Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Hy sinh, chuyện chưa biết của 1 người quen (KQ)

Tôi quen với ông B.N.S, cán bộ Tiền khởi nghĩa, có 62 năm tuổi đảng. Vì tin cậy mà ông kể lại chuyện xưa đáng trân trọng.

Cụ thân sinh ra ông B.N.SB.N.H nhân sĩ yêu nước.  Năm 1951 khi gia đình tản cư về Nam, đang làm Hội trưởng Hội Liên hiệp quốc dân VN tỉnh Hà Nam thì cụ bị bệnh nặng. Cụ được ông Lê Thanh Nghị (Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên Khu Ba) và cụ Bùi Kỷ (Chủ tịch Hội Liên hiệp quốc dân VN Liên khu Ba) cho phép vào nội thành Hà Nội để trị bệnh cùng với nhiệm vụ làm cơ sở Công an nội thành. Cụ nhận một cán bộ Công An HN làm con nuôi.



Năm 1960 trong thời kỳ cải tạo XHCN ở Hà Nội, cụ ông đã gặp khó khăn về kinh tế và chính trị do chính quyền gây ra. Nhưng vì lòng tự trọng của một nhân sĩ mà cụ không khai báo gì chuyện đã đóng góp trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Ít lâu sau cụ ra đi cùng với những nỗi niềm day dứt.
Ngày 6/8/1961, Cục Địch vận (TCCT) cử cụ bà L.T.V - mẹ ông  B.N.S - vào Nam dưới hình thứcVượt  vĩ tuyến thứ 17 với lí  do: không sống được  dưới chế độ ta   con trai cả là sĩ quan Pháp đã  vào Nam t   1954 và  đang phục vụ  trong quân đội SG.
Cục Địch vận giao cho cụ trọng trách làm nhân mối để vận động binh sĩ địch ngả về cách mạng. Lúc bấy giờ vẫn có chương trình nhắn tin qua đài phát thanh giữa 2 miền. Theo quy ước, sẽ có những mật khẩu trong tin nhắn thông báo đã đến nơi an toàn. Cụ bà L.T.V. đi trót lọt. Sau đó Đài phát thanh SG còn đưa tin: có mấy phụ nữ “từ chối chế độ Cộng sản vượt tuyến về với quốc gia”. Cụ bà vào SG thực thi nhiệm vụ trong thời gian hỗn loạn, đầy bất trắc, khi quân đội SG làm đảo chính liên miên.
Ngày ra đi, không kể những người con đã trưởng thành, cụ bà phải dứt lòng tạm xa 2 cô con gái đang tuổi ăn học. Những tưởng chỉ xa nhau vài năm mà phải hơn chục năm sau mới hội ngộ. Ngay sau ngày giải phóng miền Nam, ông S. cùng các em vào SG thăm mẹ. Khi đến nơi thì cụ đã bị bệnh tâm thần,  không còn nhớ, không còn biết gì. Ông S. có hỏi em i về hoạt động và hoàn cảnh mẹ trước khi mất nhưng vì nhiệm vụ bí mật nên em không hay biết. Bà B.T.Đ chỉ cảm nhận, có thời gian mẹ sống trong tâm trạng bất an, nghi ngờ như bị ai rình mò rồi phát  bệnh.
Đến tháng 9/1979 thì cụ mất khi đang sống với con gái B.T.Đ ở 9B cư xá Phú Nhuận, P4, Q. Phú Nhuận.

Sau 1975 chưa có chính sách với người có công nên gia đình chỉ xin Cục Địch vận xác nhận sự việc “cụ được cử vào Nam để kịp thời giải toả các dị nghị về “cuộc vượt tuyến trên, hầu gỡ lý lịch chính trị cho con cháu về sau. Cục Địch vận đã có xác nhận. Tới năm 1995, Nhà  nước mới có chính sách với người có công thì lúc đó  mẹ đã mất nên gia đình không khai báo để được hưởng chính sách.
Trường hp của gia đình ông B.N.S chỉ là một trong hàng vạn, hàng triệu sự hy sinh của mỗi gia đình cho đất nước này trong 2 cuộc kháng chiến kéo dài đến 30 năm, rồi chiến tranh biên giới phía Nam, phía Bắc. Nay gia đình mới gửi đơn thư tới Cục Địch vận xem xét lại sự việc để cụ bà được hưởng chính sách người có công. Hy vọng Nhà nước sẽ có những đánh giá đúng về công lao của cụ.

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Như vậy tới những năm 60-61 ta vẫn phái khiển cán bộ vào Nam.

Unknown nói...

Nhiều lắm những chuyện như vậy....sự hy sinh thầm lặng thật cao cả! Cơ quan lưu trữ có hết nhưng việt công mình không có quy đin giải mã tư liệu nên nhiều sự kiện bị chôn vùi và không bao giờ ai biết!