Muốn xây nhà phải nộp tiền sửa ngõ, muốn sửa sang nhà
cửa phải nộp tiền rơi vãi vật liệu. Giữa trưa mở nhạc inh ỏi, gõ cửa nhắc thì
lôi hình xăm rắn rết ra dọa. Ở những con ngõ nhỏ, chung cư cũ ngay giữa lòng Hà
Nội vẫn có những cách hành xử “côn đồ” như thế.
Nộp 10 triệu ra đây!
Đó là cái giá mà hàng xóm của chị T. Quỳnh (Phú Mỹ, Mỹ
Đình) đưa ra khi chịmuốn chở vật liệu xây dựng về sửa sang nhà cửa. Chị Quỳnh
không đồng ý, hàng xóm liền lôi bàn ghế ra ngõ chặn không cho xe chở vật liệu
vào.Chị Quỳnh kể: “Nhà mình nằm gần cuối ngõ, các nhà xung quanh thì không sao nhưng cái lão ngay cạnh nhà mình thì xấu tính thôi rồi. Hồi mình chuẩn bị sinh thêm bé nữa, hai vợ chồng quyết định sửa lại ngôi nhà cấp 4 đang ở lên 3 tầng. Thủ tục với chính quyền xong hết rồi nhưng cái lão hàng xóm lại làm khó dễ. Lão bắt nộp cho lão 10 triệu, lão mới cho xây lên.
Lão bảo nhà mình ngay sát nhà lão, xây lên kiểu gì cũng không tránh khỏi rơi vãi vật liệu xây dựng, rồi tiếng ồn, rồi đụng chạm làm lung lay tường nhà lão, vân vân và vân vân. Nói chung muốn xây lên thì phải nộp phí tổn 10 triệu.
Hai vợ chồng mình thấy vô lý nên không chịu. Vẫn tiến hành xây mà không đưa tiền cho lão. Ấy thế mà khi xe chở vật liệu đi vào ngõ, lão lôi hết bàn ghế nhà lão ra để đó chặn không cho vào. Thợ nhà mình ra chuyển vật liệu toàn bị lão dọađánh, cứ thỉnh thoảng lão lại hú lên: “Chúng mày không có mắt hả, rơi hết đá sỏi vào nhà tao rồi”.
Chị Quỳnh bảo, lúc đầu thấy vô lý nên hai vợ chồng chị quyết không đưa tiền cho lão hàng xóm. Nhưng vì lão cản trở, việc xây dựng bị đình trệ nhiều nên chồng chị sang “đưa trước” cho lão 3 triệu bảo mấy nữa đưa nốt thì lão mới chịuđể yên.
“Cái này báo với chính quyền cũng không có ích gì, càng khiến lão hậm hực rồi sinh sự thêm. Thôi thì muốn được việc mình thì nhắm mắt nhắm mũi chịu ấm ức một tí”, chị Quỳnh nói.
Cũng có hàng xóm “vòi tiền” như chị Quỳnh, chị Mai (Thanh Trì, Hà Nội) ấm ức kể lại: “Vợ chồng tích cóp mãi mới đủ tiền mua một mảnh đất bé bé trong làng rồi xây nhà. Trong ngõ nhỏ chỉ có hai nhà là nhà mình và nhà hàng xóm tên K. Trước khi xây, chồng mình đã đến nói chuyện và đưa K. 5 triệu góp chút tiền đổ bê tông ngõ. Nhưng lão không đồng ý, đòi nhà mình đưa 20 triệu mới cho vào ngõ. Vợ chồng mình không chịu thì ngày nào hai bố con lão cũng ra chặn xe chở vật liệu, công trình chậm cả tuần liền”.
Không chọn biện pháp “dĩ hòa vi quý” như chị Quỳnh, chồng chị Mai liền nhờ“đầu gấu” đến nói chuyện với anh hàng xóm. Mấy ông đầu gấu chỉ nói có đúng 8 từ"đứng gọn gọn cho người ta làm việc”, công trình nhà chị không còn bị chậm tiếnđộ nữa.
Tra tấn nhau bằng âm nhạc
Mới chuyển đến căn hộ chung cư mới chị Thanh (Khu đô
thị mới Định Công) đã ngán ngẩm với cái kiểu sinh hoạt của nhà hàng xóm. Chị kể: “Giữa trưa hay nửa đêm hàng xóm nhà mình đều bật đài inh ỏi như chốn không nhà. Con bé nhà mình cứ giật mình thon thót, ngủ không ngủ được. Em định sang nói mấy lần nhưng chồng em bảo mình mới chuyển đến đây, dĩ hòa vi quý thì hơn nên lại bấm bụng chịu đựng.
Đến một hôm con mình sốt, dỗ mãi mới chịu ngủ, đang thiu thiu thì hàng xóm làm cái bùm bụp nó giật mình khóc thét lên. Vừa thương con vừa điên tiết mình mới chạy sang bấm chuông, nhờ vặn nhỏ nhạc 1 tí. Lão hàng xóm liền cởi phăng áo, quay lưng lại, chao ôi toàn hình xăm rắn rết, rùng hết cả mình”.
Chị Thanh bảo, lão hàng xóm này cũng mới chuyển đến, có một số hộ quanh đây cũng từng bấm chuông yêu cầu lão bật nhỏ nhạt đi và cũng đều bị lão dọa tương tự. Mãi sau khi các hộ viết đơn đề nghị ban quản lý tòa nhà can thiệp tình hình mới được cải thiện. “Thỉnh thoảng lên cơn, lão lại bật nhạc to bất thình lình”,chị Thanh nói.
Cũng bị hàng xóm “tra tấn lỗ tai”, anh Lê Nam (Nhân Mỹ, Mỹ Đình) kể: “Khu nhà mình mới có nhà sắm được bộ dàn karaoke thì phải, cứ ra rả suốt ngày từ sáng đến chiều từ chiều đến tối. Có hôm 11 giờ đêm vẫn cứ nheo nhéo Vầng trăng khóc với cả Đêm trăng tình yêu. Nhiều lúc muốn ngủ mà không ngủ được”.
“Khu này ai cũng hiền nên chả ai muốn lên tiếng. Một hôm bà chị họ mình sang chơi, giữa trưa đang thiu thiu ngủ thì bên ấy lại bật loa tra tấn cả xóm. Bà chịmình nghe chuyện mới đứng trước nhà gào lớn: “Be bé cái mồm tí cho người ta còn ngủ, đã hát dở còn thích to mồm”. Thế là ngưng được một vài ngày rồi lại đâu vàođấy”, anh Nam nói thêm.
Hàng xóm vòi 200 triệu tiền ngõ mới cho xây nhà!
“Mình ở quê ra, sau bao năm vật lộn mới mua được mảnh
đất ở Hà Nội 30m2. Định xây căn nhà cấp 4 để ở cho khỏi mất tiền thuê nhà hàng
tháng, vậy mà hàng xómđòi 200 triệu tiền lối đi, gần bằng tiền mình mua mảnh
đất. Thật quá đáng không chấp nhận nổi”, độc giả Phạm Việt kể.Sau khi đăng tải bài viết Những láng giềng “côn đồ” giữa thủ đô, rất nhiều độc giả đã gửi phản hồi chia sẻ câu chuyện của mình. Thật không ngờ,giữa mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến, chuyện hàng xóm vòi tiền, chèn ép nhauđang âm thầm xảy ra như cơm bữa.
Mang cả bao tải dao kiếm đến gây sự
Chuyện hàng xóm vòi tiền khi xây mới, sửa sang nhà cửa vẫn đang âm thầm diễn ra ở các con ngõ hẻm Hà Nội. Thậm chí nhiều người không thể tin vào tai mình khi nghe “yêu sách” mà hàng xóm đưa ra.
Độc giả Phạm Việt cho biết, anh từ quê ra thành phố làm ăn bao năm mới tích cóp mua được mảnh đất 30m2 ở Hà Nội. Nhưng anh chưa thể xây nhà vì bị hàng xóm vòi đến 200 triệu tiền ngõ.
“Không chấp nhận nổi. Mình ở quê ra, sau bao năm vật lộn mới mua được mảnhđất ở Hà Nội 30m2. Định xây căn nhà cấp 4 để ở cho khỏi mất tiền thuê nhà hàng tháng, vậy mà hàng xóm đòi 200 triệu tiền lối đi. Nếu họ đòi 10-20 triệu chắc mình cũng đưa cho xong, nhưng 200 triệu thì gần bằng tiền mình mua mảnh đất. Thật quá đáng không chấp nhận nổi”, anh Việt kể.
Đồng cảnh, độc giả Toàn Phước phải mất một cây vàng mới được hàng xóm đồng ý cho xây nhà: “Tôi cùng anh bạn cũng mua nhà ở Phú Mỹ, bị dân bản xứ "Hà Nội gốc" chèn ép không sống nổi. Rồi cuối cùng anh bạn không chịu nổi phải bán nhà bỏ đi. Tôi ở lại mất thêm "1 cây vàng tiền mua ngõ". Lúc làm nhà mấy ông "Hà Nội gốc" không cho xe chở vật liệu vào. Mất thêm mấy chục triệu tiền gánh vật liệu xây nhà. Vợ chồng đi làm suốt ngày, hàng xóm cứ ngồi không tính lô, đề, cờ bạc và khoe cái "Hà Nội gốc", phóng uế, quét rác sang nhà, bực mà không làm gì được. Góp ý trơ như đá. Tao ở đây mấy đời, sợ đ. ai. Pó tay!”.
Với những người tỉnh lẻ, mua được mảnh đất ở Hà Nội đã khó, để xây được căn nhà trên mảnh đất mới mua càng khó hơn. Rất nhiều người đã phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi bị hàng xóm vòi vĩnh, chèn ép.
Một độc giả ở Hoàng Mai kể: “Phải nói rằng không biết người Hà Nội thanh lịchở đâu chứ chắc ở khu mình - Thanh Trì - Hoàng Mai thì không có. Hở tí là chỉthích "thịt luộc" nguời nơi khác mới đến ở. Năm 2007 mình mua đất ở khu này, lúc mua bà chủ nhà nói có vẻ rất tử tế là khi nào xây nhà họ sẽ tạo điều kiện hỗ trợhết mức, đến khi xây, trát bức sau họ đòi 10 triệu đồng, bức bên cạnh họ đòi 15 triệu, nếu không họ không cho bắc giáo trát, thế mới khốn nạn chứ”.
Phần đa khi gặp phải tình cảnh này mọi người đều chọn cách “dĩ hòa vi quý”,thế nhưng cũng có những người đáp trả bằng chính chiêu bài mà hàng xóm đưa ra.
Độc giả Văn Đích kể: “Mình có ông bạn thân cũng mới mua đất làm nhà. Lúc đầu mấy anh “răng vàng” đầu ngõ cũng đến hoạnh họe. Khi làm có bắn vôi vữa sang nhà hàng xóm, thì hàng xóm thuê đầu gấu nơi khác mang cả bao tải dao, kiếm đến gây sự. Ông bạn mình trước đây cũng thuộc dạng không vừa, tiện đà vác ngay kiếm ra truy đuổi. Rất may cho mấy chú vừa được thuê đến chạy kịp, bỏ lại cả bao tải “đồ chơi”, không thì… Kể từ hôm đó mấy anh “răng vàng” cùng ngõ cũng phải kiềng cái mặt”.
Hàng xóm thạc sĩ cũng vô văn hóa
Có hàng xóm “côn đồ” thì ấm ức vì bị chèn ép, sống cạnh hàng xóm vô văn hóa cũng ngán ngẩm không kém.
Độc giả Nghị chia sẻ: “Hàng xóm nhà tôi - Thạc sĩ hẳn hỏi, nhưng cả ngày mởnhạc inh ỏi, bảo vệ nhắc nhở họ cũng làm ngơ. Xung quanh con cái mọi người không học được họ phản ảnh thì cũng như nước đổ lá khoai. Họ làm vậy để được gì , chỉ để cho người ta nhìn nhận họ là kẻ thần kinh có vấn đề không bình thường, thểhiện sự thiếu tôn trọng người khác, họ tự cách ly với cộng đồng và bị xung quanh khinh rẻ và xa lánh. Thôi thì xã hội muôn hình muôn vẻ, đôi khi cũng phải chấp nhận mình là người không may mắn khi phải ở gần những kẻ thần kinh không bình thường như vậy”.
Góp ý không được, nhiều người sống cạnh hàng xóm vô văn hóa cũng muốn làm đơnđề nghị chính quyền can thiệp nhưng nghĩ đến tình làng nghĩa xóm nên còn phân vân.
Độc giả Nguyễn Trọng cũng đang phân vân trước quyết định của mình: “Nhà tôi ở cạnh một gia đình cả hai vợ chồng là BÁC SĨ ở một bệnh viện lớn ở TPHCM. Không biết giàu có cỡ nào? mà nuôi một đàn chó 5-6 con to đùng. Điều đáng nói là tuy là BÁC SỸ nhưng bẩn thỉu vô cùng, cả đàn chó phóng uế suốt ngày mà không thèm quyét dọn, có quét dọn (osin làm) cũng đổ ra đường làm bốc mùi hôi thối ô nhiễm vô cùng.
Đã nhiều lần (hàng chục) chúng tôi trực tiếp góp ý, kể cả báo với tổ dân phố rồi, nhưng "vũ như cẩn". Tôi đã viết đơn định gửi khu phố-UBND phường nhưng đang phân vân. Thứ nhất mất tình láng giềng, thứhai không biết chính quyền xử vụ này thế nào? Buồn quá!!!”.
Không nhờ đến chính quyền can thiệp, độc giả Mai Anh Đức bày kế đối phó: “Lấyđộc trị độc! Cách đây mấy năm mình con đi thuê nhà để ở cũng có gặp mấy trường hợp như vậy! Trong trường hợp các bạn càng hiền lành cái kiểu "dĩ hòa vi quý" thì tụi nó càng được nước lấn tới, lần 1 rồi lần 2 và các lần sau nữa! Đối với tôi, tôi sẽ dằn mặt và phủ đầu luôn! Đảm bảo không có lần thứ 2!”.
1 nhận xét:
Ko biet Luat THU DO co dua cac che tai:khi XD nha phai dong cac khoan phi nay ko?
Nhuc!Xau ho qua Thu Do oi!
Đăng nhận xét