Như vậy, đường thiên lý cổ từ Thăng
Long đi đến thị xã Tam Điệp, đến đền Dâu, cách Hà Nội 111 km, thì đi vòng về
phía đông nam quốc lộ 1A ngày nay, lách qua một số núi đá vôi để vượt qua ba
đỉnh đèo Tam Điệp, đến đền Sòng tiếp tục đi vào đồng bằng Thanh Hóa. Đền Dâu và
đền Sòng là 2 đầu của cái võng đường Thiên lý cổ qua đèo Tam Điệp. Đoạn võng
này dài hơn đoạn đường Quốc lộ nắn thẳng ngày nay từ đền Dâu đến đền Sòng
khoảng gần 5 km.
Hóa ra bài thơ Đèo Ba Dội, còn có tên là Vịnh ba đèo, của Hồ Xuân Hương
vừa thực lại vừa giả. Thực ở chỗ bà đã phải vượt cả ba ngọn đèo Tam Điệp và giả
ở lối mô tả “đem thiên nhiên vào cơ thể con người”:
Cửa son đỏ
loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh
rì lún phún rêu.
Và kết luận bằng
một triết lý rất “đời thường”:
Hiền
nhân, quân tử ai là chẳng ...
Mỏi gối, chồn
chân vẫn muốn trèo.
Xin được kết thúc bài bằng một bức ảnh
tôi tình cờ gặp được trên Internet. Bức ảnh rất… “tươi mát” với 4 câu thơ
“nhại” của nữ sĩ Hồ Xuân Hương và ký tên Lonely. Tôi nghĩ, tác giả những câu
thơ này không Cô Đơn như biệt danh đã chọn, ngược lại, rất nhiều người chia sẻ
với anh, trong đó có tôi.
***
Chú thích:
Hồ
Xuân Hương là nhà thơ Nôm nổi
tiếng (1772-1822). Bà đã để lại nhiều bài thơ độc đáo với phong cách thơ vừa
thanh vừa tục và được mệnh danh là Bà
chúa thơ Nôm. Hồ Xuân Hương được coi là một trong những nhà thơ tiêu biểu
của văn học Việt Nam .
Tiểu sử của Hồ Xuân Hương đến nay vẫn
còn nhiều điểm gây tranh cãi; thậm chí có một vài ý kiến còn cho rằng những bài
thơ được xem là của Hồ Xuân Hương hiện nay do nhiều người sáng tác, nghĩa là
không có ai thực sự là Hồ Xuân Hương. Dựa vào một số tài liệu lưu truyền, những
bài thơ được khẳng định là của Hồ Xuân Hương, các nhà nghiên cứu đã tạm thừa
nhận một số kết luận bước đầu về tiểu sử của nữ sĩ:
Hồ Xuân Hương thuộc dòng dõi họ Hồ ở
làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một dòng họ lớn có nhiều
người đỗ đạt và làm quan nhưng đến đời Hồ Phi Diễn - thân sinh của bà - thì
dòng họ này đã suy tàn.
Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ
Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn
(sinh 1704) ở làng Quỳnh Ðôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông thi đậu tú tài năm
24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy
học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ
Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.
Bà xuất thân trong một gia đình phong
kiến suy tàn, song hoàn cảnh cuộc sống đã giúp nữ sĩ có điều kiện sống gần gũi
với quần chúng lao động nghèo, lăn lộn và tiếp xúc nhiều với những người phụ nữ
bị áp bức trong
xã hội.
Bà là một phụ nữ thông minh, có học
nhưng học hành cũng không được nhiều lắm, bà giao du rộng rãi với bạn bè nhất
là đối với những bạn bè ở làng thơ văn, các nhà nho. Nữ sĩ còn là người từng đi
du lãm nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước.
Là một phụ nữ tài hoa có cá tính mạnh mẽ
nhưng đời tư lại có nhiều bất hạnh. Hồ Xuân Hương lấy chồng muộn mà đến hai lần
đi lấy chồng, hai lần đều làm lẽ, cả hai đều ngắn ngủi và không có hạnh phúc.
(Nhưng theo tài liệu của GS Hoàng Xuân Hãn và ông Lê Xuân Giáo thì nữ sĩ có tới
3 đời chồng chứ không phải hai: Tổng Cóc, quan Tri phủ Vĩnh Tường, và cuối cùng
là quan Tham hiệp trấn Yên Quảng Trần Phúc Hiển).
Có thể thấy Hồ Xuân Hương không phải là
một phụ nữ bình thường của thời phong kiến mà bà đã có một cuộc sống đầy sóng
gió.
@@@@@@@@@@@
3 nhận xét:
Anh K.Q ơi. Tôi xem hình minh họa chỉ thích ĐÈO 2 DỘI thôi. He...
Ngon thế!
Chả còn tâm trí đâu để thơ phú nữa thủ trưởng ơi!
Đăng nhận xét