Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011

CHUYỆN HN: Tiêu bản cụ Rùa trưng bày ở đền Ngọc Sơn (ST)

Giáo sư Đức cho biết, sau cái chết của cụ Rùa hồ Gươm, Ủy ban hành chính Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giữ làm tiêu bản. Nhiệm vụ này được giao cho Hợp tác xã Quyết Thành do ông Vũ và ông Nguyễn Văn Ty phụ trách.


"Khi làm tiêu bản, người ta mổ bụng, lấy toàn bộ phần thịt và nội tạng, rồi lột, xử lý da bằng phooc-môn. Bước tiếp theo là dựng bộ xương bằng khung sắt, nhồi bông làm phần thịt, bọc bộ da lên và dùng các dầu bóng tạo vẻ ngoài như thế”, giáo sư Đức cho biết, dựa theo lời kể của ông Nguyễn Văn Cường, con trai ông Nguyễn Văn Ty.
Tiêu bản Rùa cho đến nay vẫn được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Hiện nay nhiệm vụ tu bổ tiêu bản được giao cho do Bảo tàng động vật, khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Ông Vũ Ngọc Thành, người đảm trách việc tu bổ, cho biết nguyên liệu ông thường dùng để gắn những vết nứt, những vết tróc trên thân cụ rùa gồm thạch cao, latex, keo 502.
Trong đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội mới đây, cụ cũng được phục chế, tu sửa các chi tiết bị xuống cấp ở mũi, miệng. Điều gây khó khăn cho việc bảo tồn tiêu bản cụ rùa là một số người đi lễ nhét tiền vào tủ kính, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.
Theo các tài liệu mà giáo sư Hà Đình Đức lưu trữ được, trong hồ Gươm từng có 4 cụ rùa. Hai cụ đã chết trong thời gian không xác định; cụ thứ ba hiện còn tiêu bản trong đền Ngọc Sơn, và cụ cuối cùng đang sống trong hồ. "Hiện cụ rùa đang sống trong hồ Gươm bị thương rất nặng, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, cụ rùa cuối cùng của hồ Gươm cũng sẽ ra đi", giáo sư Đức lo lắng.

Không có nhận xét nào: