Mấy hôm ra HN, phi xe máy nhiều phải mang theo cái kính Rayban gọng titan (bẻ không gãy). Ấy vậy chả hiểu sao, vừa về đến nhà, móc kính trong túi ra thì thấy lủng liểng. Hóa ra cầu đỡ sống mũi bị gãy. Nhớ có lần từng sửa kính của ông thợ ngay đường Nam Bộ, đối diện cửa Ga Hàng Cỏ, phi xe ra nhờ ông hàn lại giúp. Ông ta mỉa mai: "Bác muốn hàn phải gửi sang TQ". Rồi ông nói, gọng titan thì mềm, uốn được nhưng bẻ theo chiều ngược lại thì gãy, nhất là khi mà chất lượng titan của TQ (hàng tôi dùng) là loại rẻ tiền. Bố ai mà biết được. Vậy là đề nghị anh ta kiếm cho cái kính khác, hẹn hôm sau đến.
Hai ngày sau quay lại, nhắc chuyện tìm giúp kính, anh ta mới nhớ ra và chạy 1 lúc, lấy về 2 cặp. Rồi thầy, thợ bắt đầu tỉ tê bốc phét. Từng lang thang không ít nơi nhưng đến đây nghe anh ta chuyện trò hay thật.
Tuổi ngoài 50, dân Kim Sơn, Ninh Bình; hành nghề tại HN đã vài chục năm nay, vốn là dân Toán Tổng hợp HN... "Nghề kính là nghề gia truyền của gia đình em. Ông già em bảo, sau này xã hội có phát triển thế nào, các con được học nhiều, có thể làm nhiều nghề khác; nhưng khi nào thất nghiệp thì nghề này của nhà vẫn kiếm sống được... Sau khi đi bộ đội về, học xong, năm 1988 tốt nghiệp, phải đi vùng sâu vùng xa, vậy là em chuyển sang hành nghề của nhà", anh ta kể.
Nhìn anh ta lấy dấu từ gọng sang mắt kinh, rồi dùng kìm bẻ rất điêu luyện, tôi hỏi:
- Kính là vật liệu ròn, dễ vỡ, nhưng sao ông dùng kìm bẻ không sao?
- Như tập viết ấy, anh ạ. Phải luyện thật khéo tay, nhâm nhi bấm liên tục thì tinh thể kinh không vỡ ngang.
Rồi anh giảng giải về khúc xạ ánh sáng qua 2 môi trường trong suốt. Ánh sáng từ xa đến kính bình thường là khúc xạ và như vậy người đeo kính sẽ rất mỏi mắt, nếu tia sáng không đi thẳng. Người ta phải chế tạo sao cho hiệu suất truyền ánh sáng từ môi trường qua kính tới mắt càng gần 1 càng tốt. (Đúng là dân có học có khác, giải thích đâu ra đấy).
Anh kể, phi công Mỹ khi bay trên trời cũng đeo Pilot Rayban. Loại kính này sản xuất cái nào cũng giống cái nào. Nó rất cần khi bay trên trời vì pilot luôn phải đối diện với ánh sáng mặt rời. Nhìn sang thấy anh ta cũng diện trên người bộ khaki màu sáng của pilot Mỹ, trên tay và vai có gắn miếng thêu phiên hiệu đơn vị. Đúng là tay chơi!
Anh kể nhiều chuyện vui. Có ông ra mua hàng cứ nghĩ mình nhiều tiền mà hỏi đi hỏi lại. Sau 3 lần đi, đến mà chả chịu mua, anh ta bảo: "Chủ đi vắng rồi, tôi là thợ, không biết gì". Đùa anh, khó tính thế thì anh ta nói: "Chả phải anh ạ, nó là cái duyên không đến được với nhau. Em mà đang đánh cờ rồi thì đó ai mà mua được hàng của em".
Anh ta có loại kính đắt đến 100 triệu, bảo hành 40-50 năm. "Đây bác xem, gọng vàng này có ghi tỷ lệ vàng 24 kara, không bao giờ bị xước, bị mất màu. Cũng 10T đấy. Tiền nào của ấy, bác ạ".
Khi làm xong kính ra về, tôi bảo: "Ông bốc phét quá hay, hôm nay tôi học được bao nhiêu điều". Anh ta tên Vượng, nếu ai cần mua kính tốt thì a lô.
(Cũng xin phép được chụp ảnh anh ta đang tác nghiệp nhưng lúc mang máy đi quên không cho thẻ nhớ vào. Hiện nay thân máy ảnh vẫn lưu ảnh nhưng chưa có cách nào lấy ra. Đành phải post bài "chay" vậy!).
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
quá hay- mình có thăng bạn,lúc nào cũng tìm sự bất ngờ...
muốn mua kính tốt nhưng giá rẻ ,không biết ông thợ kính đó có không?
Có đấy, cứ đến hỏi. Giá ngon, hàng ngon chỉ khi hiểu nhau.
Đăng nhận xét