Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Chuyện giáo dục ở Đức - tiếp (Tôn Gia): Điểm 1 môn Lịch sử

Ở Đức thực hiện “zwei in ein” (2 trong 1) – vừa thi tốt nghiệp, vừa thi đại học khi kết thúc năm học lớp 12.
Với kết quả của mình, bạn có thể lên mạng chọn truờng mình thích, phù hợp với khả năng. Nhà truờng cũng hết sức khách quan thông báo qua mạng Online: “Số sinh viên sẽ tuyển trong năm nay là…, theo tiêu chuẩn “chọn từ cao đến thấp”.
Ai trên điểm chuẩn (ví dụ vừa đủ 1,5) nhưng không vào đuợc vì số sinh viên đã đủ thì đựoc trả lời: Anh/ chị nếu quyết tâm theo học thì có quyền “bảo lưu kết quả cho năm sau”. (Nghĩa là, năm sau, anh/ chị sẽ đựoc tính là đã có điểm trung bình 1,4; ưu tiên hơn các bạn vừa thi xong năm nay). 
Bên đó thực sự công bằng, không có chuyện “chạy truờng, chạy điểm” như ở ta(!).

Lần đó con gái bạn tôi thi vấn đáp môn Sử. Cháu bắt được câu hỏi “Thế nào là Phân biệt chủng tộc? Nó xuất hiện năm nào? Nước Đức có phải chịu trách nhiệm truớc nạn Phân biệt chủng tộc?”. Một câu hỏi quá hóc búa với học sinh trung học.
Trả lời xong, cháu ra ngoài. Ba thầy cô chụm đầu, bàn bạc căng thẳng. Lúc sau, cháu đuợc gọi vào: “Kết quả thi tốt nghiệp môn Sử, em đựơc điểm 1”.
Sung sướng quá, định ra chạy về khoe bố mẹ thì nghe cô giáo phụ trách môn học gọi lại: “Em chờ cô một lát!”. Chờ đến 15-20 phút mới thấy cô đánh xe quay lại sân trường. Mở cửa xe, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tay cầm đúng 1 bông hoa, cô trao cho học trò:
- Cô tặng em bông hoa này đề mừng kết quả thi của em. Em có biết ba, bốn năm nay, chưa học sinh nào của cô thi đuợc điểm 1 như em. Cô mừng quá! Em là niềm tự hào của cô.
Bạn tôi trầm ngâm: "Vì cửa hàng hoa tươi ở hơi xa nên cô phải phóng xe đi mua...  Cô làm một việc hết sức nhân bản, hết sức tình nghĩa. Một bài học giáo dục lớn trên một sự việc rất nhỏ!".

2 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nếu là tôi viết thì sẽ khác một chút, tuy nhiên không hay bằng.
N.tinhvi

TranKienQuoc nói...

Hê. Làm dị bản đi!!!