Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

HAI BÀI LUYỆN TRƯỜNG SINH (Tiếp theo và hết)


II/ THẬP NHỊ ĐOẠN CẦM

Sáng thức dậy, còn ngồi trên giường tập 1 lần tuần tự 12 động tác.
Tối trước khi đi ngủ, tập 1 lần.
Trong ngày, lúc rảnh, bụng đói, có thể tập thêm.
1. Khấu Xỷ  
Đập răng vào với nhau, cho gân cốt hoạt động, tinh thần anh minh.
Mỗi thứ 36 lần.


2. Yết Tân  
Để lưỡi lên sau răng cửa hồi lâu, nước bọt sẽ sinh. Nuốt xuống. Khi nuốt phải nuốt mạnh cho thành tiếng. Như vậy nước bọt nuôi ngũ tạng, giáng hỏa. Càng nhiều lần càng tốt.
3. Dục Diện Bộ  
Hai tay xoa vào nhau cho nóng, rồi lấy tay xoa từ cổ lên trán, đến chân tóc, như rưả mặt.
4. Minh Thiên Cổ  
Hai tay bịt hai tai, lấy đầu ngón tay đập vào 2 xương sau ót 24 lần.
Lấy tay bịt lỗ tai, để ngón tay trỏ chồng lên ngón giữa, rồi búng xuống.
5. Vận Cao Hoang  
Huyệt Cao Hoang ở 2 bên bả vai dưới đốt xương sống 4, tính ra hai bên 3 tấc.
Quay 2 vai 7 lần, sẽ tiêu ma bệnh toàn thân.
6. Thác Thiên  
Nắm 2 tay lại. Mũi hít hơi vận lên Nê Hoàn, đồng thời đưa 2 tay lên cao như đỡ Trời (thác Thiên). Rồi buông 2 tay xuống. Làm như vậy 3 lần. Khử được tà khí vùng ngực và bụng.
7. Tả Hữu Khai Cung  
Nín hơi. Tay trái dơ thẳng ra. Tay phải như dương cung. Hai mắt tuỳ nghi, nhìn theo tay trái, hay tay phải (tay nào dơ thẳng thì nhìn).
Mỗi tay ba lần, tả được Tam Tiêu hỏa.
8. Phàn Đơn Điền    
Tay trái đỡ ngoại thận (thận nang). Lấy tay phải xát Đơn Điền 36 lần. Rồi lấy tay phải đở thận nang, lấy tay trái xát Đơn Điền 36 lần.
9. Sát Nội Thận huyệt  
Cần nín hơi. hai tay xoa nóng lên, trà xát nơi Mệnh Môn (vùng xương sống sau lưng, ngang rốn) 36 lần.
10. Sát Dũng Tuyền huyệt  
Lấy tay trái giữ chân trái. Lấy tay phải xoa lòng bàn chân trái 36 lần.
11. Ma Vĩ Lư huyệt
Huyệt này ở cuối xương sống, trên giang môn. Thống huyết mạch châu thân. Thoa nó rất có ích.
12. Sái Thoái  
Chân trái đứng thẳng, chân phải dơ cao lên, đá ra phía trước 7 lần.
Đổi chân, làm như trên, giúp lưu thông huyết mạch.
_____________________________________________________________
Chú thích:
* Thập Nhị Đoạn Cẩm dĩ nhiên hay hơn Bát Đoạn Cẩm.
* Sơ lược tiểu sử Chung Ly Quyền 漢鐘離 đạo sư: tự Vân Phòng, hiệu Chính Dương Tử. Người nước Triệu , ở kinh đô Hàm Đan , tu tiên đắc đạo có khả năng cải tử hoàn sinh.
Cuối thời Đông Hán 東漢 khoảng 25–220 sau CN, ông học văn, làm quan Tả Luyện Nghệ Đại Phu.
Khi mới sinh, Chung Ly Quyền có điềm khác lạ, trên nóc nhà hào quang sáng đỏ, ai nấy đều kinh ngạc, lớn lên thành một vị tướng quân, võ nghệ oai danh như thần. Khi ấy triều đình Hán nhận được sớ khẩn cấp của tướng trấn ải báo có binh rợ Phiên do Bất Dực thống lĩnh đánh vào, xin triều đình cử binh cứu viện. Hán Ðế hạ chiếu sai Ðại Tướng Chung Ly Quyền làm Nguyên soái, Phùng Dị làm Phó Tướng, kéo đại binh 50 vạn gấp ra quan ải cứu viện. Nguyên Soái Chung Ly tế cờ, hiểu dụ tướng sĩ xong thì kéo quân đi ngay tới ải Kỳ Thủy đóng trại. Rạng ngày hôm sau, hai bên ra trận. Bất Dực đánh không thắng nổi Chung Ly, quân Phiên bại trận chạy dài. Tin chiến thắng liên tiếp báo về triều đình, danh tiếng Nguyên soái Chung Ly càng vang dậy.
Lúc đó, Lý Thiết Quả (*) đang ở Cung Tiên, đánh tay biết kiếp trước của Hán Chung Ly là Tiên ở cõi Thượng giới, mắc lỗi bị đọa trần, nay mê việc chiến tranh mà không lo tu hành, biết chừng nào trở về Thiên giới.
Lý Thiết Quả muốn độ Chung Ly, nhưng nếu để Chung Ly thắng trận mãi, triều đình sẽ gia phong quan tước, tất sinh mê đắm trong vòng phú quí vinh hoa, nên Thiết Quả tính làm cho Chung Ly bại trận thì mới độ được. Tính rồi liền hóa ra một ông già bay xuống dinh quân Phiên của Bất Dực.
Lúc bấy giờ Bất Dực thở dài, không tìm được kế để đánh quân Hán. Thấy quân vào báo có một ông già cốt cách Thần Tiên xin ra mắt. Bất Dực lấy làm lạ, liền cho mời vào, hỏi:
   –  Lão Trượng tìm tôi có việc gì?
   –  Tôi đến đây bày cho Tướng quân kế thắng Hán. Ðêm nay tôi biết dinh Hán sẽ có hỏa hoạn lớn, Tướng quân thừa dịp này kéo quân vào cướp dinh thì chắc thắng mười phần.
Ông già nói xong liền từ giã đi mất.
Bất Dực, lòng bán tín bán nghi, sợ mắc kế của Nguyên soái Chung Ly, nhưng cũng truyền lệnh chuẩn bị canh hai đến cướp dinh Hán. Nếu thấy dinh Hán bị hỏa hoạn như lời của ông cụ thì sẽ đánh vào, bằng không thì lui.
Bên dinh Hán, tuy thắng quân Phiên, nhưng cũng không dám kiêu, cắt đặt canh phòng ban đêm rất cẩn mật vì sợ bị cướp trại. Khoảng giữa canh ba, Lý Thiết Quả hóa phép đốt dinh Hán, ngọn lửa cháy lan rất mạnh, binh lính không dập tắt nổi.
Bất Dực thấy đúng thời cơ, liền kéo đại binh đánh vào. Chung Ly Nguyên cầm giáo lên ngựa đánh Bất Dực, thấy binh Hán hoảng sợ chạy hết thì cả kinh quay ngựa tẩu. Bất Dực muốn bắt sống Chung Ly nên buông tên nhắm vào con ngựa của Chung Ly đang cỡi, làm ngựa trúng tên té nhào, may Phó tướng Phùng Dị chạy đến tiếp cứu, bắt một con ngựa khác cho Nguyên soái. Hai người bại tẩu, ngó lại dinh Hán bị lửa thiêu rụi, Nguyên soái té ngựa chết giấc. Khi tỉnh lại than rằng:
   –  Ta làm Ðại Tướng vâng chỉ đánh Phiên, ngỡ là cứu nước rạng danh, nào hay Trời khiến ta thảm bại, chẳng những mắc tội với vua, lại còn hổ mặt với triều thần, thật là Trời muốn giết ta, ta còn sống làm chi nữa.
Than rồi, Chung Ly rút gươm tự vận. Phùng Dị khuyên can, lúc đó binh Phiên kéo đến truy nã. Phùng Dị cản hậu, Chung Ly chạy trước. Chạy tới sáng thì lạc. Chung Ly đến một nơi không có nhà cửa dân chúng, phía trước là núi, vừa đói vừa khát, tiến thoái lưỡng nan. Xảy thấy một ông sãi mắt xanh chống gậy đi tới. Chung Ly mừng rỡ bước đến thưa rằng:
   –  Tôi là Hán Nguyên soái Chung Ly Quyền đem quân đánh Bắc Phiên, bị bại trận nên chạy lạc tới đây, xin Thầy chỉ nhà cho tôi tá túc để trở về triều đình xin binh cứu viện.
Ông sãi gật đầu, dắt Chung Ly chỉ một cái am, nói rằng
   –  Ðây là chỗ ở của Ðông Hoa Chân Nhân, tướng quân vào đó tạm nghỉ.
Nói rồi ông sãi mắt xanh đi thẳng như bay. Chung Ly đến am, nhìn thấy cảnh vật xinh tươi yên tĩnh như chỗ của Thần Tiên, đến trước cửa am, định gõ cửa thì nghe có tiếng ngâm thơ từ trong am vọng ra:
Việc thế chẳng đua tranh,
Thanh nhàn lánh lợi danh,
Thân nương theo động đá,
Tình gởi tại mây xanh.
Chơi dạo say mùi đạo,
Thong dong dưỡng tánh lành,
Hỏi ai là bạn tác?
Gió mát với trăng thanh.

Lý Thiết Quả sắp đặt trước, giả làm sãi mắt xanh dẫn dụ Chung Ly đến cho Ðông Hoa Chân Nhân dạy đạo.
Hán Chung Ly nghe tiếng ngâm thơ vừa dứt thì có một ông lão cốt cách Thần Tiên bước ra hỏi:
   –  Có phải Chung Ly Quyền Nguyên soái đó chăng?
Hán Chung Ly kinh hãi thưa:
   –  Phải, tôi vâng chỉ đi đánh Phiên, chẳng may thất trận chạy lạc đến đây, xin Thượng Tiên từ bi cho tôi tá túc.
Ðông Hoa Chân Nhân mời vào am đãi cơm chay, nói:
   –  Công danh như bọt nước, phú quí như ngọn đèn trước gió. Từ xưa đến nay, giang sơn nhiều chủ, phúc thọ ít người. Bần đạo chán cảnh đời đau khổ, tìm nơi u nhã, sống thanh nhàn, thoát vòng lợi danh trần tục. Tướng quân cũng nên thừa dịp này mà tu tâm dưỡng tánh, còn ham công danh phú quí làm chi.
Chung Ly Nguyên soái lắng nghe, liền tỉnh ngộ, muốn theo học đạo, hỏi:
   –  Tiên ông luyện phép chi mà được trường sinh?
   –  Phép trường sinh có gì lạ đâu, lòng phải trống mà bụng phải đặc. Lòng trống là không lo lắng, để cho thơ thới như không; bụng đặc là không theo sắc dục, nguyên khí chẳng hao, được như vậy thì thành Tiên, trường sinh bất tử.
Hán Chung Ly nghe vậy thì mừng rỡ thưa rằng:
   –  Nhờ Tiên ông chỉ dạy, tôi xin lạy để làm học trò. Xin thầy cho biết tôn hiệu.
   –  Ta là đạo sĩ thời thượng cổ, nay đã thành Tiên, hiệu là Ðông Hoa.
Nói rồi truyền cho Chung Ly phép tu luyện và dạy luôn phép chỉ đá hóa vàng, lại tặng một cây gươm Thanh Long Chém Quỉ.
Hôm sau, Chung Ly lạy thầy xin trở về thu xếp việc nhà. Ðông Hoa Chân Nhân chỉ đường về nhà. Khi Chung Ly ngó lại thì thấy thầy và nhà cửa đều biến mất, biết là Tiên ông biến hóa để độ mình. Chung Ly tự đặt hiệu cho mình là Vân Phòng, rồi cải trang mải miết về nhà.

Gia đình Chung Ly Nguyên soái hay tin thất trận và mất tích, tin tưởng là ông đã chết nên cả nhà để tang. Nay lại thấy Chung Ly cải trang trở về thì thất kinh mừng rỡ, hỏi thăm cớ sự. Chung Ly thuật lại đủ hết. Gia quyến mừng rỡ nói rằng khi mới sinh ra có điềm lành, chẳng lẽ lại thác về nghiệp dữ sao được. Chung Ly Quyền không dám ở nhà lâu, sợ vua hay tin bắt tội, liền ăn mặc theo lối Ðạo sĩ, từ giã gia quyến để đi tu, ghé qua thăm anh ruột là Chung Ly Giảng, đang làm chức Lang Trung. Chung Ly Giảng ham mộ đạo đức đã lâu, nay nghe em nói, mừng rỡ bội phần, liền sắp xếp hành trang, cùng em trốn lên non cao tu luyện. Hai người nhắm Họa sơn đi tới. Dọc đường, thấy con cò trắng đang ngóng cổ, Vân Phòng nói:
   –  Con cò cổ dài, le le cổ ngắn, không thể nào cắt bớt mà can bổ cho bằng. Việc đời cũng vậy, kẻ ưa danh lợi, người mến thanh nhàn.
Nhờ có gươm Thanh Long của thầy trao tặng, Vân Phòng giết được cọp thành tinh đang phá hại dân làng, lại thấy dân quá nghèo khổ, nên dùng phép chỉ đá hóa vàng tế độ cho dân.

Ðông Hoa Chân Nhân dạy đạo truyền thêm phép tu luyện cho hai anh em Ly Quyền, Ly Giảng. Ngày nọ, Chung Ly Vân Phòng đi dạo chơi đến núi Tứ Hạo, thình lình một tiếng sấm nổ vang, núi nứt ra một cái khe. Vân Phòng thấy lạ, liền tiến vào khe, gặp một cái hộp đá có một cuốn kinh, liền lấy kinh đem ra ngoài xem thì khe núi biến mất, vách núi liền lại như cũ. Vân Phòng thầm biết là Thần Tiên đã ban kinh cho mình tu luyện, nên càng cố công. Vài chục năm thì đạt đến mức cao siêu thượng thừa.

Một lần kia, nghe tiếng nhạc vang Trời, nhìn lên thấy mây lành năm sắc, Tiên hạc bay xuống đáp trước mặt Vân Phòng, nói tiếng người rằng:
   –  Thượng Ðế sai tôi xuống rước Vân Phòng trở về phục chức cũ ở Thượng giới.
Vân Phòng liền đưa sách lại cho anh Giảng, dặn dò và giã từ, cưỡi hạc lên Trời. Chung Ly Giảng ở lại tu theo sách đó, lâu ngày cũng thành Tiên, được Vân Phòng cưỡi hạc xuống rước.
Theo phái Toàn Chân, ông còn được Vương Huyền Phủ truyền cho các pho sách:
  –   Xích Phù Ngọc Triện,    
  –   Kim Khoa Linh Văn,    
  –   Đại Đơn Bí Quyết,    
  –   Chu Thiên Hỏa Hầu,    
  –   Thanh Long Kiếm Pháp.
Năm Đường Văn Tông Khai Thành 636-640, ông vào núi Lô Sơn, thì gặp Lữ Đồng Tân truyền cho   
      Thiên Độn Kiếm Pháp, 
–   Chung Lữ Truyền Đạo tập
Năm Tống Khâm Tông Tịnh Khang 1126-1127, ông được phong là Chính Dương Chân Nhân.
Đời Nguyên, năm Chí Nguyên 1264-1294, ông được phong làm Chính Dương Khai Ngộ Truyền Đạo Chân Quân.
Phái Toàn Chân phong ông làm Chính Dương Tổ Sư đứng đầu Bát Tiên.
Tác phẩm còn lại của ông gồm 2 bộ sách về Pháp tu thành tiên:
   –  Chung Lữ Truyền Đạo Tập
   –  Phá Mê Chính Đạo Ca
_____________________________________________________________

* Lý Thiết Quả [còn dịch là Quải hay Quái] 

Là học trò xuất sắc của Lão Tử, tên tục là Lý Huyền, hiệu là Ngưng Dương, thường gọi là Lý Ngưng Dương 李凝陽, diện mạo nghiêm trang, tính hạnh trong sạch, học rộng biết nhiều, không mộ công danh, đi tu Tiên trên Hoa sơn. Ông học đạo với hóa thân của Thái Thượng Lão QuânLão Tử - người sáng lập Đạo giáo
   Name:  HANCHU~2_2.JPG
Views: 446
Size:  40.6 KB    


Tem kỷ niệm Chung Ly Quyền Chính Dương tổ sư


Điện thờ Tiên gia ở núi Thanh Thành

  Tranh cổ: Bát Tiên quá hải

  Biểu tượng Bát Tiên là một Linh Vật trong khoa phong thuỷ, hình tượng Chung Ly Quyền [đứng đầu Bát Tiên] mang tính Mộc, cần bài trí ở hướng Đông. Bát Tiên là 8 vị Tiên ở 8 động đá của núi Bồng Lai trên đảo Bồng Lai nơi cõi Thiêng liêng.

1 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Đơn giản và dễ tập. Cơ bản phải kiên trì và thành thói quen hàng ngày.