Những năm bao cấp, cuộc sống dân ta (và ngay cả cán bộ) khốn khó vô cùng. Mẹ tôi nghỉ hưu nhưng vẫn nuôi lợn . "Tao lao động quen rồi, nghỉ tay không chịu được", cụ bảo, "hơn nữa lấy công làm lãi, bán lợn còn có đồng ra đồng vào; nhất là lại có bữa cải thiện cho con, cho cháu" (ý cụ nói, bán lợn nhưng tao không bán bộ lòng, để dành cho con cháu bữa ăn tươi - lòng lợn, tiết canh và nồi cháo. Gặp phải cánh lái lợn thịt quen, nể cụ, mới cho làm thế!).
Cùng chi bộ có chú bí thư nghèo, cũng quây cái ban-công trên gác làm chuồng nuôi lợn. Công nuôi thì có nhưng tiền thì không, vì còn phải nuôi con ăn học. Xuất thân là dân lao động, mẹ tôi rất thương người nghèo; biết chuyện, cụ giở cái bìa nhựa quyển lịch công tác dùng làm ví, lấy ra mấy trăm đưa cho chú: "Cứ dùng tiền tôi mà mua lợn giống, mua rau mua cám. Nhớ chọn lợn tốt, nuôi dễ, chóng lớn, chóng bán". Bán được vài lứa, chú mang tiền sang trả. Vừa nghe nói, cụ bảo: "Ơ hay! Tôi đã cần tiền đâu. Con cái đi làm hết, chả cần nhờ. Chú cứ giữ mà dùng".
Cũng phải mấy năm liền. Khi thấy cụ đã yếu, sáng sáng cứ xách ghế ra cổng, ngồi nhìn phố phường, bà con qua lại, chú lại cầm bọc tiền sang, giúi vào tay cụ:
- Bác ơi, em xin gửi lại bác. Nhờ số tiền bác cho mượn mà em...
- Sao... lại... phải... trả? - Cụ nói chậm dãi - Tôi già... yếu... chắc sắp... đi rồi. Mà đi... thì có mang... tiền theo được đâu. Thôi, chú cứ cầm... mà dùng.
Nói thế nào cụ vẫn lắc. Lát sau cắp ghế đi vào nhà...
Ngày cụ đi, bà con khối phố đến kín nhà tang lễ; trong số đó có vợ chồng chú bí thư. Nước mắt lưng tròng như chính người thân mình mất, họ cúi đầu, chắp tay vái lạy, cầu bà đi siêu thoát.
Đấy là chuyện đã gần hai chục năm...
Nhớ mẹ nhưng nhìn cái bọn quan chức thời nay mới thấy hay. Chúng nó đã tham nhũng, ăn cắp tiền của dân (ừ, thì cứ nói là "tiền dự án"!) cho mình đã đành; nhưng chúng giỏi hơn quan chức các nước khác là: tham nhũng cả cho đời con, đời cháu.
Ừ, thì nhiều tiền đấy, thử hỏi chúng mày có mang tiền chôn theo quan tài được không? Và, có nhiều tiền thì chắc chắn con chúng mày, cháu chúng mày và... sẽ không chịu học hành, sẽ chỉ sống để hưởng thụ, để tiêu tiền. (Vì tiền ấy có phải do chúng lao động, tích lũy được đâu). Cuối cùng chúng sẽ... i-tờ-ít tờ-ít-tít nặng tịt.
Đời đúng là rất "nhân - quả"!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
8 nhận xét:
Tiền thì không mang theo được, nhưng tiếng thì không muốn vẫn cứ mang theo. "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng", cả tiếng thơm và tiếng thối. Bao nhiêu năm sau, bia miệng vẫn để đời.
"Tiếng" người ta cũng phải để lại cho đời đấy chứ, Quang Vinh? Nếu người ta mang theo được thì đã không có câu "Tiếng xấu để đời".
@KQ : câu chuyện nhỏ này về Bác gái cảm động quá.
Mấy năm nay ra sức cổ động cho việc 'Học tập và làm theo tư tưởng HCM', mỗi buổi sinh hoạt CB có một ĐV (theo lượt) kể một mẩu chuyện về đời hoạt động của Cụ.Sẽ tốt hơn nhiều cho việc học tập ấy,nếu có những câu chuyện như thế này về lớp học trò,đống chí của Cụ cũng được kể ra.
Chợt nhớ lại,có lần LC (sử gia k3) hỏi tôi 'câu có biết nhìn về mặt con người chế độ PK khác chế độ TB ở chỗ nào ko?'.Tôi chịu. LC nói 'khác chỉ ở mỗi một chỗ : CNPK chỉ nhìn thấy có một người là Ông Vua, những người còn lại đều ko đáng kể. Tới CNTB, thì ngoài việc thấy Vua còn thấy có những người khác nữa!'
Cái "tiếng" vừa mang đi, vừa để lại, xóa không hết, rửa không sạch.
Thêm một câu chuyện cảm động về các bậc sinh thành của anh em Trỗi chúng ta .Hoang Chương
@TL: Thực ra chế độ PK và chế độ TB có vô vàn điểm khác nhau. Nhưng điểm khác nhau -theo tôi- dễ nhận ra nhất ,là ông vua trong chế độ PK cùng một lúc có nhiều vợ còn ông vua trong chế độ TB chỉ có một.
Câu chuyện mộc mạc đã giáo dục cho thế hệ trẻ chúng cháu nhiều giá trị quý báu ạ.
"Phúc đức tại mẫu" . Nhà cháu rất coi trọng phúc đức. Phúc đức là di sản quý giá nhất của con người để lại cho hậu thế.
Tết nào bà cũng lên đồn 10 CA Cửa Nam cho tiền, quà ăn tết: "Các cháu phải trực để dân ăn tết vui vẻ, không được về nhà ăn tết cùng vợ con nên bà cho chút quà". Tháng lương cuối bà mang lên biếu CCB phường: "Tôi cũng là CCB, tôi biết các đ/c làm ở phường thì làm gì có lương".
Đăng nhận xét