Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013

NHẤT CHI MAI (ST: Quốc Việt)

"Xuân khứ bách Hoa lạc 
Xuân đáo bách Hoa khai 
Sự trục nhãn tiền quá 
Lão tòng đầu thượng lai 
Mạc vị Xuân tàn Hoa lạc tận 
Đình tiền tạc dạ Nhất Chi Mai"

Bài kệ của MÃN GIÁC THIỀN SƯ - Nguyễn Trường, khi ốm nặng, các đệ tử tới thăm hỏi, đọc xong Người ngồi kiết già rồi mất, thọ 44 tuổi.

Bài thơ hay bài kệ này được đặt nhiều tên: có người đặt tên là CÁO TẬT THỊ CHÚNG (Nhân có bệnh nói với chúng sinh), người đặt là NHẤT CHI MAI (Một cành mai). Rõ ràng Ý thơ nói lên nhiều điều, đã cả ngàn năm mà chưa rõ hết ý của Thiền sư.

Phật tức là Người hiểu biết, Thiền sư Mãn giác tức là Người đã Hiểu biết đầy đủ . Mãn giác Thiền sư chính là Phật vậy.

Mọi người đều thấy Hoa nở rồi rụng, nhưng thiền sư lại thấy Hoa rụng rồi lại nở. Mọi người thường chỉ thưởng Hoa, riêng Mãn giác lại sống cùng Hoa, thiền sư cũng là một bông hoa và thậm chí là Tinh Hoa của Đất nước, của Phật giáo, giỏi cả Tam giáo vào đời Lý thịnh,

Khi làm bài thơ này,Thiền sư Mãn giác tự biết mình sẽ viên tịch và nhắn nhủ: "Theo luân hồi, cuộc sống muôn loài vẫn chuyển vận, mỏng mảnh như cánh Hoa, nở rồi rụng, tàn rồi tươi. Tinh hoa như thiền sư cũng đã già, yếu và sắp rời khỏi Đài Hoa, đó là quy luật của tạo hoá."

Ốm đau như vậy, trước mắt chúng sinh, hình như ta thấy cụ Mãn Giác khẽ mỉm cười, và nhẹ nhàng "nói thế mà không phải thế",

Trước sự việc trọng đại của cuộc đời - Cái Chết - Cụ Mãn Giác nói: "Mạc vị" và mỉm cười, nụ cười hóm hinh, rất nhẹ, thoảng qua làm các đệ tử choàng tỉnh và cụ đọc tiếp: "Đừng tưởng mùa Xuân đi rồi thì Hoa rụng hết cả, đêm qua trước sân có cả cành mai nở đầy Hoa".

Nụ cười ấy, như của bậc cha mẹ độ lượng với con cái, như ông bà với các cháu, và cũng như người đã hoàn thành sứ mệnh "trong mơ bát ngát lúa đồng xanh" (Tố Hữu)

Tại sao lại nói cành hoa? Tại sao lại là Hoa Mai? Bài thơ chỉ nói một cành mai!

Bài thơ đang nói về Hoa, thậm chí là Tinh Hoa thì cuối cùng không thể nói về que củi cong queo được, Hoa Mai đang tràn đầy cả cành mai, mà đằng sau cành mai ấy lẽ đâu không có cả cây Mai, sau cây Mai ấy là cả vườn Mai, rừng Mai đang ngập tràn Hoa.

Cành hoa mai ấy, vườn hoa mai ấy, rừng hoa mai ấy đâu phải một thứ Hoa nào khác, Mai cũng là Mơ, là ước nguyện, là ước mong, là niềm tin của cụ Mãn giác với muôn đời con cháu mai sau.

Có một bài thơ của người Việt nói về Nhất Chi Mai như vậy, đó là Hồ Chí Minh,

THƯỢNG SƠN "Lục nguyệt nhị thập tứ Thướng đáo thử sơn lai Cử đầu hồng nhật cận Đối ngạn nhất chi mai"

Ai cũng thuộc bài thơ Lên núi đã được Xuân Thuỷ dịch ra tiếng Việt, "Hai mưoi tư tháng Sáu Lên đỉnh núi này chơi Ngẩng đầu mặt trời đỏ Bên suối, một nhành mai"

Nhưng ít ai hiểu nội dung bài thơ nói gì? Vào ngày 24/6/1943 ấy, khi bị giam ở nhà tù Quốc Dân Đảng, Hồ Chí Minh đã nhận được thông tin gì và có ước mơ gì? Bài thơ có gì đó như Khát khao.

Từ 1941 tới 1945 chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đã "quỳ gối dâng Việt Nam 2 lần cho phát xít Nhật", cướp bóc tàn bạo dân Việt Nam để cống nộp cho phát xít Nhật trong 5 năm mỗi năm gần 1 triệu tấn gạo, 25 tỷ phrăng tiền thuế (thuế tăng gấp 2 lần mà giá gạo bán cho Pháp chỉ còn 1/10), đó là tiền đề của nạn đói Ất Dậu 1945 khiến 2,5 triệu người chết. Có thể còn chết nhiều hơn nữa! Dân tộc Việt liệu còn tồn tại hay không?

Tháng 6/1943 cũng là lúc Hồng quân Liên Xô chuẩn bị trận đấu tăng khổng lồ tại vòng cung lửa Kursk chuyển sang tổng phản công, tiến đánh Belarus, Chính phủ Mussolili của Y sụp đổ. Mỹ tuyên chiến với phát-xít Nhật và Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Pháp được thành lập nhằm lật đổ chính phủ bù nhìn Petain Pháp, mà Pháp và Nhật là hai kẻ thù đang nô dịch dân tộc Viêt. Nếu nhà lãnh tụ ấy thoat khỏi tù ngục để về Việt Nam? Thời cơ giành độc lập đã đến, " ngẩng đầu mặt trời đỏ" Đó là sự khao khát, cháy lòng, tột cùng. Thời cơ đã đến, không chớp được thời cơ, chắc gì thời cơ giành độc lập lại về.

Và nhành mai đầy hoa kia, đầy cốt cách, đầy mơ ước chợt đến. Đâu phải là con suối, trước mắt của nhà lãnh tụ Việt Nam ấy, đó là đường biên giới, bên kia là một thế hệ thanh niên Việt Nam mà Người mơ ước sẽ đưa con thuyền cách mạng đến đích, Đó là THẾ HỆ TƯƠNG LAI - NHẤT CHI MAI, Khác hẳn ý thơ khác, mong muốn cháy bỏng này không thể nói rõ ra được nhưng thật rõ ràng với người Việt nếu ai đã đọc Mãn giác

Ngạc nhiên rằng, các đấng Phật ấy không có gia đình, không có tài sản mà lòng đau đáu về TƯƠNG LAI, trong khi TRẦN TỬ NGANG, một tiến sĩ đời nhà Đường, phú gia địch quốc, tài hoa một thời mà bế tắc:

ĐĂNG U CHÂU ĐÀI CA Tiền - Bất kiến cố nhân. Hậu - Bất kiến lai giả Niệm thiên địa chi du du Độc sáng nhiên nhi thế hạ BÀI THƠ LÊN NÚI U CHÂU Người trước nào còn đâu? Người sau đâu đã thấy? Cô đơn giữa đất trời Lòng đau, lệ tuôn rơi!

Thi nhân họ Trần ấy là kẻ khốn khổ nhất thế gian này không có nổi cho mình một ước mơ, dù tài hoa và giàu có, trong khi đức Phật kia lại quá ư giàu có ước mơ cho Dân tộc mình.

Đó là tinh thần NHẨT CHI MAI.

Xuân đi trăm hoa rụng 
Xuân đến trăm hoa tươi 
Việc trước mắt vẫn thế 
Mà ta đã già rồi 
Đừng tưởng - Xuân tàn hoa rụng cả 
Đêm qua trước cửa Nở nhành mai

Đó là Triết học chăng?- Triết học của người Việt.


Ths Trần Quốc Việt

4 nhận xét:

TranKienQuoc nói...

Ông bạn già của tôi có nhìn nhận triết học sâu xa quá.

Nặc danh nói...

Khi hoa tàn thì cũng là lúc trái cây phát triển.
Ước mơ chính là nguồn năng lượng để con người sống. Phải có ước mơ, triết lý mới có động lực làm cho xã hội phát triển.
Vẫn giống ngày nào "đường bay trên không gian xa xôi...".
CB

Nặc danh nói...

Những ngày ngồi nghe bạn nói về thuyết tương đối của Einstein, đường thẳng nhìn vậy thôi, chứ nó nằm trên mặt đất nên nó là đường cong!!!!.
Thế nhưng Einstein nổi tiếng trên thế giới là phương trình E=MC2 (năng lượng=khối lượng nhân với vận tốc ánh sáng bình phương), thể hiện mối liên lạc giữa vật chất và năng lượng, đó chính là sự khởi đầu của năng lượng nguyên tử.
Chính vì vậy mọi người trên thế giới bây giờ đang đi tìm xem cấu tạo của vật chất là cái gì? nhưng vẫn chưa tìm được ra câu trả lời chính xác.

Nặc danh nói...

Toàn là những người bây giờ còn biết tiếng tầu hơn tôi, nhưng trong tiếng Anh gọi triết lý "khổng tử" là "confucianism". Trong triết lý của Anh "chẳng có gì đúng 100%, chẳng có gì sai 100%".