Vào giữa thập nhiên 1960, tôi thấy rõ Đông Đức lê lết trong cuộc chay đua về cải tiến kỹ thuật. Hàng triệu bạc đã được đổ vào nghiên cứu và phát triển tại Tây Đức, trong khi giới lãnh đạo của chúng tôi, ngăn chặn những cơ hội bộc phát phấn khởi trong một vài dự án trong lúc ngẫu hứng, không cung cấp phương tiện cho các khoa học gia và phung phí tiền tiết kiệm thay vì thỏa mãn nhu cầu của người tiêu thụ và nhờ đó ngăn ngừa quân chúng dấy động. Sau một cuộc đối thoại với những khoa học gia nản chí mà tôi có quan hệ, tôi chợt tìm ra phương thức để thoát khỏi cảnh khốn khổ này. Nếu các điệp viên của chúng tôi có thể xâm nhập giới ưu việt chính trị ở Bonn và những bộ tham mư của NATO tại châu Âu, không có lý do gì để họ không tiếp cận những bí mật kỹ thuật. Mặc dù kỹ năng và trọng tâm chính của tôi nằm trong tình báo chính trị, càng lúc tôi càng lưu tâm tới tiềm năng của ban SWT. Gia đình tôi nói đùa với tôi đây là phần đền bù chậm trễ cho giấc mộng không thành lúc thiếu thời học làm kỹ sư hàng không tại Moscow ; tôi vẫn ghi danh mua dài hạn những tập san hàng không tôi có dưới tay từ Đông sang Tây.
Nhưng tôi cũng thấy trong ngành hóa học, vi động cơ, động cơ học và quang học, chúng tôi có những khoa học gia tài ba, vì phương Tây cấm vận xuất khẩu kỹ thuật sang khối Đông Âu và chính quyền Đông Đức giới hạn những cơ hội di chuyển của họ, đang tìm cách phát minh những kỹ thuật cao tương đương trong nỗ lực sáng chế lại bánh xe. Tôi lý luận một chút tiếp cận không chính thức với ngành nghiên cứu cao đẳng của phương Tây có thể giúp chúng tôi tiến xa và mặt khác, lòng ngưỡng mộ của cấp lãnh đạo đối với cơ quan tình báo sẽ gia tăng nếu chúng tôi giúp họ làm cân bằng cán cân kỹ nghệ.
Chúng tôi cần những chuyên gia nhiều hơn con số hiện nay. Tôi thảo luận vấn đề với các sĩ quan cao cấp của tôi và chúng tôi đồng ý việc khởi đầu là kết nạp đầu tàu trong số các sinh viên ngành khoa học. Một trong những người đầu tiên được kết nạp là Werner Stiller.
Một trong những người lùng kiếm tài năng địa phương tìm ra Stiller, một sinh viên khoa học có khả năng tại Đại Học Karl Mã tại Leipzig. Khi chính quyển sở tại biết chắc đương sự là một viễn tượng đáng tin cậy, họ gởi đương sự đến chúng tôi tại Bá-Linh, nơi đây đương sự ký một tài liệu tuyên thệ « với lương tâm và tất cả sưc lực » phục vụ cho nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức trong Bộ Công An. Để ghi nhớ những chuyện phiêu lưu Cộng Sản thời niên thiếu, đương sự dùng bí danh Stahlmann - « người thép » -, trùng với tên của ông xếp cũ của tôi. Vừa ký xong, y và hai sĩ quan trách nhiệm rủ nhau cụng ly cognac.
Stiller là môt thanh niên đẹp trai, vạm vỡ, có vóc dáng cởi mở và thông minh. Tôi không đích thân đến gặp anh ta vì anh ta thuộc lại tép riêu, mặc dù sau này anh khoác lác anh đã gặp tôi. Do tính tình, tôi xếp anh vào loại người tính toán và cứng cỏi hơn là loại chuyên cần ý thức hệ. Stiller được phái đến Tiểu ban 1. Tiểu ban này có mục tiêu là bắt kịp những nghiên cứu hạt nhân của Tây Đức và giám sát sự triển khai tất cả những hệ thống vũ khí mới tại đây.
Vào thời điểm y đào thoát, Stiller phụ trách khoảng một chục nguồn tin không chính thức tại CHDCĐ và bảy điệp viên Tây Đức anh đã kết nàp, trong đó có Rolf Dobbertin, một nhà vật lý học chuyên về hạt nhân ở tại Paris (Sau năm năm ở tù Pháp, trong một phiên tòa tái thẩm, Dobbertin được trắng án tội gián điệp. Dobbertin không bao giờ phủ nhận đã trao thông tin, nhưng ông gọi đó là « giúp đỡ phát triển khoa học cho các đồng nghiệp CHDCĐ); Reiner Fülle, một chuyên viên nghiên cứu lão thành tại Trung Tâm Nghiên Cứu Hạt Nhân tại Karlsruhe; một doanh nhân làm việc cho Siemens và một người khác trong kỹ nghệ hạt nhân tại Hanover. Stiller đem theo với y những thông tin giúp cho Tây Đức khám phá giáo sư Karl Hauffe, giám đốc chương trình nghiên cứu hạt nhân tại Đại Học Göttingen, làm việc hco KGB, mặc dù chúng tôi điều khiển ông từ Bá Linh.
Ngoài những sinh hoạt đặt trọng tâm vào lãnh vực phát triển hạt nhân, ban này cũng khuếch trương điệp báo trong kỹ nghệ, thăm dò kỹ nghệ rộ phát của phương Tây về kỹ nghệ vi tính và tìm những mối liên lạc để gỡ thế cấm vận của phương Tây. Một trong những điệp viên giỏi nhất của chúng tôi trong lãnh vực này là Gerhard Arnold, bí danh Storm, một thanh niên đã được gởi sang Tây Đức để « nằm vùng ». Tứ đó anh leo cấp bậc trong Hãng IBM Đức và chuyển những tài liệu nội bộ về khai triển hệ thống mới và nhu liệu. Arnold là một trường hợp quái lạ vì anh ta từ lâu không gần gũi chính trị với chúng tôi và từ chối nhận tiền của chúng tôi nhưng vẫn tiếp tục chuyển thông tin cho chúng tôi bởi vì anh cảm thấy vẫn còn tình cảm quyến luyến với Đông Đức.
Nghiên cứu vi tính đặc biệt có giá trị đối với Đông Đức vì nó nhằm thúc đẩy hãng đứng đầu về vi điện tử Robotron. Nhưng nghiên cứu của chúng tôi thua xa Hoa Kỳ và Nhật Bản. Phương cách duy nhất để Robotron bắt kịp họ là thu thập những hiểu biết và nhu liệu của phương Tây bị cấm vận ngăn chặn. Rập theo mô hình IBM, Robotron tùy thuộc khá nhiều vào những tiến bộ kỹ thuật của IBM mà chúng tôi lén lút lấy được vì vậy, trên thực chất, nó là một loại công ty chi nhánh bất hợp pháp.
Nhờ gạt hái được nhiều thành quả, Stiller sớm được quân hàm trung úy. Y đang trên con đường thăng tiến khi y quyết định đào tẩu vì , theo sự hiểu biết của tôi, lý do hoàn toàn dựa trên ước vọng sống một cuộc đời thoải mái hơn tại Tây Đức. Hôn nhân của y bấp bênh và y có một tình nhân, một cô chiêu đãi tên Helga có người anh ở Tây Đức. Qua người anh này, Stiller tiếp xúc với tình báo Tây Đức, có lẽ vào giữa thập niên 1960. Đương sự thương lượng thông báo cho Tây Đức về những công tác trong ban của anh với một số tiền lớn và sau cùng là một chuyến đi sang Tây Đức sống cuộc sống an toàn. Đây là một dàn xếp thường thấy nơi các kẻ chuẩn bị đào tẩu. Tuy nhiên,vấn đề là sau khi kẻ địch đã bám chặt một cá nhân, họ thấy lợi ích lưu giữ ở nơi cũ kẻ mới kết nạp - để cung cấp những thông tin giá trị ngay trong lòng địch - hơn là tiếp nhận họ vào lãnh thổ của mình. Lẽ cố nhiên kẻ phản bội không suy nghĩ như vậy, đặc biệt khi ngày tháng trôi qua và nguy cơ bị lộ mỗi lúc một gia tăng. Hậu quả thường là một cuộc đấu tranh ý muốn trong đó cả hai bên trong cuộc thương lượng đều tìm cách áp lực nhau.
Cơ may của Stiller mỗi lúc giảm nhanh. Năm 1978, cơ quan phản gián của chúng tôi, với nhiệm vụ ngăn chặn điệp báo tại nước CHDCĐ, bắt được một lá thơ mã hóa do y gởi cho một địa chỉ ở Tây Đức mà chúng tôi biết là bình phong của tình báo hải ngoại của Tây Đức (BND). Giám đốc cơ quan phản gián của chúng tôi không tìm ra được cách giải mã hoặc tìm ra kẻ gởi đi, nhưng ông ra lệnh tất cả các thư từ gởi sang Tây Đức trong cùng một vùng bưu điện mà họ đã chặn bắt lá thơ phải được rà soát. Quả nhiên, họ chận bắt một điện tín bưu điện vài tháng sau. Lần này cơ quan phản gián tìm ra được mật mã. Điện tín viết : “Tôi không thể đáp ứng lời yêu cầu của quý vị”. Các chuyên viên nghiên cứu nét viết cho biết đây là chữ viết của một người đàn bà; đó là Helga chuyển lời của Stiller cho các cán bộ điều khiển Tây Đức thông báo là y không thể chuyển giao gói vi phim.
Chúng tôi không có lý do chính xác nào để nghi ngờ Stiller ngoại trừ cơ quan phản gián tình cờ khám phá một cuộc gặp gỡ với một người vào một thời điểm và nơi trốn không ăn khớp với những báo cáo của chính y với các nguồn tin của y. Chúng tôi chưa vội vã kết luận, nhưng năm 1976, khi tôi ra lệnh đình chỉ tất cả những hoạt động ngoại trừ những công tác thiết yếu tại Tây Đức bởi vì có một cuộc săn lùng điệp viên tại Bá Linh, chúng tôi bắt đầu theo dõi những chuyến đi của y sang Tây Bá Linh. Tuy nhiên đượng sự vẫn được phép di chuyển sang Zagreb tại Tiệp Khắc để gặp một trong những nguồn tin Tây Đức của đương sự. Nơi đây, đương sự cũng cảnh báo cho BND biết là chúng tôi đã phối hợp những phân tích của máy vi tính với những quan sát trực tiếp để bắt một số những điệp viện của họ đã xâm nhập vào hàng ngũ quân đội Đông Đức.
Vào cuối năm 1978, Stiller bắt đầu lo bởi vì y sợ sắp bị bại lộ - y lo ngại rất đúng và sau này tôi mới biết nhưng đã quá trễ. Đương sự hối thúc cơ quan BND và cơ quan này hứa sẽ chăm sóc cho y ở Tây Đức và chấp nhận y đào tẩu. Không hiểu là họ cố ý hay là bất cẩn (cả giới tình báo của chúng tôi cũng như của đồng nghiệp CIA Hoa Kỳ ai cũng biết cơ quan tình báo Tây Đức nổi tiếng là như vậy), họ đưa cho y những giấy căn cước giả mạo quá thô sơ nên không dùng được. Stiller đành quyết định tự tìm kế thoát thân khỏi Đông Đức với giấy thông hành của ban mình.
Giấy thông hành dùng một lần duy nhất trong mỗi ban đều được trưởng ban cất khóa kỹ và phải có chữ ký mỗi khi có người dùng đến để đi kinh doanh tại trạm Friedrichstrasse. Giao điểm chính ở Bá Linh giữa Đông và Tây là một ổ hoạt động tình báo, với một dãy hộp khóa ( tiện lợi để làm hộp thơ chết) trong những hành lang ngoằn ngoèo. Trạm xe hỏa này, về mặt thuần túy kỹ thuật, nằm trên phần đất của Đông Bá Linh, nhưng trên thực tế được chia cắt mỗi bên Đông và Tây một nửa, biến giới kiểm soát nằm ở giữa. Bất cứ một người Đông Đức nào bước lên xe lửa ở phía Tây cũng vẫn có thể bị chính quyền Đông Đức bắt và lôi cổ về.
Những nhân viên trong Ban Khoa Học và Kỹ Thuật than phiền việc phải ký giấy thông hành mỗi khi đến trạm xe hỏa là một dấu hiệu bất tín và sỉ nhục. Tôi nghĩ điều này tệ thật nhưng không có phương thức nào khác. Để đơn giản hóa thủ tục, giám đốc ban đề cử cô thư ký của mình là người giữ giấy thông hành kỳ diệu này. Cô lưu giữ hồ sơ những lần đi và về và được kiểm soát hàng ngày; nhưng nếu có một sĩ quan cô quen biết và tin tưởng đến hỏi thông hành, cô vui vẻ cấp giấy tờ này như thể đưa chia khóa vào phòng tắm rửa.
Trong mọi trạng huống, sự khéo léo và bản năng tự vệ cực cao của Stiller giúp anh ta thoát hiểm. Thay vì liều lĩnh dùng những giấy tờ kém chuẩn bị, đương sự cậy tủ an toàn của ban mình để lấy thông hành và lựa chọn những hồ sơ có giá trị nhất trong ban để làm hộ thân bên Tây Đức. Y giả mạo giấy công tác ban chỉ thị cho y đi qua địa phận Tây của trạm xe hỏa Friedrichstrasse và đặt một va-ly vào một trong những ngăn khóa ở đây. Đối với người kiếm soát việc qua lại đang thi hành nhiệm vụ đêm đó tại trạm, việc này hoàn toàn thông thường. Đây là chuyến đi Stiller vẫn bình thường làm hàng chúc lần trước đây trong khi thi hành nhiệm vụ.
Stiller lấy búa cậy tủ sắt
Hình ảnh tang chứng trong hồ sơ của Stasi
Hồ sơ về đêm định mạng hôm đó cho thấy hai người đã trao đổi vui vẻ về thời tiết tồi dở và Stiller, cố ý đánh lạc hướng viên sĩ quan không để cho người này xem xét kỹ lưỡng giấy tờ của mình, nói đùa “Có thể tôi sẽ xin thuyên chuyển về Ban của anh. Anh chỉ ngồi suốt ngày trong góc vuông ấm áp này. Tôi có lẽ cũng thích hợp việc này”. Anh bảo vệ lần giở những trang tài liệu: có một sự vụ lệnh đóng dấu “tối mật”, giấy phép nơi làm việc, giấy phép đặc biệt qua biên giới, và giấy thông hành. Khi thấy Stiller nhanh nhẹn trình toàn bộ những giấy tờ cùng một lúc, anh bảo vệ không xem xét xa hơn nữa. Kẻ phản bội đi qua hai lần cửa sắt để bước sang phần đất Tây Đức. Hai cửa này bật mở cách nhau tám giây, đủ thời giờ để viên sĩ quan bảo vệ bấm nút khóa nếu anh bất thình lình thay đổi ý kiến và quyết định kiểm soát xem tất cả những con dấu trên những tài liệu đều ăn khớp với nhau không. Anh không có ý nghĩ này.
Stiller nói chuyện với sĩ quan bảo vệ
Bấm nút mở cửa
Bước lên sân ga, Stiller chậm rãi bước qua các cửa sát và một cách chính thức và không thể vãn hồi bước sang phần đất Tây Đức của nhà ga. Biết rõ các sĩ quan phản gián Đông Đức luôn hoạt động tại đây, y vờ loanh quanh tại các hộp khóa. Rồi, khi nghe tiếng rầm rì của toa xe sắp đến, y chạy nốt đoạn đường cuối và nhảy lên toa cùng lúc đèn đỏ nhấp nháy và lơì phát âm tự động : “Mọi người lên xe! Cửa đóng lại”. Mười phút cuối cùng của chuyến đi này trên chuyến xe hỏa lọc cọc trên lãnh thổ Đông Đức và đương sự vẫn còn nằm trong vòng tầm nã của chúng tôi, chắc đã gây căng thẳng cho Stiller không ít. Khi xe hỏa cập bến Lehrter, trạm ngưng đầu tiên bên phía Tây Đức, y biết là y đã được tự do.
Stiller bước lên toa xe lửa định mệnh
Cuối cùng Stiller đi xa hơn nữa trên tuyến đường, đổi xe hỏa và trực chỉ trạm cảnh sát gần nhất, nằm trong khu vực ảm đạm ngoại ô Reinickendorf của giới trung lưu thấp kém. Viên sĩ quan trực ca trễ, chỉ trông chờ nhìn thấy diễn hành thường lệ các tài xế say rượu, những kẻ lắm mồm và những bọn trực ăn cắp xe, có lẽ ngạc nhiên cực độ khi một người đàn ông ăn mặc tươm tất bước vào và lịch sự chào hỏi: “Chào ông, tôi là sĩ quan Bộ Công An của nước CHDCĐ vừa mới đào thoát khỏi Đông Bá Linh. Xin ông làm ơn thông báo cho [Cơ Quan Tình Báo Tây Đức] Pullach”.
Ngay đêm hôm đó anh đến Pullach. Tôi muốn biến thành con ruồi để xem y mở chiếc cặp da chứa đầy những tài liệu đánh cắp trong tủ an toàn. An ủi duy nhất của tôi là Stiller, mặc dù không thể chối cãi tài năng của y, chỉ là một sĩ quan trung cấp. Nhờ vào hệ thống an ninh tôi đã cẩn thận thiết kế, tôi đoan quyết là y không biết danh tính của các điệp viên khác ngoài bảy người do y điều khiển. Nhưng những tài liệu y đánh cắp trong tủ sắt có những ám chỉ có thể giúp phản gián Cologne tìm ra hai mươi đến hơn hai mươi lăm người nữa và chúng tôi phải xóa dấu vết của những người này.
Bổn phận của chúng tôi là cảnh báo cho các giao liên và điệp viên của y. Chuyên viên lò hạt nhân Johannes Koppe và người vợ đã kịp trốn nhờ nhanh trí. Khi cảnh sát gõ cửa nhà họ tại Hamburg và hỏi ông có phải là Herr Koppe không, ông trả lời không và nói người này ở trên lầu hai. Koppe và bà vợ rời bỏ ngay căn phòng của họ vỏn vẹn với bộ quần áo trên người và đi thẳng đến Bonn và tìm trú ẩn nơi Tòa Đại Sứ Xô Viết, và Tòa Đại Sứ đưa họ trốn khỏi nước Đức. Cơ quan phản gián của chúng tôi phải đương đầu với một công việc khó nhọc: Koppe là một người đam mê thích chơi xe hỏa, ông sưu tầm những thời khóa biểu của hơn một chục quốc gia và tệ hơn nữa, một bộ xe hỏa tiểu ly chạy ngoằn ngoèo trong căn phòng của ông. Nhân viên Tây Đức khổ sở khám xét và tháo gỡ toàn bộ sưu tầm này để tìm tang chứng gián điệp nhưng không thấy gì cả. Cuối cùng, để tưởng thưởng cho một điệp viên bị bại lộ, tôi thu xếp để mua những chiếc xe hỏa này khi họ đem bán đấu giá tại Tây Đức (Mielke không bằng lòng chuyện này vì ông không thấy cần thiết chúng tôi tỏ vẻ quá nhiệt thành) và gởi chúng về cho Koppe để rồi Koppe dựng lên lại trong căn phòng nhỏ bé hơn ở Đông Bá Linh, nơi đây ông sống chật chội nhưng vui sướng hơn.
Một nguồn tin khác của Stiller, Reiner Füller thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Hạt Nhân tại Karlsruhe, cũng đào thoát trong đường tơ kẽ tóc. Ông nhận điện thoại báo trong khi các sĩ quan đến bắt ông đã vào tận căn phòng của ông để bắt ông. Trên đường từ xe đến trạm cảnh sát, một trong những người dẫn độ ông trượt ngã trên nền đất đông giá và đập đầu xuống đất. Füller vụt chạy bỏ rơi các sĩ quan đuổi bắt và chạy trốn vào phái đòan quân sự Xô Viết tại Wiesbaden và từ đó ông được giao lại cho chúng tôi tại Đông Bá Linh (Vài năm sau này, trong thời gian tôi bị đưa ra tòa tại Karlsruhe, tôi cũng được chính anh nhân viên đã để cho Füller tẩu thoát đêm tháng Giêng đó. “Ông đừng dở trò này với chúng tôi nhé Herr Wolf ”, anh cười đùa. Ở tuổi tôi, tôi không thể nào có cơ may thoát). Füller không thích hợp với đời sống tại Đông Đức và thu xếp, hai năm sau, để liên lạc với cơ quan phản gián Tây Đức giúp anh trở qua lại Tây Đức. Thông thường trong những trường hợp như vậy, chúng tôi biết những vấn đề của một điệp viên đã ngừng sinh hoạt và nghi ngờ anh ta sẽ nhảy qua biên giới để sang Tây Đức. Trong trường hợp của Füller, chúng tôi quyết định để cho anh đi, nghĩ rằng anh chẳng còn gì để báo cho chính quyền bên kia sau thời gian ngắn anh sống dưới sự bảo trợ và kiểm soát của chúng tôi. Nhưng không phải lúc nào chúng tôi cũng dung thứ trong những trường hợp như vậy. Một điệp viên khác của Stiller, Arnulf Raufeisen, là một địa vật lý học gia tại trung tâm nghiên cứu Hannover, đã bỏ trốn sang Đông Bá Linh sau khi được chúng tôi báo động và cũng có ý đồ trở về lại Tây Đức năm 1981. Anh bị bắt tại biên giới Hungary trên đường trốn sang nước Áo. Lần này, lệnh từ trên muốn đem anh ra làm gương; mặc dù anh là một điệp viên cũ của Đông Đức, anh bị kết án là điệp viên tại Đông Đức và bị xử tù chung thân.
Tôi bị dằn vặt về chuyện của Raufeisen. Anh đã làm việc cho cơ quan của tôi hai mươi năm và tôi muốn dàn xếp một cuộc trao đổi hoặc ân xá. Nhưng tôi đã thất bại và anh chết trong tù năm 1987, một nạn nhân của sự phản bội của Stiller và công lý tùy hứng của CHDCĐ. Vào lúc Stiller đào thoát, chúng tôi mang một mối hận rất sâu đậm; tôi nghĩ Raufeisen đã nhận lãnh án mà chúng tôi muốn Stiller phải đau khổ đón nhận.
"...Biết rõ mặt mũi của người lãnh đạo cơ quan tình báo cũng chẳng đem lại một lợi ích thiết thực gì cho kẻ địch, nhưng trong trường hợp của tôi, đối với Tây Đức việc này có lợi vì nó phá vỡ hình ảnh thần bí bao bọc cơ quan tôi và bản thân tôi..."
Stiller trao cho cho địch thủ trong cơ quan tình báo Tây Đức một điều không sờ mó được nhưng lại rất quan trọng khi y đào tẩu, đó là việc xác nhận chân tướng của bản thân tôi. Mặc dù tôi lãnh đạo tình báo hải ngoại Đông Đức đã hai mươi năm khi y đào tẩu, không một ai bên phía Tây kiếm ra một bức hình của tôi, vì vậy tôi có biệt danh khen ngợi “người không chân dung”. Thực ra, cơ quanTình Báo Liên Bang đã có hình của tôi nhưng họ không biết là ai. Tôi bị lén chụp mà tôi không biết trong một chuyến đi Thụy Sĩ để gặp Bác Sĩ Friedrich Cremer, một đầu mối đầy hứa hẹn trong đảng Dân Chủ Xã Hội Tây Đức. Tôi sang đây vào mùa hè 1978 để gặp gỡ ông trên một lãnh thổ trung lập; chúng tôi thường dùng Thụy Điển, Phần Lan và Áo vào mục đích này. Mặc dù chuyến đi là một phần lấy cớ để đi ra khỏi văn phòng, đi du ngoạn với vợ - và bao lâu tôi vẫn còn ở Thụy Điển - gặp gỡ Cremer, tôi còn có một lý do khác để hiện diện. Lý do chính của chuyến đi là để gặp gỡ một nguồn tin quan trọng ở trong NATO.
Có lẽ vì chúng tôi quá cẩn thận về vấn đề an ninh quanh công tác quan trọng này, nên chúng tôi bất cẩn thả lòng khi công tác này đã hoàn tất, đúng vào lúc tôi gặp Cremer, với những hậu quả không đẹp cho ông. Các nước Scandinavia rõ rệt trung lập mang một bầu không khí yên tĩnh và chậm rãi và cơ quan phản gián của họ cũng không quá siêng năng, mặc dù tôi biết họ ngả về phía Tây Âu. Tôi gặp những điệp viên của tôi ở vùng phụ cận tòa Lâu Đài lộng lẫy Gripsholm, phía Tây Stockholm, nơi đây chúng tôi hy vọng không ai để ý đến chúng tôi trong đám người xem phong cảnh. Sau này, tôi nhớ lại có thấy một cặp vợ chồng đứng tuổi ngồi trong xe hơi nơi bãi đậu. Chiếc xe có bảng số Đức, nhưng không có dấu hiệu gì đáng nghi cả nên tôi tiếp tục cuộc tiếp xúc trên sân của lâu đài. Các bạn đồng nghiệp của tôi thông báo cho biết họ đã thu xếp để tôi đến gặp Cremer tại Stockholm.
Lâu đài Grispholm
Chiều hôm đó, khi tôi đi lang thang trong trung tâm Stockholm, để giết thời giờ trong khi chờ đợi gặp Cremer, một cặp vợ chồng xôn xao, có lẽ là người Hungary, hối hả đến gặp tôi và báo cho tôi biết tôi đã bị chụp lén. Điều nay khiến cho tôi khó chịu, mặc dù tôi không thấy mối tương quan hợp lý nào với cặp vợ chồng trong xe. Tôi tiếp tục công việc dự định trong ngày, gặp gỡ Cremer tại một căn phòng thường được Tòa Đại Sứ CHDCĐ dành cho các viên chức đi du lịch
Sai lầm của chúng tôi là lựa chọn cảng Kappelskar nằm phía cùng Bắc làm nơi nhập cảnh đến từ Phần Lan, theo nguyên tắc cẩn thận điệp viên tránh di chuyển thẳng từ nơi mình ở đến lãnh thổ mà minh dự định gặp gỡ mối giao liên. Như thương lệ đi từ Phần Lan qua Thụy Điển, chúng tôi đi qua biên giới không ai hỏi thông hành chúng tôi, vì vậy sự hiện diện của chúng tôi không ghi vào hồ sơ. Nhưng tại hải cảng, sĩ quan tình báo lưu trú tại Tòa Đại Sứ ở Thụy Điển đến rước chúng tôi. Phản gián của Thụy Điển dầu sao cũng làm việc miệt mài. Họ ghi số xe thuê của chúng tôi vào trong máy vi tính và bắt đầu giám sát chúng tôi khi chúng tôi đi vào Stockholm.
Việc chuẩn bị bất bình thường cho một vị khách đặc biệt đã làm tình báo Thụy Điển chú ý đến chuyến đến bí mật từ Đông Đức và họ thông báo cho đồng nghiệp tình báo Tây Đức, với kết quả là tôi bị hai mạng lưới theo dõi chặt chẽ khi tôi đặt chân lên lãnh thổ của Thuy Điển. Tình báo Tây Đức trở về nhà với hình ảnh của tôi chụp tại Stockholm, nhưng không ai đoán biết người Đông Đức bí mật kia là ai cả.
Tấm hình được cất vào tủ sắt kín cùng với những tấm hình mờ do phản gián Tây Đức chụp những khuôn mặt đáng nghi nhưng không nhận dạng được đích thực là ai. Khi Stiller sang Tây Đức, tất cả những tấm hình này được trải trước mặt y để y nhận dạng theo thông lệ. Đương sự tức khắc nhận ra tôi và từ ngày đó trở đi, tâm hình đích thực của tôi xuất hiện trên các bài phóng sự của báo chí.
Biết rõ mặt mũi của người lãnh đạo cơ quan tình báo cũng chẳng đem lại một lợi ích thiết thực gì cho kẻ địch, nhưng trong trường hợp của tôi, đối với Tây Đức việc này có lợi vì nó phá vỡ hình ảnh thần bí bao bọc cơ quan tôi và bản thân tôi. Tôi không còn là trùm giàn điệp không chân dung mà chỉ là một con người bình thường. Vì Cremer bị bắt và hình của tôi bị lộ, chúng tôi tiếc là phải cắt đứt liên lạc với nguồn tin của NATO, lý do chính của chuyến đi sang Thuy Điển. Việc cắt đứt liên lạc này cuối cùng là một tổn thất lớn nhất do Stiller gây ra.
Sau khi Stiller đào thoát, các chủ nhân Tây Đức của Stiller giao y cho CIA ở Hoa Kỳ một vài năm. Y được cấp căn cước giả và ẩn nấp, theo sự hiểu biết của tôi, tại Chicago, nơi đây y học kháo cấp tốc tiếng Anh và lấy chứng chỉ quản lý ngân hàng. Đương sự không phải là một loại người kết thúc cuộc đời trong sự nghèo khó dưới bất cứ chế độ nào. Khi y trở về Đức và bắt đầu làm việc cho một ngân hàng tại Frankfurt với một tên giả, chúng tôi biết được tin nay nhờ hành lang tình báo. Một trong những nhân viên của chúng tôi đem cả địa chỉ của y về và xin được hậu đãi lớn nếu đưa được Stiller ra đến tận biên giới. Mielke tức tốc gọi tôi vào văn phòng và nói với giọng điệu thô bạo cố hữu của ông : “Thằng chó đẻ Stiller, chúng ta bắt nó về được không?”. Tôi biết ngay ông muốn nói gì: Ông nhắc đến những vụ bắt cóc điệp viên trong thập nhiên 1950. Nhưng nay là thập niên 1980. Chính sách Ostpolitik và tinh thần hòa hoãn không cho phép có những lối hành động khiên giáo loại này. Trước sự bực bội của ông Bộ Trưởng, Stiller vẫn nhởn nhơ tự do và trở nên giàu có, điều khiến công ty của mình tại Frankfurt. Tôi xem Stiller là người thắng cuộc duy nhất trong những hành trình dài đáng buồn của sự nghiệp của tôi.
*
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét