Mời các bạn nghe ngôn ngữ của người Hà Nội bây giờ. HN là quê hương của tôi ! Đẹp mặt tôi qúa !!! , đã một thời được mệnh danh là "Hà thành hoa lệ, đất ngàn năm văn vật"...
ÐỐ BẠN KHÔNG CƯỜI
Gần đây tôi về Hà Nội, tôi không khỏi bỡ ngỡ, khi tìm nhà của một người quen làm trưởng một khu phố văn hóa. Thấy có mấy đứa trẻ con đang nô đùa ngoài ngõ, tôi hỏi: "Này các cháu có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa ở đâu không?".
Một đứa trẻ trai, trạc trên dưới 10 tuổi, ngước nhìn tôi bằng ánh mắt xấc láo, ranh mãnh, đáp gọn lỏn: "Biết, nhưng đéo chỉ!".
Tôi lắc đầu đi sâu vào ngõ văn hóa, gặp một thanh niên, tôi hỏi: "Anh ơi, anh có biết nhà ông trưởng khu phố văn hóa này ở chỗ nào không anh?". Gã trẻ tuổi chẳng thèm dòm ngó gì đến tôi, trả lời cộc lốc: "Ðéo biết!".
Khi gặp ông trưởng khu phố văn hóa, tôi đem chuyện này kể cho ông ta nghe với lời than thở: "Anh ạ, các bậc phụ huynh ở đây không dạy dỗ con em hay sao mà để chúng nó ăn nói với khách lạ thô bỉ đến thế hả anh?!". Chẳng cần suy nghĩ gì, ông trưởng khu phố văn hóa đã thuận miệng trả lời tôi ngay: "Có dạy đấy chứ, nhưng chúng nó đéo nghe!".
Lúc ấy cô con gái của ông bạn tôi là cô giáo, dạy môn văn, vừa đi dạy về và tôi đem chuyện ấy ra kể lại. Thay vì trả lời trực tiếp cho tôi, cô giáo xin phép thuật lại một chuyện như sau:
"Hôm ấy cháu giảng bài văn, có đoạn kể thành tích anh hùng và dũng cảm của nhân dân ta đã đánh gục Tây, đánh nhào Mỹ, vv... Cuối cùng, cháu kêu một em học trò trai lớn nhất lớp, bảo nó cắt nghĩa hai chữ: "dũng cảm là gì?". Nó đứng lên suy nghĩ một lúc rồi đáp gọn lỏn: "Nghĩa là... là .. đéo sợ !".
Sau đó cháu lại có cuộc tiếp xúc với ông bộ trưởng giáo dục và đào tạo, liền đem chuyện thằng bé học trò đã cắt nghĩa 2 chữ "dũng cảm" là: "đéo sợ!" cho ông nghe.
Nghe xong, ông bộ trưởng tỏ vẻ đăm chiêu, ra điều suy nghĩ lung lắm. Cuối cùng, ông nghiêm nghị nhìn cháu rồi gật gù như một triết gia uyên bác vừa khám phá ra một chân lý, chậm rãi đáp: "Ừ, mà nó cắt nghĩa như thế cũng... đéo sai ! ... !!!".
Cô kết luận: "Ðấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người dưới chế độ này như thế đấy. Rồi đây, các thế hệ trẻ miền Nam cũng vậy thôi! Làm sao tránh được?".
Ông bố rầu rĩ thở dài: "Ðất nước kiểu này thì ...đéo khá...".
CÒN TÔI SAU KHI ÐỌC XONG ÐÉO HIỂU TẠI SAO HỌ THÍCH SỬ DỤNG CHỮ ÐÉO,
CHO NÊN ÐÉO BÌNH LUẬN.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Gặp lại nhau
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Ngại nhất lúc đi chợ.
- Rau bà chỉ có thế, mua không mua thì thôi. Biến! Mấy con mặt n. nhà quê, không biết đi chợ.
(Mà mình lại có nhà xịn, đã 50 năm ở HN).
Dùng thành quen đó ạ. Cháu ko biết đã vô tình dùng chưa nhưng cháu đọc còn cảm thấy ngượng và bỏ qua từ đó...
Ngày cấp 3, cháu chơi thân một cô bạn. Có lần cô bạn cháu nói: Ôi hôm nay chán đời quá! Lần đầu tiên cháu nghe câu nói đấy, cháu cảm thấy rất khó nghe, và khó chịu... ôi thế mà cháu nghe nhiều rồi cũng bị quen... bỗng một hôm cháu buột miệng nói: Chán đời....
Từ tục cố đừng thành thói quen. Còn khi khơi khơi quậy vui thì nói cũng chả sao.
Hãy thử nhìn lại chính mình. Nhóm bạn Trỗi gặp nhau thì không hiếm những "đ...mẹ", "đé.." đâu. Nhiều bạn Trỗi chẳng chút ngượng mồm khi thốt ra những thuật ngữ đó. Cũng là một điều cần suy nghĩ.
Đăng nhận xét