1-Ngày 10/9/1943, lãnh tụ cách mạng Hồ Chí Minh được trả tự do sau gần 400 ngày bị giam cầm trong các nhà tù của Quốc dân Đảng. Hành động này chẳng mang hảo ý gì, nó chỉ là một mắt xích trong mưu đồ chính trị thâu tóm Việt Nam của chính quyền Tưởng bằng kế hoạch “Hoa quân nhập Việt”, cho nên Trương Phát Khuê đã đề nghị Người tham gia Ban trù bị đại hội toàn quốc của Việt Nam cách mạng đồng minh hội( một tổ chức phản động thân Tưởng), nhằm lôi kéo tổ chức cách mạng có thực lực nhất ở Việt Nam lúc bấy giờ là Việt Minh. Nhưng lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhận thấy ngay bản chất của sự việc: “Quân đội Tưởng Giới Thạch dù có vào Việt Nam để đánh Nhật cũng chỉ là tạm thời, về bản chất chúng vẫn là kẻ thù. Phải thấy hết tính chất phản động của nó, nếu không thì rất nguy hiểm. Chúng nó không vào Việt Nam thì càng tốt cho ta hơn”.
Sau ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính quân sự Pháp tại Đông Dương, ngày 28/3 tổng tham mưu trưởng quân đội Quốc Dân đã từ Trùng Khánh tới Côn Minh đôn đốc tổ chức hai cách quân của Trương Phát Khuê và Lư Hán chuẩn bị sẵn sàng tiến vào Việt Nam. Đến 30/3, tướng Tiêu Văn gặp Hà ứng Khâm để trình bày kế hoạch công tác chính trị khi tiến quân vào Việt Nam. Tiếp đó theo chỉ thị của Trùng Khánh, tư lệnh Đệ tứ chiến khu Trương Phát Khuê đã chuẩn bị đầy đủ một bộ khung cho cái gọi là chính quyền Việt Nam thân Quốc Dân Đảng gồm có Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Vũ Kim Thành, Nguyễn Tường Tam... cùng đơn vị tiên phong 500 binh lính người Việt, do Trương Bội Công một đảng viên Quốc Dân Đảng lưu vong chỉ huy, đi trước dọn đường cho Hoa quân nhập Việt.
Ngày 24/7 các lực lượng Đồng minh chống phát xít phân công cho Trung Hoa dân quốc làm nhiệm vụ tiếp quản Bắc Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở ra) khi Nhật Bản đầu hàng, nhưng sự vịêc xảy ra lại không như ý quân đội Tưởng. Ngày 15/8, tuy vua Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, nhưng tới 22/8 quân đội Nhật đóng tại Hoa Bắc vẫn không chịu hạ vũ khí và tướng Suchihasi tư lệnh quân đội Nhật tại Đông Dương cũng có vẻ chưa chấp nhận đầu hàng mà cho tạm ngừng bắn đợi lệnh mới. Nhờ Mỹ can thiệp nên đến ngày 28/8, những đơn vị Quốc Dân Đảng đầu tiên mới bắt đầu vượt biên giới sang lãnh thổ Việt Nam, nhưng thành phần chỉ huy có thay đổi: tướng Lư Hán thay Trương Phát Khuê thống lĩnh toàn bộ quân đội tiếp quản Bắc Đông Dương và Tiêu Văn là phó tư lệnh, ngoài ra còn có đơn vị Trung ương của tướng Chu Phúc Thành, tất cả đều là bọn quân phiệt khét tiếng chống Cộng với quân số khoảng 20 vạn chưa kể một bộ phận đông đảo các chuyên gia, cố vấn, đặc vụ... Chân dung của đội quân ô hợp này được một vài tác giả nước ngoài đặc tả như sau: “20 vạn quân Tưởng ấy, chân đi đất, bụng đói và quyết tâm sống nhờ vào của cải của người Việt Nam. Chúng lấy ngay thứ gì chúng cần hay muốn, bất kỳ thứ đó là của người Pháp, người Việt hay Hoa kiều, không kể giàu nghèo. Các lãnh tụ của họ oai vệ hơn vì nghĩ mình đại diện cho quốc gia nhưng cũng tham tàn và ăn sống nuốt tươi mạnh hơn”. Tuy vậy, giữa bọn chúng vốn vẫn có hiềm khích, chỉ đợi dịp là xâu xé lẫn nhau và cũng có một số tên không được lòng Tưởng thống chế nên bị đẩy xuống nhập Việt, vì thế Hồ Chủ tịch nhận định: “Nội bộ của chúng có mâu thuẫn là điều ta có thể tận dụng”.
2-Trên đường tiến về Hà Nội, bọn Tưởng ngang nhiên tước khí giới của các đội tự vệ địa phương và giải tán các Uỷ ban nhân dân Cách mạng, bắt ta cung ứng cho đàn châu chấu đó lương thực, thực phẩm, nơi ăn chốn ở, vàng bạc, thậm chí cả gái và thuốc phiện. Nhưng thất vọng đầu tiên và cũng là sự cay cú khó chịu nhất đối với chúng chính là sự kiện nhà nước Việt Nam DCCH đã sớm thành lập từ 2/9.
Ngày 9/9/1945, Tiêu Văn đến Hà Nội, ngày hôm sau, Bác Hồ nhân danh Chủ tịch chính phủ mở tiệc chiêu đãi, nhưng lúc vừa tàn cuộc rượu, Tiêu Văn đã tỏ thái độ hống hách đe doạ. Ngày 11/9, Lư Hán đáp máy bay đến Hà Nội. Bác Hồ lúc đó vừa là người đứng đầu Chính phủ, vừa kiêm nhiệm công tác ngoại giao, tiếp đón ông ta rất mềm dẻo, nhưng cũng rất cương quyết. Vừa đến nơi, Lư Hán đã đòi Bác phải báo cáo rõ lực lượng và tổ chức quân đội Việt Nam (coi như không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh ở Hà Nội), can thiệp vào các công vịêc trong nội bộ chính phủ, đòi sắp đặt lại nhân sự và thậm chí bắt ta phải lùi giờ Hà Nội lại một tiếng theo như giờ Trung Quốc... và rồi Lư Hán đòi thêm gạo, Bác nói: Không có gạo. Một tên tướng doạ: Không có gạo sẽ dùng vũ lực? Bác điềm tĩnh trả lời: “Ông muốn làm gì cũng đựơc, nhưng tôi không thể cung cấp cho ông nhiều gạo hơn nữa để dân tộc tôi chết đói!” Ngày 28/9, Hà ứng Khâm bay tới Hà Nội tham dự lễ đầu hàng của quân đội Nhật, đồng thời mang theo một mật lệnh của thống chế Tưởng vỏn vẹn bốn chữ “Diệt Cộng cầm Hồ”. Tình hình thực tế lúc đó cho thấy vịêc thực hiện mệnh lệnh này không dễ dàng chút nào, chúng ta vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, một mặt vẫn coi quân Tưởng là đồng minh, mặt khác vẫn đề phòng chúng phá hoại. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phát biểu trong một buổi gặp gỡ giới báo chí: “Tổng trưởng Hà ứng Khâm là một quân nhân, không có quyền nói về chính trị, nên ông không thể nói hơn về nền độc lập của chúng ta. Lấy tình riêng mà nói, Hà tổng trưởng, mặc dầu từ trước tới nay đối với tôi chưa từng quen biết, nhưng về phương diện cá nhân ông rất tử tế!”.
Thời gian này, bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đang khiêu khích rất dữ, anh em ai cũng tức giận vì phải kiềm chế, một số người muốn đánh ngay lập tức. Một lần, Tiêu Văn gửi đến một bức công văn vỏn vẹn mấy chữ: “Kính gửi Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam DCCH: Yêu cầu Cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”. Anh em vô cùng phẫn nộ nhưng Bác vẫn ôn tồn, ung dung: “Nền độc lập ta vừa mới giành được giống như một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ mất. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết, như vậy có hơn không? Còn họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy?!”.
Thêm nữa, Quốc Dân Đảng liên tục gây sức ép với chính phủ ta về mặt chính trị , đưa ra các loại yêu sách nhiễu nhương, đòi bố trí tay chân của chúng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, thậm chí có lần chúng đã đòi Hồ Chủ tịch từ chức.
Về văn hoá xã hội, chúng ra nhiều báo phản động như Tự do, Thiết thực, Đồng tâm, Liên hịêp, Phục Quốc tuyên truyền chống phá chính phủ, rải truyền đơn, dán áp phích, kẻ khẩu hiệu nói xấu ta, đồng thời các hội, đoàn mọc lên như nấm: hội Tề thanh niên phật tử, Thánh minh tương tế, Trung binh...
Về quân sự, chúng tiến hành các hoạt động ám sát khủng bố những cán bộ nòng cốt Việt Minh, bắt cóc tống tiến, tổ chức cướp ngân hàng, âm mưu phá đê điều. Bên cạnh Việt Quốc, Việt Cách còn có Đại Việt quốc dân đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Quốc gia liên minh của Nguyễn Thế Nghiệp, Đại Việt duy tân của Lý Đông á cũng ra sức phô trương thanh thế và phá hoại. Trụ sở, cơ quan của bọn phản động có mặt ở khắp nơi tại Hà Nội như nhà 80 Quan Thánh, 7 ôn Như Hầu, 90 Đỗ Hữu Vị, 46 Nguyễn Du, 232 Bùi Thị Xuân rồi Hàng Đẫy, Ngũ Xã...Nhưng dù thế nào đi nữa, tất cả bọn chúng đều phải nhận thấy một điều rõ ràng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đựơc nhân dân ủng hộ, mặt trận Việt Minh có sức mạnh rất lớn, nếu công khai lật đổ hoặc bắt giữ cụ Hồ tất sẽ gặp rắc rối lớn, gây bất lợi cho sự có mặt của quân đội Quốc dân ở Việt Nam.
Hơn nữa, vào đúng lúc căng thẳng nhất, ngày 11/11/ 1945, Đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố “tự giải tán” (thực tế là rút vào hoạt động bí mật), chỉ còn lại một Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Hồ Chủ tịch trả lời các nhà báo rằng: “Vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi phải đứng ra ngoài mọi đảng phái. Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập”.
Thế là âm mưu diệt Cộng của quân Tưởng bị hẫng hụt, nhưng chúng vẫn tìm mọi cách đe doạ, ép buộc để vô hiệu hoá chính phủ Việt Minh. Hồi 16h ngày 6/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Hội đồng chính phủ, Người cho rằng việc ngoại giao với Trung Hoa không được rõ rệt vì sự khác nhau trong lời nói và hành động giữa cấp trên, cấp dưới của họ, vì vậy chúng ta phải nhẫn nại, nhún nhường và phải tìm cách liên hệ trực tiếp với chính phủ Trung ương của Trung Hoa. Với độ nhạy cảm chính xác, Hồ Chủ tịch dường như hiểu mọi trạng thái tư tưởng, tình cảm của kẻ thù. Bác đã vận dụng một cách vô cùng sắc bén những đối sách cụ thể với từmg loại kẻ địch, với từng tên một. Thời kỳ này, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã bàn về sức cảm hoá kỳ lạ trong con người của Bác, nguyên nhân có thể do sự hiểu biết sâu rộng, tài trí, nghị lực phi thường, thành thạo nhiều ngôn ngữ, hay do đức khiêm tốn giản dị, sự lạc quan, niềm tin vào thắng lợi, hoặc tính cách thẳng thắn, cởi mở, kinh nghiệm từng trải, lịch thiệp mà cũng có thể vì tất cả những yếu tố kể trên!
Tuy nhiên bọn phản động cực đoan vẫn không chịu từ bỏ những âm mưu đê hèn của chúng. Việt Nam quốc dân Đảng đã bắt mối mua chuộc Quốc Chung (thư ký của đồng chí Đàm Quang Trung) – một tên thoái hoá biến chất và tên này đã nhận nhiệm vụ ám sát Bác, nhưng kế hoạch này đã bị cơ sở bí mật của ta phát hiện ra và đồng chí Đàm Trung đích thân bắt tên này tại phòng làm việc cơ quan, trong người có hai khẩu súng dùng để thực hiện mưu đồ do bọn Vũ Hồng Khanh giao cho.
Cuối tháng 10/ 1945, công an ta phát hiện một tổ chức bí mật mang tên Hùm xám, đó chính là Ban ám sát của Việt Nam Quốc dân Đảng, Ban này đã liên tục tổ chức các vụ ám sát và khủng bố nhằm vào các đồng chí lãnh đạo có uy tín của Đảng ta, một số nhân sỹ yêu nước hoặc những người đã giác ngộ đi theo cách mạng. Sau đó, cơ sở của ta báo tin Hùm Xám đã giao cho tên Nghiêm Xuân Chi – một sát thủ chuyên nghiệp, có thể bắn súng hai tay như một- nhiệm vụ ám sát Bác và các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng tại số 8 phố Lý Thái Tổ, nhưng các trinh sát Công an Bắc bộ của ta đã theo dõi đón lõng bắt hắn tại nhà hàng Thuỷ Tạ- nơi hắn đang phục kích để hành động, trong người đang giắt hai khẩu súng đã lên nòng.
Sự khủng bố trắng trợn của bọn Quốc Dân Đảng đã tạo ra tình hình bất ổn ở Hà Nội và không an toàn cho Bác, sau đó Bác ít về số 8 Vua Lê nữa mà chuyển về ở một ngôi nhà nhỏ sát đê Bưởi, cách dốc Cống Vị khoảng 300 m . Ngôi nhà này ở vị trí rất cơ động, từ đây Bác có thể vào thành phố bằng nhiều ngả và nếu có nguy cấp thì các đồng chí bảo vệ tiếp cận sẽ đưa Bác qua sông Tô lịch rồi vượt ra cánh đồng Nghĩa Đô. Quy luật đi lại của Bác cũng được thực hiện rất bí mật bất ngờ. Ban ngày, Bác làm việc ở Bắc Bộ Phủ hoặc đến chỗ của Lư Hán, Tiêu Văn, gặp phái bộ đồng minh Mỹ bằng chiếc xe con mang biển số T.H 45, có lúc là chiếc xe Ford màu đen biển số TG 576. Sau đó Bác lại về nhà số 8 Lê Thái Tổ ăn cơm, làm việc ở đó. Đến khoảng 9, 10 giờ đêm, Người lên chiếc Pơ Jô 203 màu đỏ, dọc đường có khi chuyển sang xe khác và cứ đổi đi đổi lại xe như vậy làm cho đặc vụ Tưởng khó nắm chính xác, hơn nữa giờ giấc Bác về không theo một quy luật nào cả, chỉ căn cứ vào tín hiệu còi đã quy ước. Bác không bao giờ để cho mọi người nắm được kế hoạch mình có mặt ở đâu, vào lúc nào. Bác đến cơ quan không theo một cửa nhất định, xe vào cửa này nhưng người lại ra cửa khác, ô tô có thể đỗ ở văn phòng Chủ tịch nhưng Bác lại đi bộ sang Bắc Bộ Phủ, tuy nhiên Bác thường có mặt ở cơ quan rất sớm khi mà đường phố còn ít người qua lại. Cứ ra khỏi Bắc Bộ Phủ là Bác quấn khăn phu- la quanh cổ, rồi kéo cao lên che kín bộ râu, đầu đội mũ kéo sụp xuống trán, như thế gọi là kế sách “Lai vô ảnh-khứ vô hình”.
Ngày 9/9/1945, Tiêu Văn đến Hà Nội, ngày hôm sau, Bác Hồ nhân danh Chủ tịch chính phủ mở tiệc chiêu đãi, nhưng lúc vừa tàn cuộc rượu, Tiêu Văn đã tỏ thái độ hống hách đe doạ. Ngày 11/9, Lư Hán đáp máy bay đến Hà Nội. Bác Hồ lúc đó vừa là người đứng đầu Chính phủ, vừa kiêm nhiệm công tác ngoại giao, tiếp đón ông ta rất mềm dẻo, nhưng cũng rất cương quyết. Vừa đến nơi, Lư Hán đã đòi Bác phải báo cáo rõ lực lượng và tổ chức quân đội Việt Nam (coi như không công nhận chính phủ Hồ Chí Minh ở Hà Nội), can thiệp vào các công vịêc trong nội bộ chính phủ, đòi sắp đặt lại nhân sự và thậm chí bắt ta phải lùi giờ Hà Nội lại một tiếng theo như giờ Trung Quốc... và rồi Lư Hán đòi thêm gạo, Bác nói: Không có gạo. Một tên tướng doạ: Không có gạo sẽ dùng vũ lực? Bác điềm tĩnh trả lời: “Ông muốn làm gì cũng đựơc, nhưng tôi không thể cung cấp cho ông nhiều gạo hơn nữa để dân tộc tôi chết đói!” Ngày 28/9, Hà ứng Khâm bay tới Hà Nội tham dự lễ đầu hàng của quân đội Nhật, đồng thời mang theo một mật lệnh của thống chế Tưởng vỏn vẹn bốn chữ “Diệt Cộng cầm Hồ”. Tình hình thực tế lúc đó cho thấy vịêc thực hiện mệnh lệnh này không dễ dàng chút nào, chúng ta vừa mềm dẻo, vừa cứng rắn, một mặt vẫn coi quân Tưởng là đồng minh, mặt khác vẫn đề phòng chúng phá hoại. Chủ tịch Hồ Chí Minh còn phát biểu trong một buổi gặp gỡ giới báo chí: “Tổng trưởng Hà ứng Khâm là một quân nhân, không có quyền nói về chính trị, nên ông không thể nói hơn về nền độc lập của chúng ta. Lấy tình riêng mà nói, Hà tổng trưởng, mặc dầu từ trước tới nay đối với tôi chưa từng quen biết, nhưng về phương diện cá nhân ông rất tử tế!”.
Thời gian này, bọn Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh đang khiêu khích rất dữ, anh em ai cũng tức giận vì phải kiềm chế, một số người muốn đánh ngay lập tức. Một lần, Tiêu Văn gửi đến một bức công văn vỏn vẹn mấy chữ: “Kính gửi Cụ Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam DCCH: Yêu cầu Cụ cho mượn một cái nồi nấu cơm”. Anh em vô cùng phẫn nộ nhưng Bác vẫn ôn tồn, ung dung: “Nền độc lập ta vừa mới giành được giống như một chiếc bình ngọc. Nay có những con kiến bò trên miệng bình, nếu ta dùng gậy đập kiến, chưa chắc kiến đã chết mà bình ngọc vỡ mất. Nếu ta lấy một cái que bắc cầu cho chúng xuống thì kiến sẽ đi hết, như vậy có hơn không? Còn họ mượn cái nồi nấu cơm thì ta cho họ mượn, việc gì các chú phải nổi nóng như vậy?!”.
Thêm nữa, Quốc Dân Đảng liên tục gây sức ép với chính phủ ta về mặt chính trị , đưa ra các loại yêu sách nhiễu nhương, đòi bố trí tay chân của chúng đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng, thậm chí có lần chúng đã đòi Hồ Chủ tịch từ chức.
Về văn hoá xã hội, chúng ra nhiều báo phản động như Tự do, Thiết thực, Đồng tâm, Liên hịêp, Phục Quốc tuyên truyền chống phá chính phủ, rải truyền đơn, dán áp phích, kẻ khẩu hiệu nói xấu ta, đồng thời các hội, đoàn mọc lên như nấm: hội Tề thanh niên phật tử, Thánh minh tương tế, Trung binh...
Về quân sự, chúng tiến hành các hoạt động ám sát khủng bố những cán bộ nòng cốt Việt Minh, bắt cóc tống tiến, tổ chức cướp ngân hàng, âm mưu phá đê điều. Bên cạnh Việt Quốc, Việt Cách còn có Đại Việt quốc dân đảng của Trương Tử Anh, Đại Việt Quốc gia liên minh của Nguyễn Thế Nghiệp, Đại Việt duy tân của Lý Đông á cũng ra sức phô trương thanh thế và phá hoại. Trụ sở, cơ quan của bọn phản động có mặt ở khắp nơi tại Hà Nội như nhà 80 Quan Thánh, 7 ôn Như Hầu, 90 Đỗ Hữu Vị, 46 Nguyễn Du, 232 Bùi Thị Xuân rồi Hàng Đẫy, Ngũ Xã...Nhưng dù thế nào đi nữa, tất cả bọn chúng đều phải nhận thấy một điều rõ ràng: Chủ tịch Hồ Chí Minh đang đựơc nhân dân ủng hộ, mặt trận Việt Minh có sức mạnh rất lớn, nếu công khai lật đổ hoặc bắt giữ cụ Hồ tất sẽ gặp rắc rối lớn, gây bất lợi cho sự có mặt của quân đội Quốc dân ở Việt Nam.
Hơn nữa, vào đúng lúc căng thẳng nhất, ngày 11/11/ 1945, Đảng cộng sản Việt Nam tuyên bố “tự giải tán” (thực tế là rút vào hoạt động bí mật), chỉ còn lại một Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Hồ Chủ tịch trả lời các nhà báo rằng: “Vì hoàn cảnh và trách nhiệm, tôi phải đứng ra ngoài mọi đảng phái. Nay tôi chỉ có một tin tưởng vào dân tộc độc lập. Nếu cần có đảng phái thì sẽ là Đảng dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc ta hoàn toàn độc lập”.
Thế là âm mưu diệt Cộng của quân Tưởng bị hẫng hụt, nhưng chúng vẫn tìm mọi cách đe doạ, ép buộc để vô hiệu hoá chính phủ Việt Minh. Hồi 16h ngày 6/10, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì cuộc họp của Hội đồng chính phủ, Người cho rằng việc ngoại giao với Trung Hoa không được rõ rệt vì sự khác nhau trong lời nói và hành động giữa cấp trên, cấp dưới của họ, vì vậy chúng ta phải nhẫn nại, nhún nhường và phải tìm cách liên hệ trực tiếp với chính phủ Trung ương của Trung Hoa. Với độ nhạy cảm chính xác, Hồ Chủ tịch dường như hiểu mọi trạng thái tư tưởng, tình cảm của kẻ thù. Bác đã vận dụng một cách vô cùng sắc bén những đối sách cụ thể với từmg loại kẻ địch, với từng tên một. Thời kỳ này, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài đã bàn về sức cảm hoá kỳ lạ trong con người của Bác, nguyên nhân có thể do sự hiểu biết sâu rộng, tài trí, nghị lực phi thường, thành thạo nhiều ngôn ngữ, hay do đức khiêm tốn giản dị, sự lạc quan, niềm tin vào thắng lợi, hoặc tính cách thẳng thắn, cởi mở, kinh nghiệm từng trải, lịch thiệp mà cũng có thể vì tất cả những yếu tố kể trên!
Tuy nhiên bọn phản động cực đoan vẫn không chịu từ bỏ những âm mưu đê hèn của chúng. Việt Nam quốc dân Đảng đã bắt mối mua chuộc Quốc Chung (thư ký của đồng chí Đàm Quang Trung) – một tên thoái hoá biến chất và tên này đã nhận nhiệm vụ ám sát Bác, nhưng kế hoạch này đã bị cơ sở bí mật của ta phát hiện ra và đồng chí Đàm Trung đích thân bắt tên này tại phòng làm việc cơ quan, trong người có hai khẩu súng dùng để thực hiện mưu đồ do bọn Vũ Hồng Khanh giao cho.
Cuối tháng 10/ 1945, công an ta phát hiện một tổ chức bí mật mang tên Hùm xám, đó chính là Ban ám sát của Việt Nam Quốc dân Đảng, Ban này đã liên tục tổ chức các vụ ám sát và khủng bố nhằm vào các đồng chí lãnh đạo có uy tín của Đảng ta, một số nhân sỹ yêu nước hoặc những người đã giác ngộ đi theo cách mạng. Sau đó, cơ sở của ta báo tin Hùm Xám đã giao cho tên Nghiêm Xuân Chi – một sát thủ chuyên nghiệp, có thể bắn súng hai tay như một- nhiệm vụ ám sát Bác và các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Lương Bằng tại số 8 phố Lý Thái Tổ, nhưng các trinh sát Công an Bắc bộ của ta đã theo dõi đón lõng bắt hắn tại nhà hàng Thuỷ Tạ- nơi hắn đang phục kích để hành động, trong người đang giắt hai khẩu súng đã lên nòng.
Sự khủng bố trắng trợn của bọn Quốc Dân Đảng đã tạo ra tình hình bất ổn ở Hà Nội và không an toàn cho Bác, sau đó Bác ít về số 8 Vua Lê nữa mà chuyển về ở một ngôi nhà nhỏ sát đê Bưởi, cách dốc Cống Vị khoảng 300 m . Ngôi nhà này ở vị trí rất cơ động, từ đây Bác có thể vào thành phố bằng nhiều ngả và nếu có nguy cấp thì các đồng chí bảo vệ tiếp cận sẽ đưa Bác qua sông Tô lịch rồi vượt ra cánh đồng Nghĩa Đô. Quy luật đi lại của Bác cũng được thực hiện rất bí mật bất ngờ. Ban ngày, Bác làm việc ở Bắc Bộ Phủ hoặc đến chỗ của Lư Hán, Tiêu Văn, gặp phái bộ đồng minh Mỹ bằng chiếc xe con mang biển số T.H 45, có lúc là chiếc xe Ford màu đen biển số TG 576. Sau đó Bác lại về nhà số 8 Lê Thái Tổ ăn cơm, làm việc ở đó. Đến khoảng 9, 10 giờ đêm, Người lên chiếc Pơ Jô 203 màu đỏ, dọc đường có khi chuyển sang xe khác và cứ đổi đi đổi lại xe như vậy làm cho đặc vụ Tưởng khó nắm chính xác, hơn nữa giờ giấc Bác về không theo một quy luật nào cả, chỉ căn cứ vào tín hiệu còi đã quy ước. Bác không bao giờ để cho mọi người nắm được kế hoạch mình có mặt ở đâu, vào lúc nào. Bác đến cơ quan không theo một cửa nhất định, xe vào cửa này nhưng người lại ra cửa khác, ô tô có thể đỗ ở văn phòng Chủ tịch nhưng Bác lại đi bộ sang Bắc Bộ Phủ, tuy nhiên Bác thường có mặt ở cơ quan rất sớm khi mà đường phố còn ít người qua lại. Cứ ra khỏi Bắc Bộ Phủ là Bác quấn khăn phu- la quanh cổ, rồi kéo cao lên che kín bộ râu, đầu đội mũ kéo sụp xuống trán, như thế gọi là kế sách “Lai vô ảnh-khứ vô hình”.
(Còn tiếp)
1 nhận xét:
Tại TPHCM thì bản thân người bệnh có thể đến cũng như điều trị da liễu tại Phòng Khám Da liễu Âu Á chữa bệnh da liễu ở Quận 11 , 425 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6. Tại đây có đội ngũ thầy thuốc chuyên khoa da liễu trực tiếp thăm khám và chữa bệnh, ngoài ra phòng khám còn được trang bị các máy móc tiên tiến, cam kết mang lại thành công trị bệnh tốt nhất cho người bị mắc bệnh, tiết kiệm được quá trình và chi phí.Chữa căn bệnh da liễu an toàn, thành công nhất tại cơ sở y tế Da liễu Âu Á.các bạn có thể biết được căn bệnh da liễu là gì và biết được nguyên nhân nấm móng tay candida và phương án chữa bệnh thích hợp.
Đăng nhận xét