Vậy là Đảng, Nhà nước đã truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho đồng chí Lý Ban, nguyên ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa III (1960-1976), Thứ trưởng bộ ngoại thương, Bí thư Đảng đoàn ngoại thương (1959-1978).
Chúng tôi - các con của những người bạn rất gần gũi trong cuộc sống, đồng chí thân thiết trong công tác, gắn bó trong nhiều năm với lão đồng chí Lý Ban - có vài suy nghĩ.
Cha chúng tôi cùng công tác bác Lý tại Cục Chính trị (đơn vị tiền thân của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) vào 1947. Hai người trở thành bạn gắn bó.
Được cha cho biết bác Lý Ban tên thật là Bùi Công Quan, sinh 1912 tại Bến Lức, Cần Đước tỉnh Chợ Lớn, nay là Long An. Năm 1927 khi học trung học tại Sài Gòn, được thầy Phạm Văn Đồng giác ngộ, bác tham gia tuyên truyền cách mạnh trong học sinh, thanh niên, tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1930 tham gia An Nam cộng sản Đảng, là một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam.
Năm 1931, thực dân Pháp tiến hành đàn áp Đảng cộng sản trên quy mô lớn, bác Lý Ban tạm lánh sang Quảng Đông Trung Quốc. Với tinh thần quốc tế vô sản của người đảng viên cộng sản, bác tích cực tham gia, có những cống hiến quý báu vào cuộc đấu tranh cách mạng, cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật vô cùng gian khổ của nhân dân Trung Quốc từ 1932 đến 1945.
Cuối 1945 bác Lý Ban trở về Hà Nội, công tác tại cơ quan Trung ương Đảng. Trong kháng chiến chông Pháp, bác là Cục phó Cục Chính trị, phụ trách công tác Hoa vận.
Mùa hè 1949, bác Lý Ban được Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch trao nhiệm vụ “phái viên của Đảng”, vượt vòng vây của quân thù sang Trung Quốc, đến Bắc Kinh gặp Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, đề nghị Bạn giúp đỡ cuộc kháng chiến của nhân dân ta. Tháng 8-1949, bác Lý Ban vượt qua chặng đường hàng vạn cây số, vượt qua bao khó khăn đến Bắc Kinh, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó.
Hòa bình lâp lại trên Miền Bắc, bác Lý Ban công tác tại Bộ Công thương, tham gia xây dựng ngành Hải quan, xây dựng Ngân hàng Nhà nước. Từ 1959 đến năm 1978, bác là bí thư Đảng đoàn, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương.
Tại Đại hội Đảng lần thứ III (9-1960) bác được bầu là ủy viên dự khuyết BCHTU Đảng LĐVN. Trong kháng chiến chống Mỹ, bác cùng toàn thể cán bộ , công nhân viên Bộ Ngoại thương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ xuất nhật khẩu phục vụ xây dựng kinh tế Miền Bắc, chi viện cách mạng Miền Nam.
Cá nhân bác có những đóng góp rất quan trọng trong việc tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta đến ngày toàn thắng.
Sau khi đất nước thống nhất, bác tham gia trực tiếp, rất tích cực xây dựng ngành ngoại thương cho các thành phố, địa phương Miền Nam. Mẹ chúng tôi là một cán bộ của ngành ngoại thương từ 1957. Trong công tác luôn nhận được sự chỉ đạo sâu sát, có tình có lý của bác Lý, giúp đơn vị mẹ tôi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Khi gia đình tôi gặp khó khăn, bác Lý Ban luôn quan tâm, giúp đỡ chí tình. Chúng tôi thế hệ con cháu luôn ghi nhớ những ân tình của bác giành cho gia đình.
Bác Lý Ban mất năm 1981, tại TP Hồ Chí Minh, thọ 70 tuổi. Cả cuộc đời của bác đã cống hiến cho lý tưởng cách mạng cao cả. Huân chương Hồ Chí Minh của Đảng, Nhà nước truy tặng cho bác là sự ghi nhận những đóng góp cho tổ quốc Việt Nam.
2 nhận xét:
Tại Quảng Châu, bác Lý vào học truờng Đảng của khu căn cứ Thuỵ Kim thì gặp đ/c Nguyễn Sơn. Biết Lý là học trò thầy Phạm Văn Đồng (bạn học Hoàng Phố) nên thầy Nguyễn Sơn kết thân và giúp đỡ rất nhiều.
Trong kháng chiến chông Nhật cua nhân dân Trung Quốc, bác Lý Ban được bầu vào Ban chấp hành Liên tỉnh ủy Quảnng Đông, Giang Tây , Phúc Kiến ( mốt địa bàn rộng lớn, đông dân , Đông Nam Trung Quốc). Bác có công lớn trong việc thành lập Bổ chỉ huy của lưc lượng 80 ngàn tay súng ,tiến hành chiến tranh du kích gây cho quân Nhật những tổn thất vô cùng to lớn.
Bác Lý Ban có con là Lý Tân Huệ học sinh K8 Trường Nguyễn Văn Trỗi, nay là Phó chủ tịch Tập đòan ximang Việt Nam. K.Ch
Đăng nhận xét