Kỳ I: Câu chuyện từ Hà Nội .
Hành trình đi tìm mộ cũ Nguyễn Văn Tố, một
nhân sỹ yêu nước, từng giữ chức Trưởng ban Thường vụ Quốc hội khóa I (nay là
Chủ tịch Quốc hội) đầy khó khăn và hết sức lạ kỳ...
Bà Lan cùng đại điện đoàn tìm kiếm. |
Từ đầu năm 2007, nhiều nhà nghiên cứu
lịch sử Việt Nam
đã trình lên Quốc hội ý kiến xin được đi tìm cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, một nhân
sỹ yêu nước và từng giữ chức Trưởng ban Thường vụ Quốc hội khóa I (nay là Chủ
tịch Quốc hội). Việc đi tìm này
có một ý nghĩa rất lớn khi trong năm 2007, Quốc hội Việt Nam kỷ niệm 60 năm Kỳ
họp đầu tiên của Quốc hội khóa I. Đồng thời, Hội truyền bá Quốc ngữ cũng dự
định tổ chức 60 năm ngày được cho là cụ Nguyễn Văn Tố hy sinh 25-10-1947.
Và theo nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn
Văn An, nếu trong năm 2007 tìm được phần mộ cụ Tố thì có một ý nghĩa lớn, vì
đúng dịp kỷ niệm 60 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ... Trong một lần gặp nhà sử
học Dương Trung Quốc, ông cho biết: Rất nhiều năm qua, gia đình, bạn bè cụ Ứng
Hòe Nguyễn Văn Tố đã gắng sức tìm kiếm, đi thu thập thông tin từ Hà Nội đến
Thái Nguyên, Bắc Kạn nhưng không tìm ra manh mối về cụ. Nhiều thông tin cho
rằng, cụ Tố bị địch bắt và thủ tiêu tại Bắc Kạn. Thông tin khác cho rằng cụ là
một nhân sỹ nổi tiếng, giặc Pháp không lý gì lại giết hại cụ, có thể địch đưa
cụ về Hà Nội...
Xuất phát từ việc tìm lại những tư liệu
chính xác về vị Chủ tịch Quốc hội đầu tiên của Quốc hội Việt Nam, Văn phòng
Quốc hội, Hội Sử học Việt Nam, Ban liên lạc Hội Truyền bá Quốc ngữ đã triển
khai tìm kiếm trên nhiều tỉnh miền Bắc, xác định đó là những nơi cụ Tố đã hoạt
động, công tác. Các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh Thái Nguyên, Bắc
Kạn cũng tham gia giúp đỡ, nhưng ý nguyện tìm đón mộ cụ vẫn chưa thành. Bất ngờ qua thông tin trên một tờ báo
lớn của Hà Nội, Hội Sử học đã tiếp cận ông Nguyễn Đức Phụng - người có khả năng
và đã tìm được nhiều mộ liệt sỹ. Ông Phụng đã trợ giúp nhóm tìm kiếm xác định
được mộ cho là của cụ Nguyễn Văn Tố tại một khu rừng núi bao la thuộc xã Nguyên
Phú, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn.
Một ngày đầu xuân Đinh Hợi 2007, ông
Dương Trung Quốc và một số cán bộ lão thành cách mạng tới gặp ông Nguyễn Đức
Phụng. Ông Phụng cho biết, ông cảm thấy có một sự giao cảm mạnh và khẳng định
như sau: “Cụ Nguyễn Văn Tố bị giặc Pháp
vây bắt bởi tiểu đoàn lính dù Pháp do có điệp báo đã tiết lộ địa điểm diễn ra
cuộc họp quan trọng của các lãnh tụ Việt Minh tại huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc
Kạn. Trong khi nhiều người khác
đã được báo cuộc họp bị hủy, mọi người phải sơ tán khẩn cấp thì cụ Tố vẫn ở lại
lo nốt nhiều công việc, hủy tài liệu nên bị bắt. Khi bắt được cụ, do dáng vóc
cụ Tố mảnh, dong dỏng như Chủ tịch Hồ Chí Minh nên quân địch tưởng bắt được cụ
Hồ. Chúng reo hò rất to. Song sau
khi biết không phải, quân địch giam giữ có phần lơi lỏng nên đêm cụ đã trốn
chạy ra ngoài. Địch phát hiện và truy đuổi. Trên đường chạy trốn, cụ bị chúng
bắn trọng thương và bắt lại.
Khi những tên Việt gian bán nước tố cáo cụ là một nhân sỹ nổi tiếng, quân địch đã tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc song không được. Chúng đã tra tấn, đóng đinh vào người cụ, buộc cụ kêu gọi những chiến sỹ Việt Minh ra hàng. Bất lực trước tấm lòng trung kiên và ý chí cách mạng bất khuất, quân địch đã thủ tiêu cụ và các đồng chí tại một cửa hang đá tại Bắc Kạn”...
Khi những tên Việt gian bán nước tố cáo cụ là một nhân sỹ nổi tiếng, quân địch đã tìm mọi cách dụ dỗ, mua chuộc song không được. Chúng đã tra tấn, đóng đinh vào người cụ, buộc cụ kêu gọi những chiến sỹ Việt Minh ra hàng. Bất lực trước tấm lòng trung kiên và ý chí cách mạng bất khuất, quân địch đã thủ tiêu cụ và các đồng chí tại một cửa hang đá tại Bắc Kạn”...
Biết được thông tin này, nhóm khảo sát cả mừng, vội lên Bắc Kạn. Nhưng
trước giờ lên đường, một vị giáo sư chúng tôi quen bảo: “Cụ Tố quả là bị Pháp
bắt ở Bắc Kạn trong một trận tập kích bất ngờ, nhưng sau cụ bị chuyển về giam
tại Hà Nội”. Vị giáo sư đoán rằng có khả năng cụ Tố bị giặc thủ tiêu ở Hà Nội
nên ít có khả năng mộ nằm ở tỉnh Bắc Kạn...
Tuy hồ nghi, nhưng nhóm khảo sát vẫn quyết định lần theo tấm sơ đồ mà nhà ngoại
cảm mô tả. Một số vị trong Ban liên lạc Hội Truyền bá Quốc ngữ khá phân vân về
những chi tiết mà nhà ngoại cảm đưa ra: Cốt cụ và các đồng chí đều được dân bản
(là người dân tộc) an táng không có áo quan; địa điểm nơi mộ cụ Tố và 2 đồng
chí nằm là cạnh 1 cửa hang đá tên Tà Lèn...
Cũng theo sơ đồ, muốn tìm đến mộ cụ Tố phải đi qua thị xã Bắc Kạn đến Bạch
Thông, vượt qua một con sông lớn với một cây cầu bắc ngang, đi 9 km rẽ phải lần
theo một con suối nhỏ, đi khoảng 2,5 km chú ý tìm một hang đá, trước cửa hang
có một tấm bia đá còn gọi là tấm bia căm thù. Hang đá đặc biệt này nhìn ra một
triền đất bãi. Mộ cụ Tố được đánh
dấu bằng một điểm đỏ nằm ở đất bãi bên tay phải đứng từ cửa hang nhìn ra khoảng
150 bước. Bên cạnh mộ cụ Tố còn đánh dấu 2 ngôi mộ của các đồng chí khác, một
nằm sát cạnh, một ngôi lệch xa vài chục bước. 2 ngôi mộ hiện chỉ còn là nấm con
nhum nhủm nhô lên như cái nôi nhỏ úp ngược thôi. Ông Phụng còn nhắc, khi đến
nơi cố gắng tìm và hỏi các cụ già cao niên, một nam, một nữ tuổi chừng 80-89,
họ sẽ cho biết thêm thông tin về cụ Tố…
Chuyện thực hư thế nào, những thông tin
như thế liệu có đúng không? Bao câu hỏi cứ chộn rộn với chúng tôi suốt hành
trình lên Bắc Kạn. Một lão thành cách mạng trong đoàn tâm sự: Tôi có người bạn
trước làm ở cơ quan địa chất nói, đúng là có một cái hang tên Tà Lèn. Nhưng đã 30 năm qua, bà ấy chưa từng
trở lại Bắc Kạn nên không còn nhớ rõ nó nằm ở vị trí nào. Ngoài cửa hang, bà
nhớ đúng là có một tấm bia đá. Không biết bia có ghi khắc nội dung gì nhưng nó
là một tấm bia bằng đá đen. Được chia sẻ thông tin ấy, chúng tôi vững tâm hơn.
UBND tỉnh Bắc Kạn đợi đoàn từ sáng. Sau
những cái bắt tay thật chặt, cán bộ phụ trách văn hóa của tỉnh cho biết: Năm
2005, thực hiện chỉ thị của Quốc hội về việc thu thập thông tin mộ phần cụ
Nguyễn Văn Tố từ nhân dân, UBND tỉnh đã thực hiện phát thông báo liên tục trên
sóng truyền hình và phát thanh. Kết
quả đã có bà Lan (73 tuổi) đến xin cung cấp thông tin về cụ Tố. Điều đặc biệt
là vị trí thị xã, cây cầu, con sông lớn, con suối nhỏ như sơ đồ cơ bản trùng
khớp với những điều bà Lan nói. Tuy nhiên theo phía tỉnh Bắc Kạn, ở vùng này
không ai biết có hang đá tên Tà Lèn...
Bà Nguyễn Quý Lan ở huyện Bạch Thông thấy đoàn lên thì cười rất vui. Bà bảo: “Tôi định đi đám cỗ cách đây 10 km nhưng cứ thấy nóng lòng nóng ruột thế nào, cứ như có ai giữ phải ở nhà nên từ chối...”. Năm 1947, bà Lan mới hơn 10 tuổi, là giao liên cho cách mạng. Nhiều cán bộ lão thành cách mạng có tên tuổi từng tới họp bàn công việc tại nhà bà. Bà kể: “Tôi thấy cụ Tố bị giặc Pháp đuổi bắt ngoài rừng. Tôi không biết có Tây nhảy dù vì vừa đi giao liên về làng. Tôi thấy cụ chạy ngược trở ra. Vừa chạy cụ vừa xua tay báo hiệu cho tôi biết có nguy hiểm. Tôi còn bàng hoàng chưa kịp hiểu chuyện gì thì thấy cụ bị chúng bắn gục xuống. Tôi liền vội chạy về báo với cơ sở. Khi đưa anh em du kích trở lại thì không biết chúng mang cụ Tố đi đâu nữa”. Nơi bà Lan chứng kiến cụ Tố bị giặc bắn là cánh rừng ngoài bản Nà Pèn. Tên bản Nà Pèn có âm phát ra gần giống với tên cái hang đá đoàn khảo sát đang tìm kiếm. Một số người trong đoàn liên tưởng tên bản, tên hang đá và vị trí mộ cụ Tố có thể được an táng ngay tại bìa rừng bản Nà Pèn.
Bà Nguyễn Quý Lan ở huyện Bạch Thông thấy đoàn lên thì cười rất vui. Bà bảo: “Tôi định đi đám cỗ cách đây 10 km nhưng cứ thấy nóng lòng nóng ruột thế nào, cứ như có ai giữ phải ở nhà nên từ chối...”. Năm 1947, bà Lan mới hơn 10 tuổi, là giao liên cho cách mạng. Nhiều cán bộ lão thành cách mạng có tên tuổi từng tới họp bàn công việc tại nhà bà. Bà kể: “Tôi thấy cụ Tố bị giặc Pháp đuổi bắt ngoài rừng. Tôi không biết có Tây nhảy dù vì vừa đi giao liên về làng. Tôi thấy cụ chạy ngược trở ra. Vừa chạy cụ vừa xua tay báo hiệu cho tôi biết có nguy hiểm. Tôi còn bàng hoàng chưa kịp hiểu chuyện gì thì thấy cụ bị chúng bắn gục xuống. Tôi liền vội chạy về báo với cơ sở. Khi đưa anh em du kích trở lại thì không biết chúng mang cụ Tố đi đâu nữa”. Nơi bà Lan chứng kiến cụ Tố bị giặc bắn là cánh rừng ngoài bản Nà Pèn. Tên bản Nà Pèn có âm phát ra gần giống với tên cái hang đá đoàn khảo sát đang tìm kiếm. Một số người trong đoàn liên tưởng tên bản, tên hang đá và vị trí mộ cụ Tố có thể được an táng ngay tại bìa rừng bản Nà Pèn.
1 nhận xét:
Hay và thật sự li kì.
Đăng nhận xét