Câu chuyện thứ tư xảy ra tại Đại học Stanford vào năm 1892.
Thời đó có một học sinh 18 tuổi gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Là một trẻ mồ côi anh ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền, anh bèn nảy ra một sáng kiến. Anh cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Thời đó có một học sinh 18 tuổi gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Là một trẻ mồ côi anh ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền, anh bèn nảy ra một sáng kiến. Anh cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ đến mời Ignacy J Paderewski, một nghệ sĩ dương cầm đại tài. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản tiền là $2000 cho buổi biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong, hai người sinh viên bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị buổi trình diễn. Ngày ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã tới biểu diễn tại Stanford. Nhưng không may là vé không bán được hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé họ chỉ có được $1600. Họ thất vọng, đến để trình bày hoàn cảnh của mình với Paderewski. Họ đưa cho ông toàn bộ số tiền bán vé, cùng với một check nợ $400 và hứa rằng họ sẽ cố gắng trả số nợ ấy thật sớm.
Không ngờ Paderewski lại xé bỏ tờ check, trả lại số tiền cho hai chàng thanh niên và nói: "Hãy giữ lấy 1600 đô này, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu nữa thì mới đưa cho tôi." Hai chàng thanh niên vô cùng bất ngờ, xúc động nói lời cảm ơn…
Đây chỉ là một việc nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Ông giúp hai người mà ông ấy không hề quen biết. Trong cuộc sống hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu giúp họ, chúng ta sẽ được gì?" Nhưng những người vĩ đại lại nghĩ khác: "Nếu mình không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp gian khó này?" Người có từ tâm giúp ai không mong đợi sự đền đáp và chỉ nghĩ đó là việc nên làm mà thôi.
Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski nói trên sau này trở thành Thủ Tướng của nước Ba Lan. Ông là một vị lãnh đạo tài năng. Không may chiến tranh thế giới bùng nổ và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Hơn một triệu rưỡi người dân đang bị chết đói. Chính phủ của ông không còn tiền. Không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ ông bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy. Cuối cùng thì thảm họa cũng đã được ngăn chặn.
Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy thoải mái. Ông bèn quyết định đi sang Hoa Kỳ để tự mình cảm ơn ông Hoover. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: "Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy."
*
Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại! (The world is a wonderful place. What goes around comes around!)
Người ta cũng còn nhớ ông Winston Churchill từng nói đại ý rằng chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta tạo lập đời mình bằng chính những gì mà chúng ta bố thí. Sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng(We make a living by what we get, but we make a life by what we give.)
Quả thật Ðức Phật đã từng khuyên dạy chúng sinh là hãy chăm tu tập "Tứ Vô Lượng Tâm", tức là "bốn món tâm rộng lớn không lường được", đó là các tâm "Từ, Bi, Hỷ, Xả". Riêng tâm "Từ" là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác, lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, chúng sinh, lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ.
Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với riêng người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.
Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là "ta" không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.
"Kinh Pháp Cú" cũng nói đến "Luật Nhân Quả". "Nhân" nghĩa là nguyên nhân, là hạt, tức hạt giống sinh ra một vật hữu hình hay là sức mạnh sinh ra một vật vô hình. "Quả" là kết quả, là trái, tức là kết quả hữu hình hoặc vô hình của một hạt đã gieo trồng. Nhân là năng lực phát động, quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và quả là hai trạng thái tiếp nối nhau mà có. Nếu không có nhân thì không có quả, nếu không có quả thì không có nhân. Định luật hiển nhiên này mọi người đều nhận thấy. Định luật nhân quả liên tục kéo dài vô cùng tận, như những lượn sóng chập chùng trên mặt đại dương.
Theo "Luật Nhân Quả" một khi đã làm lành, đã hành động thiện, thời quả lành sẽ chờ đợi chúng ta.
(Pháp Cú 68)
Việc làm rất thiện, rất lành
Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi
Chẳng ăn năn, lại mừng vui
Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi
Chẳng ăn năn, lại mừng vui
Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
Khi đã làm lành, đã tạo các nghiệp hiền thiện, người ta có quyền thốt lên nỗi niềm sung sướng an vui khi nhìn thấy kết quả tốt của nghiệp thiện mà mình tạo ra. Một người từng có tâm đạo nhiệt thành và có đời sống đạo hạnh. Ông thường hay bố thí, lại hay dưng thực phẩm và cúng dường các vật dụng cần thiết cho chư Tăng. Các con ông tất cả đều giống tính cha, biết giữ gìn giới đức và chăm lo bố thí. Khi đang hấp hối trên giường, ông thỏa thích nhìn thấy những cảnh trạng hạnh phúc. Sau khi trút hơi thở cuối cùng một cách an vui người ấy tái sinh vào nhàn cảnh. Đức Phật dạy kẻ làm phước, làm thiện sẽ đươc an vui trong kiếp này và kiếp sau, suốt hai kiếp đều an vui. Cả hai đời hạnh phúc vì đã tạo phước, và còn hạnh phúc hơn nữa khi kiếp sau được sinh vào cõi lành.
(Pháp Cú 16)
Vui mừng ngay ở kiếp này
Kiếp sau cũng lại tràn đầy mừng vui:
Người làm điều thiện ở đời
Thấy chân hạnh phúc khắp nơi theo mình
Quay nhìn việc thiện tạo thành
Sướng vui dào dạt, an lành chứa chan.
Kiếp sau cũng lại tràn đầy mừng vui:
Người làm điều thiện ở đời
Thấy chân hạnh phúc khắp nơi theo mình
Quay nhìn việc thiện tạo thành
Sướng vui dào dạt, an lành chứa chan.
Muốn cho niềm an vui tồn tại lâu dài, muốn nuôi dưỡng thiện nghiệp, người trí cần hướng thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp về các việc lành. Người trí chẳng những lo kiểm soát Thân mà còn lo điều phục, bảo vệ Tâm và Ý nữa:
(Pháp Cú 18)
Đầy tràn vui sướng kiếp này
Sướng vui cũng lại tràn đầy kiếp sau:
Người làm nghiệp thiện vui sao
Nhủ lòng: "Mình tạo biết bao phước lành!"
Kiếp sau sẽ được tái sinh
Vào nơi hạnh phúc an bình chứa chan.
Sướng vui cũng lại tràn đầy kiếp sau:
Người làm nghiệp thiện vui sao
Nhủ lòng: "Mình tạo biết bao phước lành!"
Kiếp sau sẽ được tái sinh
Vào nơi hạnh phúc an bình chứa chan.
Các câu chuyện về các nhân vật có thật trong xã hội được kể ở trên quả thật một lần nữa khiến chúng ta thấm thía về những lời dạy vàng ngọc của Đức Phật về "Nhân" và "Quả".
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(12 - 2014)
(12 - 2014)
__._,_.___
1 nhận xét:
Khi mình giúp được cho một người .là mình làm được một điều tốt. Đó là niềm hạnh phúc . Nhân cách con người được hình thành chính từ những việc nhỏ đó.
Đăng nhận xét