Hơn
200 cán bộ, chiến sĩ thế hệ đầu tiên của Lực lượng An ninh nhân dân, Cơ quan
Bộ Công an, Công an Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh khác từ Khu III
vào tới Vĩnh Linh đã trực tiếp tham gia đấu tranh chuyên án C30.
Cuối năm 1954, đầu năm 1955, sau khi
miền Bắc được giải phóng, các cơ quan mật thám, tình báo của Pháp và đế quốc
Mỹ đã cài lại hàng trăm tổ chức, ổ nhóm gián điệp, chôn giấu hàng chục kho vũ
khí bí mật nhằm trang bị cho các tổ chức phản động nội địa. Bọn gián điệp tìm
mọi cách câu móc với bọn phản động để tìm chỗ dựa và phục vụ âm mưu xây dựng
đội quân ngầm chống phá chính quyền nhân dân.
Trong khi ấy, chính quyền miền Nam
Việt Nam do tân Tổng thống Ngô Đình Diệm đứng đầu được cả Pháp và Mỹ ủng hộ
đã âm mưu phá bỏ các điều khoản lập lại hòa bình, tổng tuyển cử trên cả nước
của Hiệp định Geneve. Chúng lập quân đội, trấn áp các phe phái đối lập và
những người kháng chiến, hô hào “Bắc tiến” và kích động bọn phản động - tàn
quân của ngụy quyền - cùng bọn ngụy quân không chịu cải tạo ở miền Bắc lập
hàng trăm ổ nhóm vũ trang và tổ chức phản động, âm mưu chống chính quyền.
Chúng tìm mọi cách câu móc với các tổ chức gián điệp để được tài trợ và chỉ
đạo, tạo thành những liên minh phản cách mạng cực kỳ nguy hiểm.
|
Trần Minh Châu gặp đồng bọn. Ảnh do trinh sát chụp. |
|
Phiên tòa xử vụ án C30. |
Với tinh thần kiên quyết và bền bỉ,
sau 10 năm miền Bắc được giải phóng Lực lượng An ninh nhân dân đã bóc gỡ toàn
bộ mạng lưới gián điệp cài cắm, trấn áp hoàn toàn các tổ chức phản động manh
động chống chính quyền. Thắng lợi trên lĩnh vực đấu tranh này là những đòn
đánh đúng, đánh trúng, không chỉ làm thất bại âm mưu của kẻ thù mà đã góp
phần quan trọng vào nhiệm vụ giữ vững, giữ ổn định an ninh chính trị, giúp
Đảng và Nhà nước tiến hành thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội và phục hồi
kinh tế sau chiến tranh. Chuyên án mang bí số C30 là một chiến công tiêu biểu
của Lực lượng An ninh nhân dân trong thời kỳ này.
Sau khi thực dân Pháp thảm bại
trong cuộc chiến tranh Việt Nam,
tháng 8 năm 1954, cơ quan tình báo Mỹ đã gấp rút tuyển chọn 16 tên Việt gian,
chủ yếu là những tên trong đảng Đại Việt, đưa sang đảo Guam huấn luyện gián điệp. Sau khóa huấn
luyện 3 tháng, chúng chọn 7 tên là Trần Minh Châu, Phạm Đăng Hào, Vũ Văn
Đích, Nguyễn Đình Long, Phạm Rật Đức, Nguyễn Kim Điển, Bùi Văn Tiềm cho xâm
nhập trở lại miền Bắc và chia làm 3 tổ, đặt bí số là Hải An, An Trạch, Đồng
Văn, hoạt động ở ba địa bàn chính là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định với nhiệm
vụ: “Thu thập tin tức về tình hình chính trị, quân sự, kinh tế ở miền Bắc,
quản lý và sử dụng các kho vũ khí chôn giấu bí mật để phá hoại và nổi dậy khi
có thời cơ, phát triển lực lượng, chuẩn bị địa bàn sẵn sàng đón quân Mỹ Bắc
tiến”. Tên Trần Minh Châu (tức Cập) vừa phụ trách tổ hoạt động ở Hà Nội vừa
phụ trách cả toán gián điệp.
Để đảm bảo cho toán gián điệp hoạt
động, trung tâm chỉ huy của tình báo Mỹ ở Sài Gòn đã sử dụng một số đảng viên
Đại Việt sinh sống ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định lập sẵn 4 hộp thư làm địa
điểm liên lạc, bí mật chôn giấu vũ khí, điện đài ở 8 địa điểm trên địa bàn Hà
Nội và Hải Phòng. Đồng thời chúng còn lập trạm đón tiếp ở nam sông Bến Hải để
trực tiếp truyền lệnh cho bọn Cập, đưa đón điệp viên vượt tuyến và lập trung
tâm chỉ huy tại Sài Gòn. Trung tâm địch cũng cho phép toán gián điệp được
quyền sử dụng liên lạc bằng cả vô tuyến điện, bưu thiếp, hộp thư và giao
thông viên.
Ngoài thu thập tin tình báo, tổ chức
gián điệp này còn âm mưu tiến hành nhiều vụ phá hoại, trong đó đã tổ chức 2
vụ đặt chất nổ nhằm phá hoại công trình thủy lợi Bắc - Hưng- Hải và ga xe lửa
Hải Phòng. Nghiêm trọng hơn, chúng còn chuẩn bị đón tàu ngầm của Mỹ bắc tiến,
xâm nhập vào vùng biển Quảng Ninh. Tên Cập và đồng bọn đã tổ chức 5 lần vượt
tuyến vào Nam báo cáo, nhận chỉ thị và tài chính.
Chúng đã móc nối với 25 đầu mối ở địa bàn Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Ninh
Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh nhằm phát triển lực lượng ngầm.
Qua nhiều tài liệu trinh sát, lãnh
đạo Bộ Công an khi đó là Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn đã chỉ đạo lập chuyên án
đấu tranh. Ngày 3/6/1955, chuyên án đấu tranh với tổ chức gián điệp này được
xác lập, lấy bí số là C30, trong đó Hà Nội là địa bàn đấu tranh chính. Mục
tiêu của chuyên án là: Mở rộng điều tra, phát hiện bằng hết số đầu mối của
địch cài lại ở miền Bắc, ngăn chặn âm mưu phát triển lực lượng ngầm và đưa
người trốn vào Nam, nắm chắc từng đối tượng, quản lý chặt các kho vũ khí và
hạn chế giao thông liên lạc của chúng với trung tâm chỉ huy.
Bằng tinh thần mưu trí, sáng tạo và
hiệp đồng chặt chẽ, Lực lượng An ninh nhân dân đã vô hiệu hóa toàn bộ hoạt
động của từng nhóm và cả tổ chức gián điệp này, đánh bại hoàn toàn âm mưu và
kỳ vọng của Cơ quan tình báo Mỹ. Hơn thế nữa, tương kế tựu kế, ta đã khéo léo
áp dụng chiến thuật sử dụng người của địch, phương tiện của địch để đánh lại
chúng. Ngày 11/11/1958, lực lượng an ninh trên địa bàn 3 tỉnh đồng loạt phá
án, bắt 12 đối tượng chính là Trần Minh Châu, Vũ Đình Đích, Bùi Mạnh Tiềm,
Nguyễn Sĩ Hoàng, Phạm Văn Lan, Nguyễn Thị Nghĩa, Bùi Công Ký, Bùi Văn Lưu, Lê
Văn Hồng, Trần Ngọc Giao, Nguyễn Đình Long, Việt Hổ, khai quật 8 kho vũ khí
bí mật.
Ngày 4/4/1959, Tòa án nhân dân tại
Hà Nội đã đưa 10 tên ra công khai xét xử, tuyên phạt tử hình Trần Minh Châu,
tên Tiềm tù chung thân, tên Đích, tên Hoằng 20 năm tù, số còn lại đều phải
chịu các hình phạt khác nhau. Lúc này bọn chỉ huy ở Sài Gòn mới biết tổ chức
gián điệp đã bị xóa sổ.
Chuyên án này không chỉ là mốc son
vẻ vang của lực lượng CAND, mà còn góp phần đúc rút kinh nghiệm trong lãnh
đạo chỉ huy, tổ chức lực lượng đánh địch và triển khai các biện pháp nghiệp
vụ thành hệ thống lý luận để thế hệ sau học tập và phát huy. Hơn 200 cán bộ,
chiến sĩ thế hệ đầu tiên của Lực lượng An ninh nhân dân, Cơ quan Bộ Công an,
Công an Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và nhiều tỉnh khác từ Khu III vào tới
Vĩnh Linh đã trực tiếp tham gia đấu tranh chuyên án này.
Trong Chuyên án C30, Lực lượng An
ninh nhân dân đã chủ động nắm tình hình, sớm phát hiện âm mưu và hành động
của cơ quan tình báo đối phương nên đã dự báo đúng âm mưu của địch và chủ
động điều cơ sở đến những địa bàn nhạy cảm để “đón lõng”. Do đó, khi cơ quan
tình báo của địch vừa tuyển dụng điệp viên để huấn luyện thì Lực lượng An
ninh nhân dân đã kịp thời triển khai các biện pháp trinh sát và xây dựng cơ
sở đánh vào tổ chức địch.
Có cơ sở của ta như trinh sát Đỗ Văn
Kha, ông Phạm Đăng Hào khi vào Nam đấu trí trực diện với bọn cầm đầu tại hang
ổ của chúng không những đã vượt qua mọi thử thách mà còn khéo léo đặt vấn đề,
yêu cầu chúng cung cấp kinh tài, bộc lộ âm mưu, mưu trí thực hiện chỉ đạo của
Ban chuyên án điều chỉnh hoạt động của Cập và đồng bọn, vô hiệu hóa âm mưu
móc nối, xây dựng lực lượng ngầm. Đặc biệt khi biết âm mưu của chúng đặt mìn
phá hoại, lực lượng an ninh đã kịp thời báo cáo để vô hiệu hóa các khối thuốc
nổ…
Bộ Công an đã tổ chức gặp mặt
truyền thống 50 năm đấu tranh Chuyên án C30. Hội nghị đã thống nhất khẳng
định: “Chuyên án C30 là trận đọ sức, là
mốc son vẻ vang đầu tiên của Lực lượng An ninh Việt Nam với Cơ quan tình báo
Mỹ một khoảnh khắc không thể nào quên của các chiến sĩ an ninh. Việc vô hiệu
hóa hoạt động của chúng, tổ chức phá án thành công chỉ có thể được thực hiện
bởi một chiến dịch phản gián hoàn hảo”
|
1 nhận xét:
Hồi nhỏ có nghe Vụ án gián điệp Trần Minh Châu (tức Cập), nay được biết chi tiết.
Đăng nhận xét