Ngày ở ĐHKTQS (chưa lên HV) có Chủ nhiệm Chính trị tên là Nguyễn Minh Hòa (dân Lục quân cũ). Ông có thói quen ở đơn vị, động viên lính tráng bằng cách hay dùng cặp động từ mạnh "hoan hô". Bạ cái gì cũng "hoan hô", thậm chí thành "tật". Ông bị Chính ủy Đặng Quốc Bảo mắng trong 1 cuộc họp giao ban: "Cậu hoan hô gì mà nhiều thế? Cái gì cũng hoan với chẳng hô".
Dịp 8/3 năm ấy, phòng Chính trị mời chị em quân nhân lên họp mặt. Chủ nhiệm được mời lên phát biểu: "Nhân ngày Quốc tế Phụ nữ, tôi xin thay mặt nhà trường chúc mừng các đ/c. Hoan hô! (Ở dưới vỗ tay hưởng ứng)... Chị em ta năm qua nói chung là tốt. Hoan hô! (Vỗ tay)... Làm việc tốt, sức khỏe tốt, học tập tốt. Hoan hô! (Vỗ tay)... Có chị em 1 năm lên 2 lớp. Hoan hô! (Vỗ tay)... Có chị em không lên lớp nào. Hoan hô! (Vỗ tay)... Nhưng phát huy tinh thần bà Trưng, bà Triệu... Hoan hô!... mà chị em ta có tinh thần giúp đỡ lẫn nhau... Hoan hô! (Vỗ tay)... như con cóc... Hoan hô!... cõng con nhái. Hoan hô! (Vỗ tay)...".
Cái tên Hòa thượng Thích Hoan Hô được gán cho ông từ đấy.
Ông cũng đã về nơi suối vàng. Nhân 8/3 nhắc lại chuyện vui để nhớ tới ông. Mong ông tha lỗi cho bọn lính trẻ nghịch ngợm!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Hai, 7 tháng 3, 2011
Nhân 8/3: Chuyện Học viện - "Hòa thượng Thích Hoan Hô"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Ai là tác giả bài chuyện vui này thế ? . Chuyện thật là vui , làm tôi lại nhớ dến một câu chuyện tương tự thời ấy . Chuyện cụ Lê-văn-Chiểu - người chuyên có câu nói nhắc "này kia nọ" .
Một hôm tôi được lệnh lên gặp cụ để nhận nhiệm vụ , Sau khi nói rõ cho tôi biết công việc , cụ vỗ vai bảo tôi : " Đấy , nhiệm vụ rõ ràng như thế , cậu cố gắng làm đi hỉ , cậu phải này kia nọ nhé đừng có làm gì nọ kia đấy " Tôi ra về và không biết mình phải làm gì đây ???
Tiến "gù"
Anh Kiều KT Điện đang từ trên nhà đi xuống (khi đó K1 đã chuyển sang khu 125), trong tay đang vo tờ giấy, sẽ tới WC phía cuối bờ rào gần khu khí tài. Thấy thủ trưởng Chiểu, vội chào. Cụ Chiểu vui vẻ hỏi thăm:
- Cậu đi đâu đấy?
- Dạ đi này kia kia nọ.
Chả hiểu cụ Chiểu có hiểu?
Nay, anh Kiều đã đi xa.
Các cụ khác thì:
Một ông đánh trống phát cờ
Một ông "có phải không cơ" suốt ngày
Một ông "đấy nọ, kia này"
Một ông "việc ấy đem đây ta bàn".
"Có phải không cơ" là câu cửa miệng của phó chính uỷThịnh. Không biết cụ Thịnh còn không ? cụ là người nhân hậu và rất thương cánh con em lính. Cụ nói bố mẹ chúng nó đều là đồng đội, nhiều người là bạn thân. Bố mẹ chúng một số hy sinh, một số đang đánh nhau trận mạc trong chiến trường. Nên cố mà đào tạo lấy chúng nó. Học một năm chưa "thuộc" thì hai năm, hai năm vẫn "chưa thuộc" thì thêm năm nữa ... nên có anh ỷ lại tới bốn năm mới " thuộc bài" và được ra trường.
Chú Thịnh còn sống và ở khu Liễu Giai. (Hình như không lên tướng).
Đăng nhận xét