Ở vùng rừng núi Tây
Bắc, ngay từ năm 1951, trước âm mưu câu kết giữa thực dân Pháp với bọn phản
động địa phương gây phỉ, nổi phỉ, âm mưu lập “xứ Mường tự trị”, “xứ Thái tự
trị”, nhiều cụm phỉ đã nổi lên ở Pha Long, Mường Khương, Bắc Hà (tỉnh Lào Cai), Hoàng Su Phì (Hà Giang), Trùng Khánh, Bảo Lạc (Cao Bằng) và bọn đặc vụ Tưởng
hoạt động ở vùng biên giới Việt - Trung. Dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng,
chính quyền, các lực lượng vũ trang tại chỗ, trong đó lực lượng công an làm
nòng cốt, đã dựa vào quần chúng nhân dân tích cực truy quét, tiêu diệt nhiều
toán phỉ.
1- Giải
phóng Tây bắc, phá tan âm mưu lập “Xứ Thái tự trị” của thực dân Pháp.
Bộ chỉ huy chiến dịch ĐBP. |
Sang năm 1952, được sự hỗ trợ, móc nối của các toán biệt kích Pháp,
bọn phỉ lại nổi lên hoạt động mạnh ở nhiều địa bàn dọc biên giới Việt - Trung.
Để bảo vệ an ninh khu vực biên giới, theo chỉ thị của Trung ương Đảng, ta đã sử
dụng một lực lượng quân sự lớn gồm 15 tiểu đoàn, kết hợp với công an, dân quân,
du kích và công an Trung Quốc để tiêu diệt các cụm phỉ lớn ở Mường Khương, Pha
Long (Lào Cai). Cuối năm 1952, trước khi chiến cuộc Đông Xuân 1953- 1954 nổ ra, thực hiện
nghị quyết của Bộ Chính trị, phát huy những thắng lợi đã đạt được, Bộ Tổng tư
lệnh đã quyết định mở chiến dịch Tây Bắc với mục tiêu: giải phóng một bộ phận
quan trọng lãnh thổ Tây Bắc; phát triển chiến tranh du kích; phá âm mưu lập
"xứ Thái tự trị" của Pháp; xây dựng căn cứ địa Tây Bắc kết nối vững
chắc với căn cứ địa Việt Bắc.
Lực lượng bộ đội chủ lực tham gia chiến đấu gồm 4 đại đoàn và một trung đoàn vũ trang địa phương, với sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương. Từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 10, bộ đội ta tiến công phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên, tiêu diệt và bức rút hàng loạt cứ điểm, giải phóng khu vực giữa Sông Thao và Sông Đà, từ Vạn Yên đến Phù Yên. Ngày 28 tháng 10 năm 1952, để giải toả bớt áp lực cho mặt trận Tây Bắc, quân Pháp mở cuộc hành binh Loren lên Phú Thọ (hòng kéo chủ lực Việt Minh về đối phó, nhưng không thành công). Đợt hai mở màn ngày 7 tháng 11, trên hướng chính, bộ đội ta vượt Sông Đà tiến công hệ thống phòng ngự của Pháp trên cao nguyên Mộc Châu và truy kích địch đến Nà Sản. Trên hướng vu hồi chiến dịch từ phía Nam tỉnh Lai Châu xuống, bộ đội ta lần lượt giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, Mường La, thị xã Sơn La. Tại Nà Sản, quân Pháp co cụm thành tập đoàn cứ điểm. Đợt ba mở màn ngày 30 tháng 11, tiếp diễn đến ngày 10 tháng 12, bộ đội ta tiến công Nà Sản, nhưng không thành công. Chiến dịch kết thúc với kết quả: ta tiêu diệt và bắt sống trên 6.000 quân của 8 tiểu đoàn cơ động và 141 đại đội chiếm đóng, giải phóng đại bộ phận địa bàn Tây Bắc rộng 28.500 km2 , với 250.000 dân.
Ông Lê Giản TGĐ Nhà CA Bắc bộ. |
Để củng cố căn cứ địa Tây Bắc vừa được giải phóng, ngày 28 tháng 1 năm
1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 134/SL thiết lập khu Tây Bắc gồm bốn
tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu. Cùng với bộ máy tổ chức Đảng và chính
quyền, Sở Công an Tây Bắc cũng được thành lập, đồng chí Trần Quyết - Phó Bí thư
Khu ủy được cấp trên giao nhiệm vụ giữ cương vị Giám đốc. Tháng 1 năm 1953, Ban
cán sự Đảng tỉnh Lai Châu quyết định thành lập Ty Công an Lai Châu và cử đồng
chí Trần Quốc Mạnh (tức Nguyễn Bá Lạc), Phó Ban cán sự tỉnh làm Trưởng Ty Công
an. Lúc đầu, ngoài số cán bộ ở Ty, tổ chức cơ sở của Công an Lai Châu chỉ có ở
4 huyện: Công an huyện Điện Biên, Tuần Lai, Quỳnh Hồ (huyện Quỳnh Hồ sau tách
thành hai huyện là: Sìn Hồ thuộc Lai Châu và Quỳnh Nhai thuộc tỉnh Sơn La) và
Công an huyện Thuận Châu. Đến tháng 4 năm 1954, Ban cán sự tỉnh Lai Châu quyết
định thành lập thêm Công an huyện Mường Lay.
*
Những
chiến thắng liên tiếp của quân và dân ta trong các chiến dịch lớn như: Hòa
Bình, Tây Bắc, Thượng Lào đã làm thay đổi căn bản cục diện chiến trường. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế và lực của chúng ta ngày một
lớn mạnh, kẻ địch lâm vào tình thế suy yếu, sa lầy trong cuộc chiến tranh Đông
Dương. Sau 8 năm xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp bị suy yếu rõ rệt: Thiệt hại
gần 90.000 quân (trong đó có 16.000 quân Pháp; Lê Dương có trên 30.000 quân;
còn lại là ngụy binh). Chi phí chiến ttranh lên tới 2.000 tỉ Frang. Trước sự sa
lầy của Pháp, đế quốc Mĩ thông qua viện trợ kinh tế, kỹ thuật đã can thiệp ngày
càng sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, thúc ép Pháp phải kéo dài và mở rộng
chiến tranh với mục đích phục vụ chiến lược toàn cầu của Mĩ, nhằm “ngăn chặn
làn sóng Cộng sản” ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á. Để tìm lối thoát, thực dân Pháp đã tranh thủ viện trợ của Mĩ
để đẩy mạnh chiến tranh cố tìm một thắng lợi quân sự để "rút lui trong
danh dự”.
Quân Pháp nhảy dù xuống lòng chảo ĐB. |
Ngày 07/5/1953, với sự thỏa thuận của Mĩ,
Chính phủ Pháp cử Tướng Nava (H. Navarre), Tổng tham mưu trưởng Lục quân khối quân sự Bắc
Đại Tây Dương (NATO) sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh
Pháp ở Đông Dương và thông qua Kế hoạch Nava với hy vọng sẽ “chuyển bại thành
thắng” trong vòng 18 tháng. Được sự viện trợ về tiền và vũ khí của
Mỹ, Pháp tiếp tục tăng thêm quân sang Đông Dương và đôn quân, bắt lính, xây
dựng lực lượng cơ động mạnh; phát triển lực lượng ngụy
binh bản xứ. Đặc
biệt, trong kế hoạch Nava, kinh phí phục vụ cuộc chiến tranh tình báo, gián
điệp đã tăng lên tới hơn 11 triệu Frang (đơn vị tiền tệ của Pháp khi đó). Địch
mở rộng các trung tâm tình báo, gián điệp, lập các đội biệt kích hỗn hợp (GCMA)
nhảy dù sâu vào hậu phương ta, khi phát hiện nơi đóng quân, các cơ quan kháng
chiến, kho tàng, bến bãi, chúng dùng phi, pháo đánh phá hoặc cho quân đổ bộ bất
ngờ tập kích. Như tại Lạng Sơn,
ngày 17 tháng 7 năm 1953, địch đã dùng 3 tiểu đoàn dù bất ngờ đổ bộ xuống thị
xã và huyện Lộc Bình, tập kích các cơ quan kháng chiến của tỉnh.
2- Tiễu phỉ, bảo vệ hậu phương, bảo vệ hành
lang biên giới Việt – Trung trước Chiến dịch Điện Biên Phủ.
Tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng
họp bàn về nhiệm vụ quân sự, quyết định mở cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân
1953 - 1954 bằng ba đòn tiến công lớn: tiêu diệt địch ở Lai Châu, giải phóng
hoàn toàn Tây Bắc và phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Lào đánh địch, giải
phóng Phongsaly; phối hợp với Quân giải phóng Lào và Quân giải phóng nước bạn
Campuchia tiêu diệt một bộ phận địch ở Trung Lào, Hạ Lào và Đông bắc Campuchia,
mở rộng vùng giải phóng tới sau Sài Gòn, đánh thông đường chiến lược Bắc - Nam
Đông Dương, giành lấy địa bàn chiến lược Tây Nguyên; đẩy mạnh chiến tranh du
kích ở đồng bằng Bắc Bộ.
Phát hiện bộ đội chủ lực Việt Minh tiến
quân lên Tây Bắc, Bộ chỉ huy quân đội Pháp ở Bắc Đông Dương vội vã tăng cường
lực lượng, quyết tâm khống chế vùng ngã ba Việt - Lào. Để hỗ trợ cho kế hoạch
chiếm đóng Điện Biên Phủ và đối phó với các cuộc tấn công của bộ đội chủ lực
ta, Pháp đã huy động một cuộc chiến tranh gián điệp, tình báo tổng lực. Ngoài
ra, kẻ địch còn câu kết với bọn phản động, tề, ngụy, phỉ cũ ở địa phương để gây
phỉ, nổi phỉ, bạo loạn làm rối loạn hậu phương của ta và chặt đứt một số tuyến
đường giao thông quan trọng lên Điện Biên. Trước khi cho quân dù đổ bộ xuống
thung lũng Điện Biên Phủ, Pháp đã tung nhiều gián điệp, biệt kích xuống nhằm
thăm dò lực lượng của ta và móc nối với bọn phản động địa phương gây phỉ. Kẻ
địch còn trang bị vũ khí cho người dân thuộc cộng đồng các dân tộc, nhằm thực
hiện âm mưu thâm độc “phỉ hóa toàn dân”. Ngày 20 tháng 3 năm 1953, địch cho 57
tên gián điệp, biệt kích nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, nhưng số quân này đã bị
lực lượng công an phối hợp với bộ đội đoàn Tây Sơn tiêu diệt và bắt sống 25 tên,
trong đó có tên chỉ huy người Pháp Leconte, số còn lại chạy vào rừng Hoong
Lếch, Him Lam. Tại huyện Phong Thổ, do địa hình sát biên giới Trung Quốc, nên
từ năm 1951- 1952, nhiều toán đặc vụ từ bên kia biên giới đã sang móc nối với
bọn phản động địa phương, gây cơ sở và thành lập ra cái gọi là “Tình báo biên
cương Hoa- Việt”. Để đối phó với hoạt động của phỉ và đặc vụ Tàu - Tưởng, dưới
sự chỉ đạo của Ban cán sự Liên khu Tây Bắc, tháng 7 năm 1953, lực lượng công an
và quân đội đã tiến đánh phỉ ở Phong Thổ, Tam Đường, Dào San. Bọn phỉ chống trả
quyết liệt với những tên chỉ huy ngoan cố như Pờ Dùng Sìn ở Bình Lư; Vàng Seo
Chúng chỉ huy phỉ ở Phong Thổ… Có nhiều nơi, lực lượng vũ trang của ta và quân
phỉ đánh giằng co, giành giật từng bản làng. Cho đến cuối năm 1953, tình hình
phỉ ở khu vực Phong Thổ mới giải quyết xong.
Trước những thất bại nặng nề về quân
sự, sau khi buộc phải rút khỏi cứ điểm Nà Sản, tháng 8 năm 1953, Pháp và tay
sai đã kích động bọn tề, ngụy cũ, bọn phản động ở Thuận Châu gây bạo loạn, do
tên Bạc Cầm Thủy cầm đầu. Để tăng cường, tiếp sức cho bọn phỉ, Pháp đã tung
nhiều toán gián điệp, biệt kích hỗn hợp nhảy dù (GCMA) và thả dù mang vũ khí,
khí tài quân sự xuống nhiều địa điểm trên địa bàn tỉnh Lai Châu. Riêng ở khu
vực Co Tòng, Long Hẹ, chúng đã thả xuống 20 tên; ở Mường Lầm, địch thả cả sĩ
quan Pháp xuống trực tiếp chỉ huy hoạt động phỉ. Do đó, các toán phỉ phát triển
rất nhanh ra toàn huyện Thuận Châu và các huyện Quỳnh Nhai, Phong Thổ, Sông Mã.
Để đối phó với các hoạt động gây phỉ của địch, bảo vệ an toàn vùng căn cứ của
cuộc kháng chiến, tháng 11 năm 1953, Khu ủy Tây Bắc thành lập “Ban thống nhất
chống phỉ” gồm đại diện Khu ủy, đại diện quân sự, đại diện Tỉnh ủy Sơn La, Lai
Châu, do đồng chí Trần Quyết - Bí thư Khu ủy Tây Bắc làm Trưởng ban.
Thực
hiện chủ trương của Khu ủy Tây bắc, sau một thời gian điều tra và chuẩn bị, lực
lượng Công an Khu Tây Bắc và Ty Công an Lai Châu do các cán bộ chỉ huy như:
Trần Triệu - giám đốc Công an Khu Tây
Bắc; Trần Quốc Mạnh - Trưởng Ty Công an Lai Châu; đồng chí Hoàng Hai - Trưởng
Công an huyện Thuận Châu cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ đã phối hợp với bộ đội
tiến đánh các cụm phỉ ở Mường Lầm, Muội Nọi, Chiềng Pấc, Mường Hiêm… tuy bọn
phỉ chống trả quyết liệt, nhưng trước sức tấn công của lực lượng vũ trang nhân
dân, ta đã buộc hơn 600 tên phỉ ở Thuận Châu ra hàng, trong đó có tên trùm phỉ
Bạc Cầm Thủy và nhiều tên đầu sỏ khác. Trong vòng 15 ngày, ta đã phá tan hai
cụm phỉ lớn ở Thuận Châu và Mường Lầm, tiêu diệt và bắt sống 2.300 tên, thu 39
súng trung liên, gần 900 súng trường cùng nhiều đạn dược, quân trang. Huyện
Thuận Châu được giải phóng hoàn toàn, số thanh niên bị ép buộc đi theo phỉ đã
được giáo dục và cho về bản làm ăn. Tòa án quân sự đã xét xử nghiêm khắc số phỉ
cầm đầu, tại huyện Thuận Châu, chính quyền cách mạng đã xử tử hình 5 tên gồm:
Bạc Cầm Thủy, Bạc Cầm Đưởng, Bạc Cầm Cu, Lò Văn Siên, Cà Văn Huôm và một tên
đội người Pháp. Sau khi quét sạch phỉ, tuyến đường từ Sơn La lên Tuần Giáo đến
Điện Biên đã được khai thông, tạo thuận lợi cho việc chuyển quân, đạn, gạo lên
tuyến đầu phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày 10 tháng 12 năm 1953, bộ đội
ta tấn công địch ở thị trấn Lai Châu, mở đầu cuộc tiến công chiến lược Đông
Xuân 1953 - 1954. Ngày 12 tháng 10, thị trấn Lai Châu được giải phóng, đập tan
kế hoạch lấy Lai Châu làm bàn đạp tăng cường cho Điện Biên Phủ của địch.
...
3 nhận xét:
CAND cũng có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp CM vĩ đại của dân tộc. Nhưng ngày nay lãnh đạo CA đã làm mất đi hình ảnh đẹp của CAND 1 thời.
TƯ LIỆU HAY.
Các chiến sỹ công an nhân dân ngày xưa thật đang trân trọng vã cảm phục. cảm ơn tác gia sưu tầm tư liệu .
Đăng nhận xét