Nhà văn hóa Nguyễn Văn Huyên (1908-1975), sinh ngày 16 tháng 11 năm 1908, tại Hà Nội,
nguyên quán tại xã Kim Chung, phủ Hoài Đức (nay thuộc huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội).
Thân phụ ông là công chức cho chính quyền thuộc địa Pháp và mất khi ông mới 8 tuổi, mẹ làm nội
trợ. Chị gái ông là Nguyễn Thị Mão (sau này là phu nhân Khâm sai Bắc Bộ Phan Kế Toại), bà cũng là người phụ nữ trí thức hiếm hoi thời đó đã tốt nghiệp Trường Cao
đẳng Sư phạm Đông Dương (khoá 1924-1927).
Ông Huyên và phu nhân. |
1-Người
ngoại quốc đầu tiên được trao học vị Tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne
(Paris).
Sinh thời, nhiều
người vẫn thân mật gọi TS Nguyễn Văn Huyên là "ông Nghè", bởi nếp
sống khiêm nhường, giản dị, kiến thức uyên thâm và tác phong nghiên cứu hết sức
cẩn trọng, khoa học. Nguyễn Văn Huyên chào đời năm 1905 tại một ngôi nhà trên
phố cổ Thuốc Bắc, Hà Nội, ông sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống
hiếu học và làm nghề bốc thuốc (quê gốc làng Lai Xá, xã Kim Chung, Hoài Đức, Hà
Nội hiện nay); cha mất sớm năm ông lên 8 tuổi, tuy gia đình không giàu có,
nhưng với quyết tâm nuôi con ăn học thành tài, hai anh em Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn
Văn Hưởng được mẹ cho đi du học bên Pháp từ năm 1926.
Không phụ niềm tin và sự kì vọng của
gia đình, mặc dù vừa đi học, vừa phải dạy thêm kiếm tiền trang trải trong thời
gian du học ở xứ người, song hai anh em Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Văn Hưởng đều gặt
hái được nhiều thành công trên con đường học vấn và trở thành những trí thức
người Việt tên tuổi ngay giữa kinh đô ánh sáng Paris. Tại Pháp, Nguyễn Văn
Huyên đậu cử nhân Văn chương năm 1929, cử nhân Luật học năm 1931 và ngày
17/2/1934, Nguyễn Văn Huyên đã trở thành người của xứ An Nam đầu tiên bảo vệ
thành công xuất sắc Luận án Tiến sĩ Văn khoa (bộ môn sử địa) tại Trường Đại học
Tổng hợp Sorbonne. Ông Vendryes, Chủ tịch Hội đồng giám khảo đã phải thốt lên: “Đây là sự kiện lớn lao đáng ghi nhớ trong
lịch sử Trường Đại học Sorbonne”.
Ông Huyên (bìa trái) đưa Bác Hồ đi thăm 1 lớp dạy tiếng Nga. |
Nền giáo dục nước Pháp trong thập
kỉ 30 của thế kỉ XX đã ghi nhận những tên tuổi trí thức xứ An Nam nổi bật như
Nguyễn Văn Huyên, Nguyễn Mạnh Tường (người giành 2 bằng Tiến sỹ năm 1932),
Hoàng Xuân Hãn... Năm 1935,
trở về nước, mặc dù con đường quan lộ dưới chế độ thực dân rộng mở trước mắt,
Tiến sỹ Nguyễn Văn Huyên đã khước từ làm quan, chọn nghề dạy học. Những năm
1935 – 1938, ông cùng Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Tường dạy ở Trường Bưởi – Hà Nội (Lycée du Protectorat - Trường
Trung học bảo hộ), đây là ngôi trường đào tạo trí thức nổi tiếng trên toàn cõi
Đông Dương thời kỳ đó. Về sau vì cảm thấy bị bộ máy giáo dục của chính quyền
thực dân kìm hãm mất tự do, Nguyễn Văn Huyên chuyển sang công việc nghiên cứu
khoa học và trở thành người Việt duy nhất là ủy viên thường trực của Viễn Đông Bác Cổ, một cơ quan nghiên cứu có uy tín lớn nhất ở Đông Dương và
Đông Nam Á lúc bấy giờ. Ông còn được mời tham gia vào Hội đồng Nghiên cứu khoa
học Đông Dương và bắt đầu xây dựng bộ môn “Lịch sử văn minh Việt Nam” ở Trường
Đại học Luật khoa... Vừa nghiên cứu khoa học, ông vừa đi giảng ở nhiều nơi...
Theo hồi ức của bà Nguyễn Kim Nữ Hạnh, trưởng nữ của Giáo sư Nguyễn Văn Huyên:
Chỉ trong 10 năm đầu tiên làm việc ở Việt Nam, ông đã hoàn thành hơn 45 công
trình nghiên cứu khoa học có giá trị.
Là một nhà trí thức yêu nước, ngay từ năm 1938, cùng nhiều trí thức nổi
tiếng đương thời, ông Nguyễn Văn Huyên đã tham gia Hội truyền bá Quốc ngữ và
dành nhiều tâm huyết cho sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân tộc, được bầu là Ủy
viên Ban trị sự của Hội ở Bắc kỳ, cùng với các ông Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân
Hãn. Để góp phần quảng bá tiếng Việt trong đông đảo quần chúng, ông cùng với
nhà sử học Trần Văn Giáp là tác giả của phương pháp “I, tờ…” để dạy và học chữ
Quốc ngữ. Và vào tháng Tám năm 1945, trong những ngày sôi động của cách mạng,
ông cũng đã cùng với Nguyễn Xiển, Ngụy Như Kon Tum, Hồ Hữu Tường, đại diện trí
thức Thủ đô ký bức điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.
Lòng
yêu nước và bản lĩnh của một trí thức đã đưa ông đến với cách mạng ngay từ
những ngày đầu của cuộc cách mạng Tháng Tám lịch sử.
2- Vị Bộ trưởng giành cả cuộc đời cho sự
nghiệp trồng người.
Ngay sau cách mạng Tháng Tám, với tâm huyết cháy bỏng góp phần xây dựng nền giáo dục mới, ông Nguyễn Văn Huyên cùng các trí thức khác như: Ngụy Như Kon Tum, Hồ Hữu Tường đã giúp Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục – Vũ Đình Hòe hoàn chỉnh Đề án cải cách giáo dục mang tính cách mạng. Trên cương vị Tổng Giám đốc Đại học vụ (thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục), ông Nguyễn Văn Huyên đã làm hết sức mình để nhanh chóng đưa trường Đại học Quốc gia đầu tiên của chính thể Dân chủ Cộng hòa đi vào hoạt động. Chỉ sau một thời gian ngắn gấp rút chuẩn bị, đúng ngày 15-11-1945, trường Đại học Quốc gia Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học đầu tiên dưới chế độ mới tại Toà nhà chính của Đại học Đông Dương cũ, số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ toạ buổi lễ, có một số quan khách quốc tế đến dự. Tại buổi lễ khai giảng, ông Nguyễn Văn Huyên đã đọc một bài diễn văn quan trọng xác lập những nhiệm vụ và đường hướng phát triển nền đại học lúc bấy giờ. Ông nhấn mạnh trọng trách của giáo dục đại học: “Nền Đại học là một trong những nền tảng của công cuộc kiến thiết quốc gia, anh em chúng tôi cùng hội họp ở đây hôm nay, trước sự khuyến khích long trọng của liệt vị quý khách, chúng tôi cảm thấy cùng có một trách nhiệm luyện tập tinh thần cho một số khả quan đại chúng chọn ở mọi tầng lớp dân chúng, không kì là trai hay gái, là quý hay tiện, là giàu hay nghèo để giúp vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới cho nước Việt Nam”.
Ngay sau cách mạng Tháng Tám, với tâm huyết cháy bỏng góp phần xây dựng nền giáo dục mới, ông Nguyễn Văn Huyên cùng các trí thức khác như: Ngụy Như Kon Tum, Hồ Hữu Tường đã giúp Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục – Vũ Đình Hòe hoàn chỉnh Đề án cải cách giáo dục mang tính cách mạng. Trên cương vị Tổng Giám đốc Đại học vụ (thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục), ông Nguyễn Văn Huyên đã làm hết sức mình để nhanh chóng đưa trường Đại học Quốc gia đầu tiên của chính thể Dân chủ Cộng hòa đi vào hoạt động. Chỉ sau một thời gian ngắn gấp rút chuẩn bị, đúng ngày 15-11-1945, trường Đại học Quốc gia Việt Nam đã long trọng tổ chức lễ khai giảng năm học đầu tiên dưới chế độ mới tại Toà nhà chính của Đại học Đông Dương cũ, số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ toạ buổi lễ, có một số quan khách quốc tế đến dự. Tại buổi lễ khai giảng, ông Nguyễn Văn Huyên đã đọc một bài diễn văn quan trọng xác lập những nhiệm vụ và đường hướng phát triển nền đại học lúc bấy giờ. Ông nhấn mạnh trọng trách của giáo dục đại học: “Nền Đại học là một trong những nền tảng của công cuộc kiến thiết quốc gia, anh em chúng tôi cùng hội họp ở đây hôm nay, trước sự khuyến khích long trọng của liệt vị quý khách, chúng tôi cảm thấy cùng có một trách nhiệm luyện tập tinh thần cho một số khả quan đại chúng chọn ở mọi tầng lớp dân chúng, không kì là trai hay gái, là quý hay tiện, là giàu hay nghèo để giúp vào công cuộc xây dựng nền văn hóa mới cho nước Việt Nam”.
Điều đặc biệt là diễn văn khai mạc của ông đã thể hiện một
tư tưởng hoàn toàn mới trong việc hình thành đội ngũ giáo sư giảng dạy ở Đại học
lúc đó. Chúng ta đều biết thách thức lớn nhất là trước đây người Pháp nắm hoàn
toàn nền đại học; chỉ có người Pháp mới có quyền là giáo sư đại học. Vậy chế độ
mới lấy giáo sư ở đâu? Chỉ dựa vào bằng cấp thì được mấy người? Chúng ta hãy
cùng nhau nghe lại những ý tưởng lớn của ông: “Về vấn đề giáo sư, chúng tôi có trách nhiệm là lập hẳn một ngạch mới
vì nền tảng của Pháp thuộc để lại đã quá mỏng yếu. Trong sự lựa chọn giáo sư là
những vị có nhiệm vụ tối cao dẫn đạo cho các bạn thanh niên, trí thức tân tiến
nước nhà trong thời gian lịch sử quan trọng này, chúng tôi đã căn cứ không chỉ
về bằng cấp mà cả về kinh nghiệm. Chúng tôi đã chú trọng tới những nhà
chuyên môn có trực tiếp thẳng tới đời sống của dân tộc, tới tất cả những ngành
hoạt động trong nước như bác sĩ, bác học, kỹ sư.
Tất cả mọi người đã giúp tôi trong công việc
lựa chọn khó khăn này. Ai nấy đều một lòng hi sinh để cho nền đại học được mau
có kết quả. Ngoài những bậc chuyên môn chúng tôi đã được những nhân vật trong
giới ngoại giao, trong giới chính trị, trong các giới văn hóa giúp”.
Tại kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa I (ngày 3/11/1946), ông Nguyễn Văn Huyên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục thay cho ông Vũ Đình Hòe chuyển sang Bộ Tư pháp. Trên cương vị này, với vốn tri thức uyên thâm và khối óc luôn sáng tạo trong tình hình thực tế của công cuộc kháng chiến, kiến quốc của đất nước, trong suốt 28 năm làm Bộ trưởng (11/1946 – 1975), GS Nguyễn Văn Huyên đã không phụ lòng mong mỏi của Bác Hồ: Xây dựng một nền giáo dục toàn dân, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước và mang tính hiệu quả cao. Trong suốt thời gian làm Bộ trưởng, ông đã chú trọng đến toàn bộ vấn đề cơ bản của nền giáo dục như: Vị trí của nhà trường trong xã hội; Hệ thống giáo dục quốc dân; Mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện… Ông cũng luôn quan tâm đến nội dung chương trình và sách giáo khoa, các vấn đề giáo dục đại học, phương pháp giáo dục, nghiên cứu khoa học, chế độ chính sách cho giáo viên.
Sau này, nói về những đóng góp của ông đối với nền giáo dục nước nhà,
Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Có thể
nói ngay mấy việc lớn mà ông, với cương vị là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong suốt
30 năm, đã làm được cho sự nghiệp giáo dục. Thứ nhất là chống nạn mù chữ mà ông
là người lãnh đạo, một người chiến sĩ xung kích. Thứ hai là lãnh đạo việc dùng
tiếng Việt trong sự nghiệp giáo dục, dùng ngay tiếng Việt chứ không phải dùng
tiếng Pháp như ở nhiều nước khác. Thứ ba là mặc dù kháng chiến vẫn xây dựng và
phát triển hệ thống các trường học, nhất là các trường đại học trên chiến khu.
Thứ tư là động viên, khuyến khích các em học sinh đi học trong những hoàn cảnh
rất khó khăn… Hoàn thành các công việc này trong những hoàn cảnh khó khăn lạ
lùng của cuộc kháng chiến, chứng tỏ ông là người có một ý thức trách nhiệm,
lương tâm nhà nghề cực kỳ đẹp đẽ”.
4 nhận xét:
Cán bộ xưa đúng là có văn hóa. Có ghế, có quyền lực nhưng không báo giờ họ vênh váo, kênh kiệu, xa dân như cánh quan chức bây giờ.
MỘT THẾ HỆ TRÍ THỨC TÀI NĂNG ĐÓNG GÓP TÍCH CUC CHO SỰ NGHIỆP KHÁNG CHIẾN, KIẾN QUỐC.
Được biết chị Nữ Hiếu, con cụ Huyên, cũng là dân Guilin (học thời kì 1953-57). Chị là BS Quân y, từng là PGĐ BV 108, nay đã nghỉ hưu. Và anh Nguyễn Lân Dũng (con thầy Nguyễn Lân) là phu quân.
Nguyễn Quang Thắng là con cụ Hưởng (nguyên thứ trưởng Bộ Tư pháp của Chính phủ HCM từ 1946 tới 1959).
Khi cụ Huyên, cụ Hưởng học ở Pháp được bà chị (sau này là vợ cụ Phan Kế Toại) dạy ở trường Trưng Vương trích tiền lương hàng tháng, gửi sang đóng học phí.
Gia đình này có truyền thống hiếu học và có nhiều đóng góp cho đất nước.
Lúc đấy mà dùng tiếng Pháp trong hệ thống giáo dục, tiếng Việt trong giao tiếp phổ thông như Maxlai, Indo, Philip,... thì thế hệ chúng ta và con cháu chúng ta được nhờ, thật đáng tiếc
Đăng nhận xét