Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Về thăm Vĩnh Yên - thủ phủ nhà binh

Nhìn lại ảnh cũ của gia đình chị Thiện.
Đoàn ngược đất Vĩnh viễn Yên tĩnh nhóm họp cực nhanh. Gồm tài xế An Hùng, con rể bác Ngân (con dê Học viện, cháu có ý muốn "trình" các chhú xế hộp mới); 2 thầy Kiến Quốc, Việt Thái (Khoa Hóa Lý kĩ thuật) cùng cô nhà báo trẻ Lan Hương. Tiêu chí: Thăm cơ sở cách mạng những năm 1970. Bác Quang Việt đăng kí rồi lại xì-tốp vì bận việc nhà nhưng sáng qua lại hẹn đón ở đầu cầu Thăng Long.
9g xuất phát từ Amy Trần Bình Trọng, có nhõn 3 người (Quốc, Hương, Hùng). Đón thầy Thái ở cổng Học viện (đùa: Thầy được đón bằng xế xịn hơn trung tướng viện trưởng!). Tới đầu cầu đã thấy bác Việt cầm sách quạt quyết liệt. Lên xe là chuyện trò nổ như pháo rang.




Trước cổng Bảo Sơn.

Cùng Tỵ trước nhà giáo viên K2.

Bàn thờ các cụ và anh chị Trường, Dậu hôm nay.

Bữa cơm nhà Hùng Vân.

Bên nhau.


Cô Vân và cháu Hương.

Ở nhà Đinh Thế Phong.

Thêm cháu Hương.



Kỉ niệm cũ dần hiện về. Nào cầu Kim Anh xây mãi không xong, nào từng thuộc từng ổ gà, ổ voi dọc đường. Kia là nhà ga Phúc Yên với những chuyến tàu xuôi ngược, phải chen vai hích cánh cùng các em sinh viên Tài chính, Kiến trúc, Sư phạm... Đây lối nhỏ rẽ tắt vào trường Xây dựng, Hương Canh (từng đi tán các em sinh viên)... Tới đồi Bà Phương - bệnh xá nhà trường sơ tán hồi chiến tranh phá hoại (nay có ông anh trung cấp kĩ thuật tên Quý (Elicohen) tá túc, từng lấy dao tự chặt bớt ngón tay bị thương cho dỡ vướng!).
Bồi hồi khi xe chạy qua cây bồ đề cổ thụ từng chứng kiến hàng trăm (hàng nghìn?) vụ lính Quân sự đạp xe từ mờ sáng chủ nhật, trốn về HN thăm mẹ (hay người yêu?) rồi tất tưởi vội vã lên trả phép ngay đêm ấy. Đây quán bà Bệt từng nhiều lần ra ăn chịu, kí sổ hay "chôm chôm" trứng luộc cho vào ống tay áo mang về cho anh Ba Hưng... Đây đường bờ mương từ sân bóng ra quán - nay đã thành con phố.

Địa chỉ dừng chân đầu tiên là nhà "bà chị VN anh hùng" Nguyễn Thị Thiện. Mấy hôm nay điện thoại cho chị mà toàn tắt máy. Hóa ra chị đi lễ xa. Cháu Hương tiếp các chú, đưa lên thắp hương cho các cụ và anh Tụy.
Sau đó vòng ra đường Bảo Sơn, tới cổng chính vừa được chỉnh trang mấy năm nay. (Xưa từng ngủ ở ngay cổng để đi gác đêm, sau lên sĩ quan toàn ngồi trực ban mỗi tháng). Xin chụp ảnh kỉ niệm liền bị mấy sĩ quan ra nhắc, không được phép. "Hì, chúng tớ từng ở đây nửa thế kỉ trước. Chụp kỉ niệm không được à? Vài chục năm nữa các cậu cũng thế". Nghe vậy, chú thượng tá cười xòa: "Vậy, các bác cứ tự nhiên cho!".
Phi xe sang khu 125, bảo cảnh vệ: "Chú ở Học viện dưới HN lên" là cổng mở thông thống. Chỉ huy trưởng Đoàn Thành đi vắng nên anh em làm vòng quanh trường rồi ra cổng chụp ảnh. Đây nhà giáo viên K1, K2 mà bác Ngân, bác Giao, bác Việt từng sống. Kia là nhà chữ U từng phải ngồi nghe mấy ông chưa tốt nghiệp đại học giảng chính trị (và mấy sĩ quan trẻ toàn tụt xuống hàng sau ngồi đọc truyện, vẽ bậy, làm thơ... dẫn đầu là anh giai Giao).
Trường giờ khang trang hơn, đanh đào tạo cao học và cánh sĩ quan chuẩn bị đi nhận tầu ngầm ở Len. Gặp Tỵ dạy Nga văn đã nghỉ hưu nhưng còn kí hợp đồng dạy thêm.
Sau đó ra nhà Hùng ở Dốc Láp Trên, cơ sở cách mạng của cánh Quân sự. Tôi, bác Ngân, sau là Bính, Thanh Hải... hay ra chơi và gọi bố mẹ Hùng là anh chị; còn Hùng lại coi chúng tôi như bậc đàn anh. Ngày cưới Hùng, được mấy chú em phục vụ nhiệt tình. Xong xuôi, bác Trường chạy ra giữa sân nhà, vung tay lên trời hô to: "Chú Ngân, chú Quốc muôn năm!". (Hồi đó hơi chờn chợn sợ vì điều này chỉ dành cho Cụ!).
Anh Trường mất cách nay mất năm. Năm rồi chị Dậu đi. Phải nhờ chị Thiện thay mặt đến phúng điếu.
Nhà Hùng vừa xây xong, to uỳnh, sẽ lắp cả thang máy. Bữa cơm bày ngay trong phòng mới, ngồi bệt xuống sàn. Gọi thêm Phong (bộ môn Máy điện) tới. Phong cùng đá đội trường với tôi. Anh em gặp nhau vui vẻ. Thức ăn quá ngon (có gà đồi luộc, vịt quay, xáo măng...), tu hết 2 lọ rượu thuốc.
Chiều còn sang thăm nhà Phong rồi mới về. Đưa Thái, bác Việt về rồi cả hội dừng ở Amy. Hết 1 ngày vui.
Tối cùng Quang Bắc tới nhà ông bạn cùng học Lý Thường Kiệt hồi 1965. Lại bốc phét. Vui vẻ.


4 nhận xét:

Nặc danh nói...

Mấy hôm nay, đúng theo ngạn ngữ Đức: "tháng 9 tháng 10, thời tiết đỏng đảnh như con Điếm". Người gìa trở chứng các bệnh của tuổi Cổ lai hy!
Nằm bẹp. Có đến 4-5 kỳ báo của BT5 không ngó ngàng tới.
Đọc ký sự " Về Vĩnh Yên" của KQ thấy nhớ thời trai trẻ, vui và hết mình cho sự nghiệp " Đào tạo CBKHQS non trẻ cho Quân đội". Giờ, ngay các học trò xưa, chúng nó cũng không còn "Non trẻ" nữa. Các vị như T.Hải, Quý Đạm, M.Đức, C.Định...đã là các vị Tướng oai phong.Các Trung úy như Luyện, như Giao, như P.Bính, TĐ, KQ, Q.Hùng ...( H.Thịnh còn là Chuẩn úy), TCKT như Elicohen hay Bản hay Nhinh ... dù cái thời oai hùng đã về dĩ vãng nhưng nhắc lại cũng thấy còn OAI lắm chứ! Ng., Q. còn được hô Muôn năm cơ mà!
Qua bài viết của KQ. xin gửi lời thăm hỏi các chiến hữu , bạn xưa. Vĩnh Yên đúng như tác giả viết, dù thời chiến hay thời bình, vẫn là nơi tuổi trẻ của một lớp đàn anh HVKTQS mãi mãi Yên Bình. ( TĐ)

Nặc danh nói...

Pác TĐ mệt à? Chúc bác "giứ tốt, dùng bền" cái sức khỏe để hum lào pác dìa mình lên VY chới nha.
Chuyến đi cực vui anh ạ. Khi vào thăm khu 125, V cứ đứng mãi ở chỗ đầu nhà 4 tầng khoa mình ở ngày xưa, và cứ như nghe vẳng đâu đó tiếng ô Ngân, ô Nghi, ô Giao rủ nhau ra sân đá bóng. Bây giờ hàng rào ngoài cổng khu 125 đã lùi sát vào cái nhà khoa ta ở. Từ đó trở ra đã chuyển mục đích sử dụng thành đất ở, chia cho cán bộ, GV HV. Dọc theo bờ rào (song song với đường cái ngày xưa đã là một con phố xịn nối sang cổng khu Bảo Sơn ( nay là Trường Quân sự QK2. Mọi thứ thay đổi nhiều lắm. Con phố đó theo chiều ngược lại thì nối lên đường đi Tam Đảo. Con đường từ Dốc Láp lên Tam đảo rất đẹp. Đoạn mấy cây số (từ dóc Láp đến đồi nghĩa trang) là đường đôi. Thị xã giờ phải to gấp 3-4 lần ngày xưa hồi anh em mình ở.
Sơ qua vài nét thế. Hôm nào anh về mục sở thị nhé. Chúc anh và cả nhà vui, khỏe, hạnh phúc.QV

Nặc danh nói...

Đọc Comment của Bạn, TĐ gửi cho QV đọc bài kể về cái thời " Pachemy-Stranư " của tụi mình qua giọng kể của Tự Cường nhé. Nhờ KQ chuyển tải hộ :Góp thêm một chuyện về Tướng Bảo ( Vũ tự Cường – GV HVKTQS kể )

Tốt nghiệp bằng đỏ Đại học Quân sự Liên xô 1972, sau hai năm công tác tai Bộ tư lệnh pháo binh, tôi có lệnh về Vĩnh yên tập trung để ôn thi đề cương Phó tiến sỹ.

Khóa học gồm hơn 30 học viên nhưng cuối khóa chỉ có hai người được gọi về Hà nội làm thủ tục đi Liên xô nhập học.
Đại học kỹ thuật Quân sự thời Tướng Bảo, đang trong giai đoạn tuyển chọn người tài . Học viên vào trường là những thí sinh có điểm tốt nghiệp phổ thông cao nhất. ( (đấy là chưa kể đến lớp tinh hoa patremustrany gồm những thủ khoa của các tỉnh thành trong cả nước ) .
Thấy giáo của các học viên trên, đương nhiên cũng phải là những người tài đức vẹn toàn và đang được kén chọn ! – Tất nhiên, lớp tập trung Nghiên cứu sinh là dịp tối ưu để nhả trường bổ xung nguồn giáo viên có trình độ cao .

Tướng Đặng Quốc Bảo đến thăm lớp . Ông công khai nhu cầu cần giữ một bộ phân anh em ở lại trường làm giáo viên nhưng thao thao bất tuyệt gần hai giờ về lớp tinh hoa patremustrany, cổ vũ không mệt mỏi về tương lai của các người tài và khẳng định những thành tựu mai sau thuộc về họ !...
Hai giờ nghe một đề tài cao xa là quá tải, tự thấy mình cũng đã có chút vốn liếng, tôi nóng nẩy đứng dậy xin hỏi :
-Thưa, những người tài đã có thì giữ chúng tôi lại đây với vai trò gì?
Ai đấy sau tôi dật dật vạt áo….lo lắng cho cái cách mó vó ngựa , cản đường cương !

Thiếu tướng trợn tròn mắt, căng thẳng nhìn tôi! Ông không nóng nẩy mà xoa giọng :
-Các bậc đàn anh đi trước, các thầy giáo hãy cúi lưng mình xuống làm viên gạch lát đường cho các đàn em bước lên!!! .

TranKienQuoc nói...

Bài của anh Vũ Tự Cường đã đăng trong 'hvktqsphianam.bloogspot.com'.