Giám đốc Trung tâm THQĐ đang làm việc... |
Kết thúc, cô phát thanh viên trẻ, xinh, trong bộ quân phục mới, giới thiệu về "nhân vật trong tuần" - đại tá, NSUT, nhà báo, nhà văn Nguyễn Chi Phan.
Trên màn hình xuất hiện hình ảnh ông đại tá dáng gầy gầy, tay xác cặp, từ vườn hoa Hàng Đậu bước qua đường Phan Đình Phùng sang nhà số 2 Lý Nam Đế - trụ sở của TT Truyền hình QĐ. Xe cộ ngược xuôi, thầy phải vẫy vẫy tay xin đường. (Nghĩ bụng ở ta ẩu thật, đến quay phim truyền hình cũng chả coi là cái đinh gì!). Rồi bắt đầu phóng sự về nguyên chỉ huy Trung tâm.
Có khoảng 15' nhưng những đoạn phóng sự ghi lại nhiều dấu ấn từ những tháng năm 1965 sôi sục đánh Mỹ, tốt nghiệp sư phạm thầy hành quân lên Tây Bắc nhập ngũ rồi về làm giáo viên trường Trỗi. Nhiều tấm ảnh ghi lại những hoạt động với học trò TSQ Nguyễn Văn Trỗi. (Đoạn này anh chị nào là lính Trỗi đều cay cay sống mũi!).
Nhà văn Chi Phan với hàng chục đầu sách. |
Vừa viết, vừa quản lí, sau thời gian phụ trách buổi Phát thanh QĐND, sang phụ trách Trung tâm Truyền hình QĐ, thầy luôn có mặt ở những điểm nóng. Những bộ phim cùng đồng đội tác nghiệp ở Trường Sa gây xúc động mạnh cho người xem, khi thấy các chiến sĩ trẻ hải quân đệm đàn, hát vang giữa trùng khơi.
Đến tuổi nghỉ, vẫn vướng bận với nghề mà thầy nhận làm Phó TBT của báo CCBTW.
Trưa qua khi gọi điện cho thầy Trọng hỏi về cảm xúc sau khi xem phóng sự này, thầy dí dỏm nói: "Ông Phan đúng là có nghề làm truyền hình, nên học trò của ông đã làm 1 bộ phim quá hay về thầy".
Phía sau khuôn hình là cuộc sống đời thường của 1 người cả đời khoác áo lính. Thật vinh dự khi là học trò của những người thầy như đại tá, NSUT Chi Phan!
1 nhận xét:
Giờ, hàng năm thầy vẫn đi giảng dạy về kĩ năng PTTH cho các địa phương.
Đăng nhận xét