Sáng nay mới thu xếp đến viếng má Tô Thành Tâm k6. Nghe Tâm kể, chiều qua anh em k6 đến cũng đông, ngồi tới tận khuya.
Má mất khi còn ít ngày nữa là sang tuổi 86 (tuổi Tỵ). Cũng chỉ vì thấy trong người mệt, bà tự thái miếng sâm Cao ly ngậm mà bị sặc, tắc thở, bị thiếu máu não và đi sau đó 12 tiếng. Khi ngồi với mấy anh k3, anh Tuấn Linh nói: Số cụ vậy, có lẽ Giời gọi đi.
Tôi, Tuấn "ôn", anh Hồ Xuân Nam được tiếp chuyện chú Mười Ngon - dân Cục 2 nằm vùng từ 1951-1963, sếp của má Tâm. Chú xây dựng mạng điệp báo ở SG, sau bị bệnh nặng phải ra Bắc và bàn giao lại các đầu mối cho ông Tư Cang.
Sau 1954, ông gìa Tâm ở lại nằm vùng hoạt động rồi bị bắt và đày ra Côn Đảo. Gia đình mất tin ông từ đó, cho đến 1965 mới được trả về đất liền. Ngày đó chỉ 2 má con Tâm đang sống ở Bắc. Tâm mới 9-10 tuổi, đang học trường HSMN Hải Phòng.
Vì chú Mười Ngon hoạt động ở SG nên nắm được gia đình má Đan có nhiều anh chị em khá giàu có, có thế lực ở đây; hơn nữa ngày ấy má Đan còn trẻ, khỏe, lại có ngoại hình đẹp nên rất tiện cho việc đánh phái khiển vào SG và len lỏi vào các gia đình sĩ quan, quan chức ngụy. Hoạt động từ 1963 đến 1968 thì má bị bắt, nhưng vì không có chứng cứ nên chúng phải thả. Sau đó tổ chức cho má ra Bắc. Năm 1972 lại được đánh trở lại.
Thắc mắc với chú Mười, làm sao xóa được "vết" đã có những năm tháng ở miền Bắc. Chú bảo, phải chuyển vùng chứ. Cô vốn dân Quảng Nam, vậy là phải đưa vào SG. Cứ thế, cô đã âm thầm làm việc và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Năm nay bà đã có 63 năm tuổi Đảng.
Giờ nghĩ lại mới thấy ngày ấy cô còn trẻ mà đã dám hy sinh cả hạnh phúc cá nhân, nhường sự chăm sóc,dạy dỗ con cái (còn quá nhỏ) cho tổ chức, để đi nhận nhiệm vụ - mà cái nhiệm vụ ấy gắn liền với cái chết.
Lúc chia tay, Tuấn "ôn" không quên dặn: Nhớ viết bài lên blog nhé! Bỏ sao được chuyện hay như thế về 1 bà mẹ vì dân, vì nước mà dám hy sinh cả hạnh phúc cá nhân. (Giờ, cán bộ như thế hiếm lắm!).
Cầu chúc cho má Mai Thị Tâm Đan an nghỉ nơi Vĩnh hằng. Bài viết này cũng như 1 nén tâm nhang thắp cho hương hồn của má.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
4 nhận xét:
Chuyện hay như thế có bao giờ má kể: "Việc cách mạng ấy mà, ai chả có hy sinh". Thế mới thấy giờ hẻo cán bộ như má quá.
VD
Thế mới biết ngày trước đi làm CM, có nhiều người công lao rất lớn nhưng họ im lặng mà thôi, chứ k phải một số ông bà CB cứ tưởng bở là chỉ có mỗi mình.
Thậm chí có nhiều cán bộ chẳng công cán gì nhiều nếu không nói là ăn tàn phá hại, lên đến "ông nọ bà kia " chỉ bằng các phương pháp phí truyền thống, vậy mà lúc nào cũng vênh vang khoe mẽ. Có người, ai cũng thấy là chẳng có lòng tự trọng, vẫn lớn tiếng rao giảng về lòng tự trọng.
Thế hệ cán bộ như phụ huynh Trỗi bây giờ kiếm đâu ra?QV
Nói chung cán bộ giờ toàn loại vô liêm sỉ, sống giàu sang phú quý, có biết gì đến dân nhưng luôn giảng dạy đạo đức CM.
Đăng nhận xét