên cũng có không ít trường hợp vi phạm. Ngay ngã 3, ngã 4 ở trung tâm DC, gặp đèn đỏ thấy không ít người đi bộ vẫn chạy qua khi không thấy có xe. Rồi hôm đi thăm Nhà trắng, Cogni lái xe dọc đại lộ Pennsylvania thì thấy 2 cô gái da đen đi tắt qua đường không đúng vào đường dành cho người đi bộ. Cogni bấm còi rồi thò cổ ra nhắc. Chả sợ gì, 1 cô quay lại sừng sộ rồi lấy chân đạp vào thành xe. Nước Mỹ có luật pháp nghiêm như thế mà không phải cái gì cũng tuyệt đối!

11 nhận xét:

Nặc danh nói...

Cuộc sống các nước phương Tây là tất cả mọi người đều phải tuân thủ luật pháp, nên không có gì ngạc nhiên nếu nghe tin một ai đó hay một tổ chức nào đó đi kiện thủ tướng, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau trước pháp luật.

TranKienQuoc nói...

Cố Tổng thống Thomas Jefferson từng có câu nói nổi tiếng: Mọi người khi sinh ra đều có quyền bình đẳng...

Quang Vinh nói...

Ở đâu cũng có cái hay cái dở. Nhiều người không từ một thủ đoạn nào để mong thành công dân Mỹ. Nhưng cũng không ít người sau hàng chục năm sống ở Mỹ lại thiết tha quay về quê hương.

TranKienQuoc nói...

Nhưng ở đây dở ít mà hay nhiều.
Như Rich nói, Washington DC cũng có 2 phần tốt và xấu. Nếu chẳng may lọt vào phần xấu thì có khi mất mạng.

Nặc danh nói...

Đó chính là chuyện xã hội không ai suy nghĩ giống ai và truyền thống của nước Mỹ là mọi người có quyền sở hữu súng từ khi sinh ra nước Mỹ. Nên có cãi cọ, phản đối súng bao nhiêu năm nay cũng không thể bỏ luật đó được, đó là điều khác nhau nhiều nhất giữa Mỹ và các nước khác.

QV nói...

Đâu cũng có cái hay, cái dở, nhưng bên họ hay là chính, và hay nhất là "Mọi người bình đẳng trước pháp luật". Quá trình phát triển của họ là quá trình chọn lọc tự nhiên, cái gì hợp qui luật thì tồn tại, cái gì trái qui luật thì thế nào cũng bị đào thải. Bên ta chưa có được những cái đó. Mọi sự phụ thuộc vào ý chí của một số người.
Cám ơ KQ chịu khó thường xuyên làm phóng sự, cung cấp cho ACE những điều bổ ích và lý thú. Chúc tiếp tục hành trình vui vẻ và dpooif dào sức để viết bài. Thêm nhiều ảnh nhé.

TranKienQuoc nói...

10.10, sáng nay tới New York. Mẹ ơi, chóng mặt vì xe cộ đông như quân Nguyên. Sau khi chui qua hầm qua sông nối Newjersey và New York thì Rich lái mẹ xe lên 1 gara trên trời. Phải tốn 20$ vào cồng rổi ra ngay. Tốn ngu phí. Thế mới hiểu nhà quệ ra tỉnh thế nào! (Mà Rich luôn nhận mình là "nhà quê").

Nặc danh nói...

tổng số dân ở Mỹ khoảng 300 triệu người, tổng số xe ô-tô đăng ký ở Mỹ là khoảng 254 triệu xe, như vậy cứ trung bình 0.7 người lớn là có 1 xe ô-tô.
nhưng con số đó không có nhiều ý nghĩa bằng làm thế nào để nền kinh tế có thể nuôi được tổng số xe như vậy mới là quan trọng (nuôi xe mới chết tiền :xăng, bảo hiểm, bảo dưỡng,vv).

Trần Vinh Quang nói...

Bên CA luôn có biển báo đèn let trên freeway: "click or ticket" cũng có nghĩa là cài dây an toàn (tiếng "click") hay vé phạt. Nhưng khổ (phải nói là kinh hoàng) nhất là mót... tiểu. Chạy bở hơi mới tìm thấy trạm nghỉ, vào cửa hàng ăn hoặc bán tạp hóa để... xếp hàng đi toilet. Luật ở CA là xả rác ra freeway phạt 1000 $, mà ác cái là nó theo dõi bằng camera trên vệ tinh...

Nặc danh nói...

Có những bang không cần treo biển số xe hơi trước, chỉ có một biển duy nhất phía sau xe.

Hay thật ! Đỡ tốn chi phí của dân, của xã hội !

TranKienQuoc nói...

Đúng là luật từng tiểu bang có khac nhau.