Mời đọc!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Đọc bài của Thủy về Hưng Yên, nhớ chuyện xửa chuyện xưa (KQ)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Gặp lại nhau
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Thừa nhận, trong Đức sống của ĐT Giáp có rất nhiều điều người đời nghĩ đến sự thấm nhuần chữ NHẪN trong cách ứng sử của Người. Nhưng tôi nhớ không nhầm thì đã không ít dưới hai lần, con cái và những người sống bên Người( Văn phòng VNG) đã khẳng định cải chính: Trong nhà của Đại tướng không có treo bức thư pháp nào viết chữ NHẪN, có ý là Ông không thờ chữ NHẪN như người đời xuy diễn (VÕ-NHẪN đối nghịch nhau!)
Cũng như bài đã viết, tôi cho rằng, chữ Nhẫn ngày nay không còn phù hợp với nếp sống hiện đại, giá trị sống với Nhẫn ngoại trừ tính nhún nhường, dĩ hòa thì còn lại là sự yếm thế, bị ngộ nhận là ba phải, khôn khéo né tránh! (TĐ)
Vì bàn đến chữ nhẫn, tôi mạn phép có mấy dòng này. Ai cũng biết chữ nhẫn là nhún nhường, chịu đựng nhưng nhẫn nhục quá thì chẳng phải là hèn sao? với dân thường đã vậy thì với vị tướng đầu đẳng sao được. Đại tướng nhẫn với ai? tại sao phải nhẫn? Nếu Đảng của ông hành ông thì ông phải dùng khí phách của mình bảo vệ cái đúng chứ. Còn ông sai, đảng ông cho ông ra ngoài ông nhẫn nhục chịu đựng để bảo vệ cái danh tướng, cái chiến công năm xưa, bảo vệ cái nhà ở Hoàng Diệu và cái cơ bản khỏi chết như sĩ quan ưu tú dưới trướng của ông. Cái nhẫn đó không đáng. Là người lính đã xung trận dưới trướng của ông, đồng đội tôi chết như ngả rạ, hàng triệu con người ra đi, giá họ nhẫn nhục chịu đựng chính quyền để không đi lính thì có lẽ bây giờ số phận họ khá hơn.
Rất đồng ý với ND15:03 6/10, tôi cũng thấy chữ NHẪN không phù hợp khi nói về Đại tướng. Có nhiều lúc ĐT phải chịu đựng những áp lực nặng nề nhưng không bao giờ làm điều gì vì riêng cá nhân mình. Bài viết cũng đã nhấn mạnh điểm này nhưng dùng chữ NHẪN dễ làm người đời ngộ nhận, nhất là khi ĐT phải chịu đựng quá nhiều bất công từ những người từng là đồng chí của mình. Nhưng dùng chữ gì để thể hiện hết đức hy sinh vì nước mà phải chịu thiệt thòi bất công về mình, phải chịu những cú đòn dưới thắt lưng do những người lấy danh nghĩa đồng chí để làm hại mình, ngay khi đáng lẽ được "công thành danh toại", tôi thật không nghĩ ra.
Nhưng tôi lại biết Đại tướng từng khuyên nhiều cán bộ thân cận, giỏi giang và gần gũi: PHẢI BIẾT NHẪN!
"PHẢI BIẾT NHẪN" ở đây có thể hiểu là lời khuyên của vị tướng quân với những người thân cận của mình: Phải biết kiên nhẫn! chứ không thể hiểu là: Phải biết Nhẫn nhục!
Trong chữ NHẪN của Lão Tử, số phần trăm cho nhẫn nhục rất nặng. Cầu Tiễn vì nhẫn nhục phục thù mà đã từng bốc cứt ăn (nếm mật nằm gai) để lấy lòng Vua Sài!
Xin đừng hiểu sai nghĩa NHẪN của vị đại tướng của chúng ta. (TĐ)
Chữ NHẪN có nhiều nghĩa, mỗi người có thể hiểu theo nghĩa khác nhau. Nhưng cái sai của người đời thường là LẤY DẠ TIỂU NHÂN ĐO LÒNG NGƯỜI QUÂN TỬ. Với một bậc ĐẠI TRÍ , ĐẠI DŨNG, ĐẠI NHÂN được người người cảm phục thì không thể hiểu theo cái dạ tiểu nhân được. Một trăm lẻ ba tuổi đời, trải qua đầy đủ gian truân, vinh quang và cay đắng, hàng chục triệu người dân của cả nước, và còn biết bao người tài giỏi khắp thế giới đương nhiên hiểu rõ vị anh hùng của mình. Cũng không ít kẻ cố gắng bóp méo sự thật, vu vạ cho NGƯỜI mà không được. Những kẻ đó chức tước đầy mình, phương tiên thông tin trong tay mà còn không bôi nhọ được NGƯỜI thì vài lời viết nhăng cuội của một còm sĩ đâu có nghĩa lý gì.
Đăng nhận xét