Căn cứ này được xác định là một khu quân sự cấm của chính phủ Hoa Kỳ, là “nghĩa địa” vũ khí lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới. Đây cũng là căn cứ của Trung tâm sửa chữa và tái chế máy bay số 309 (Aerospace Maintenance and Regeneration Center-AMARC) của không quân Mỹ, tổng cộng có 7.000 nhân viên.
Một “nghĩa địa” khổng lồ rộng 2.600 mẫu Anh (tương đương với diện tích 1.300 sân bóng đá tiêu chuẩn) gồm hơn 4.200 máy bay quân sự, thuộc hơn 70 chủng loại, trị giá khoảng 35 tỷ USD của Mỹ.
Nghĩa địa này được đặt ở Căn cứ Không quân Davis-Monthan, ở khu vực Tucson – Arizona, biểu thị sức mạnh của siêu cường hàng đầu thế giới, đặc biệt là về lĩnh vực hàng không. (Ảnh: Hàng trăm chiếc tiêm kích F-4 Phantom II và máy bay huấn luyện siêu âm T-38 Talon)
Hàng nghìn chiếc máy bay nghỉ hưu của Mỹ nằm ngay ngắn và lặng lẽ trong bãi rác vũ khí này. (Ảnh: Máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion)
Trong số đó có rất nhiều loại máy bay hiện đại, vẫn còn khá tốt như: máy bay chiến đấu F-15, F-16, máy bay ném bom chiến lược B-52H, máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion… Ngoài ra, còn có các loại máy bay thế hệ cũ như F-4, F-5, F-105, F-111… (Ảnh: Các loại máy bay trực thăng Mỹ cũng có mặt ở đây)
Căn cứ không quân này nằm ở phía tây nam sa mạc Arizona. Một trong những lý do người ta lưu giữ những chiếc máy bay này ở đây là vì lượng mưa ít, độ ẩm thấp, đất phèn, ít xói mòn, ít xảy ra sự gỉ sét, nền đất cứng nên chúng có thể là bãi đỗ mà không cần xây dựng các thảm bê tông kiên cố. (Ảnh: Các loại máy bay trực thăng Mỹ cũng có mặt ở đây)
Mỹ là một siêu cường quân sự với số lượng vũ khí, trang bị khổng lồ. Hàng năm họ thải loại rất nhiều loại vũ khí với niên hạn sử dụng vẻn vẹn 25 – 30 năm. (Ảnh: Máy bay tiếp dầu KC-135 Stratotanker)
Có nhiều nước đã mua sắm các máy bay, chiến hạm cũ của Hoa Kỳ, nhưng hàng năm vẫn còn một số lượng máy bay rất lớn được đưa vào các “nghĩa trang” này. (Ảnh: Máy bay cường kích A4Skyhawk)
Tại đây người ta phân ra làm bốn loại máy bay: Thứ nhất, tình trạng còn tốt, sử dụng để dự bị cho lực lượng máy bay hiện đang sử dụng. Hầu hết doanh số bán máy bay cũ cho nước ngoài của quân đội Mỹ là đến từ các máy bay này. (Ảnh: Tiêm kích F-111E Raven)
Loại thứ hai, có số lượng ít hơn là sau một thời gian bảo dưỡng ngắn có thể tiếp tục hoạt động trở lại (Ảnh: Máy bay cường kích A-10-Thunderbolt)
Loại thứ 3 là không còn khả năng bay, sẽ tháo lấy các bộ phận linh kiện còn tốt, dùng để thay thế cho các loại máy bay cùng chủng loại. (Ảnh: “Nơi yên nghỉ” của 79 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress cất trữ từ năm 1996)
Loại thứ tư là máy bay bị tiêu hủy, vài bộ phận được thu hồi làm thép phế liệu. (Ảnh: máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress và B-1B Lancer)
Rất nhiều máy bay trong số này vẫn còn khá tốt, nếu vào tay nước khác vẫn còn sử dụng được hàng chục năm nữa. (Ảnh: Máy bay vận tải C-5 Galaxy)
Được biết, một số máy bay chiến đấu F-15, F-16 hoặc máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C Orion, trực thăng UH-1… được đem bán cho các nước có ngân sách eo hẹp, đã được “mông má” lại, sau khi trải qua một thời gian dài cất trữ tại đây. (Ảnh: Máy bay vận tải C-130 Hercules)
(Ảnh: Máy bay vận tải Convair C-131 Samaritan)
(Ảnh: Máy bay vận tải C-27J Spartan)
(Ảnh: Tiêm kích F-14 Tomcat)
(Ảnh: Tiêm kích F-15 Eagle và F-16 Fighting Falcon)
1 nhận xét:
Đúng là Mỹ!
Đăng nhận xét