Chuyện xưa
"Ăn vận" là từ các cụ hay nói ngày xưa, nay xin được dùng lại. Nhớ ngày bao cấp, khổ quá toàn: Ăn qua loa, mặc áo toàn da, đi xe cố vấn...
Thế hệ chúng ta thì quá biết nhưng các cháu thì chắc không hiểu???
- "Ăn qua loa" là ngày đó đài phường (UBND phường toàn dùng loa để thông báo mọi việc) báo cho bà con biết: Hôm nay cửa hàng HTX bán thịt kèm mỡ theo phiếu số..., đậu phụ số... (Chứ không phải ăn đại khái, qua loa!). Ngày nào cũng phải ngong ngóng chờ nghe tin buổi sáng, trước khi đi làm. Lỡ mà không nghe là cả nhà mất ăn cả tuần.
- Mặc áo toàn da, không có nghĩa là mặc áo da bò, da hươu xịn, mà là "trẩn cời". Quần áo có nhất bộ lành, chỉ để mặc khi đi làm. Vì vậy về đến nhà là cởi trần, tránh cổ áo bị sờn rách, tránh quần áo bị bạc màu. (Mà ngày đó nhuộm tồi lắm, quần áo chóng bạc). Chả thế nghề sửa quần áo, lộn cổ áo, xoay ống quần ((phần đầu gối rách được xoay từ trước ra sau) làm ăn được.
- Đi xe cố vấn, không có nghĩa được đi nhờ xe của cố vấn Liên Xô mà vì tiêu chuẩn mấy năm mới được mua xăm, lốp 1 lần. Vậy là xăm thủng, lốp nát. Bà con "phát huy sáng kiến, cải tiến kĩ thuật", lấy cao su hoặc vải buộc lại chỗ lốp chửa, vỡ. Ý là cố mà buộc lại để đi cho được.
Còn chuyện nay...
Từ ngày nghỉ hưu sướng vô cùng mà lại ở SG (quanh năm nóng ấm) lại sướng hơn - mặc soóc suốt ngày. Đi ra đường- soóc, đi shopping cùng vợ - soóc, đi thăm bạn bè - soóc, đi nhậu - soóc, đi chơi thể thao - soóc, thậm chí lên phường - cũng soóc... Quần dài đẹp toàn treo trong tủ, chỉ dùng cho cưới xin, ma chay, hiếu hỷ. Mà mấy cái ấy thì thi thoảng trong đời thường.
Bạn tôi nhà có nghề may, hàng toàn xuất khẩu nên có đủ loại quần soóc (ngắn, dài, lửng... với các kiểu túi, có cả túi bắt gà) để mặc. Thế là ông bạn tặng liên tịch, đỡ tốn tiền mua. Ấy vậy số quần soóc bị sơ gấu, rách cũng kha khá, phải loại ra cũng không ít. (Mặc thường xuyên mà). Cô cháu ở HN vào, khi chuyện vui cũng nhận xét: Cháu toàn thấy chú ấy mặc soóc.
Nghỉ hưu rách việc, tự nhiên nghĩ chuyện này, bày ra để tếu táo cho vui!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Phát hiện thằng bạn có nhiều quần sooc.Có cái nào chật mà có túi bắt gà cho xin một cái nhé.Mình cũng thích mặc nhưng"cặp giò hơi tăm"nên cũng ngại mặc.
Ngày xưa nghèo khó nên bị ăn đói, mặc rách.Bây giờ đã no đủ,ăn ngon mặc đẹp mãi thì chuyển sang ăn kiêng giữ dáng,mặc rách trông mới sành điệu:).HP
Ống quần soóc mặc lâu ngày thì mòn, chỉ bung ra và sợi rủ xuống. Mặc cũng hay hay. Vợ "cô nhắc" thì nói: Ba già rồi, ăn mặc thế nào cũng được, có ai thèm nhìn.
Heey za ! Ba mặc thế có ai thèm nhìn, nhưng mặc như thế ba lại thoải mái nhìn người ta ! Chú KQ chuẩn men !
Hóa ra là đóng kịch à, VT?
Đăng nhận xét