Hay! Một đề tài quá hay để mà "lọan bàn". Đúng ý "bọ"!
@ To Tranbachai :
- Thực ra cái dấu"?" của tôi ở đây rất đơn giản, chẳng có gì phức tạp cả.
Khi đọc bài này, của tác giả Dương Danh Dy - một nhà ngoại giao khá nổi tiếng thời bấy giờ, tôi có cảm nhận rằng : Bài viết rất hay, trung thực và cung cấp nhiều thông tin mà mình chưa được biết, trong đó chỉ ra đâu là bạn, đâu là thù mà thiết tưởng ai đọc cũng thấy rõ.
Khi đọc đến đoạn trích dẫn lời Mao dặn đoàn cố vấn TQ sang giúp VN kháng Pháp và hành động dâng hương của Chu trước đền thờ Hai bà Trưng, tôi không tin Mao và Chu lại "vô tư" như vậy và tự hỏi : Không hiểu tác giả có "ngụ ý" gì mà đưa vào đây? Tác giả chắc hẳn phải hiểu rõ bản chất con người của Mao và Chu chứ, chỉ có tác giả mới trả lời được câu này.
Nhưng than ôi, làm sao cái thằng phó thường dân như tôi lại có thể đi gặp tác giả để "chất vấn" được. Chính vì thế mà tôi đưa dấu "?" vào sau câu cuối cùng để anh em "loạn bàn", ngõ hầu cho rõ một điều rằng : Liệu ngoài kẻ điên rồ như Đặng tiểu Bình, thì Mao hoặc Chu hay một kẻ khác lên cầm quyền ở Trung Nam Hải có làm một cuộc chiến tranh chống VN như Đặng đã làm không?
Thực ra thì đây không phải là việc của mình (về vườn từ lâu rồi ), mà là vấn đề của các nhà chính trị. Nhưng "nhàn cư vi bất thiện", không có việc gì làm thì đưa ra đây để anh em "loạn bàn" cho vui, cũng có thể đầu óc sáng ra chút đỉnh.
Ý của tôi chỉ có vậy thôi Tranbachai ạ. Chào thân ái và quyết thắng!
+
Tiện đây tôi cũng "loạn bàn" thêm chút đỉnh :
Cuộc chiến biên giới năm 1979 thực ra đã không đạt được mục tiêu mà Đặng đã đề ra. Đặng đã chủ quan cho rằng chỉ sau một tuần là quân Tầu có thể "duyệt binh" trên đường phố Hà-nội. Vì lúc đó, chắc chắn với tin tức tình báo Đặng biết rõ : Cả 4 quân đoàn chủ lực của VN đang dàn trận trên chiến trường CPC. Ở miền Bắc chỉ có các đơn vị đến cấp tiểu đoàn quân địa phương và dân quân du kích. Có 2 sư đoàn , nhưng là hai sư thiếu (của QK Thủ đô và QK1) đang làm nhiệm vụ huấn luyện. Vì thế Đặng, theo tôi, tin rằng với lực lượng lên tới 20 sư đoàn lính Tầu sẽ giải quyết chiến trường chỉ vài ba tuần lễ.
Nhưng Đặng đã lầm, có lẽ hắn đã cố tình quên đi lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc VN. Thực tế là : quân chính qui của Tầu chỉ mới đụng đo với quân địa phương và dân quân du kích VN chứ chưa đụng độ với lực lượng chủ lực của VN đã bị đánh " tóe me" trên các tỉnh biên giới phía Bắc. Thực ra thì, sau một tuần tấn công như "vũ bão" Đặng hi vọng sẽ chiếm được Hà-nội. ( chứ không phải như Đặng nói sau này ).
Lúc đó, bọn tôi ở BTTM đã được thông báo nội bộ chuẩn bị sơ tán cơ quan BTTM về miền trong. Các tài liệu có dấu "Tối mật" đã được đóng gói sẵn sàng chuyển về "an toàn khu". Đồng thời ta chuẩn bi thiết lập "Phòng tuyến sông Đuống" để "tử thủ" không cho quân Tầu chiếm HN.
Mặt khác, Liên-Xô đã giúp ta thiết lập cầu hàng không khẩn cấp từ SG và Ph'nong Penh ra HN với các máy bay vận tải AN 24. Vì thế các quân đoàn 2 và 3 đang đóng quân bên CPC đã nhanh chóng được điều lên phía Bắc, Quân đoàn 2 chốt ở Vôi-Kép, Lạng giang Hà Bắc, QĐ 3 ở Yên bái, và thành lập mặt trận Đông Bắc do thiếu tướng Nguyễn Anh Đệ làm tư lệnh.
Trong những chuyến đi công cán ở mặt trận ĐB hồi đó, tôi đã gặp anh Hồ Xuan Nam (K3) cùng các kĩ sư của Viện KTQS đang triển khai một loại vũ khí-khí tài mới gì đó mà các anh vừa hoàn thành.
Sau khi chiếm được thị xã Lạng Sơn, Lào cai... quân Tầu tiếp tục tràn xuống phía Nam nhưng đột nhiên "khựng" lại. Trên QL 1 xuống đến Đồng mỏ. Có lẽ nó thấy chủ lực của VN đã xuất hiện và sẵn sàng đáp trả nên chùn bước. Chỉ với lực lượng Địa phương quân và DQDK của VN đã bị nện tời bời, bây giờ gặp chủ lực chắc khó nuốt nên Đặng buộc phải từ bỏ ý đồ chiếm HN và rút quân về nước.
Đây là tóm tắt sự thật mà tôi đã được chứng kiến trong cuộc chiến biên giới năm 1979.
Chỉ tiếc là có nhiều cán bộ, chiến sĩ và người dân đã anh dũng hi sinh trong cuộc chiến này, trong đó có cả liệt sĩ Nguyễn Tiến Quân-một Bạn Trỗi, nhưng ngày nay hầu như không ai nhắc đến họ(?).
+
@ Pay Tàng ( hay Bảy gì đấy): Cái nick-name của cậu chẳng ra tây cũng chẳng ra tầu. Tên gì thì cứ nói rõ ra xem nào? Khóa mấy trường Trỗi? Như mình đây: Hoàng Quang, tức Xèng, khóa4.
Qua lời "lọan bàn" mới đây của cậu, tự thấy cậu chẳng hiểu gì về bệnh "Tâm thần phân liệt". Mà bệnh tâm thần thể phân liệt là chứng bệnh hoang tưởng, không phân biệt được đúng sai, bạn thù, lúc nào cũng lo sợ có kẻ đang rình rập giết chết mình... Biết phân rõ bạn-thù quan trọng lắm lắm!
Qx.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
13 nhận xét:
Được nghe chuyện cũ của những người trong cuộc rất ý nghĩa. Cảm ơn Qx (chẳng khác gì ông Dy!) đã kể lại những gì mà Qx đã trải qua những ngày ấy. Có vậy mới thấy 2 mặt của 1 vấn đề!
Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên rằng Đại Việt và sau đó từ thế kỷ XIX, Việt Nam74 (Năm 1803, đến đời Gia Long, Đại Việt đổi là Việt Nam) luôn luôn đã được Trung Quốc coi như là một quốc gia có một vị trí đặc biệt đối với Trung Quốc. Vào đầu thế kỷ XX Tôn Dật Tiên coi Việt Nam nằm trong “phần đất đã mất của Trung Quốc75 (Pascal, MD. Elia, Le triple dé misme de Suen Wen (chủ nghĩa tam dân của Tôn Văn) Thượng Hải, Phòng Trung Quốc học của Zi-ka Wei: 1930, tr.39). Gần chúng ta hơn, chủ tịch Mao Trạch Đông, năm 1939 đã kết tội Pháp chiếm An-nam bằng cùng một lời lẽ giống như khi kết tội Anh chiếm Hồng Công hay Bồ Đào Nha chiếm Ma Cao76 (Mao Trạch Đông: Cách mạng Trung Hoa và Đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 12-1939-Bản dịch tiếng Anh trong Current Back-ground, U.S Consulate General Hong Kong, số 135, 10 tháng 11-1951. Đáng chú ý là trong cuốn lần xuất bản cuối cùng của Tuyển tập Mao Trạch Đông, bài viết này đã được sửa lại và có thêm sự phân biệt giữa “nước láng giềng trước đây dưới sự bảo hộ của Trung Quốc" và “lãnh thổ thuần tuý Trung Quốc". Mao Trạch Đông Tuyển tập. Bắc Kinh, Nhà xuất bản Ngoại văn, 1967, tập 2, tr.331-332). Thực tế là trở lại việc sát nhập, như Tôn Dật Tiên đã làm, An-nam vào “phần đất đã mất”.
http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/02/tuong-vinh-noi-ve-cuoc-chien-bien-gioi.html
tướng vĩnh nói về cuộc chiến biên giới
http://nguyenxuandien.blogspot.com/2011/02/bai-noi-cua-ang-tieu-binh-chieu-1631979.html
Bài nói của Đặng tiểu bình
Lê duẩn nói về trung quốc http://dailyvnews.wordpress.com/2010/11/02/tai-li%E1%BB%87u-le-du%E1%BA%A9n-noi-v%E1%BB%81-trung-qu%E1%BB%91c/
Cảm ơn đã giới thiệu nhiều source để đọc!
Ý đồ bành trướng của những người lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt lộ rõ ở câu nói của chủ tịch Mao Trạch Đông trong cuộc hội đàm với đại biểu Đảng Lao động Việt Nam ở Vũ Hán năm 1963:
“Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông nam châu Á”
Cũng trong dịp này, chủ tịch Mao Trạch Đông so sánh nước Thái Lan với tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc, về diện tích thì tương đương nhưng về số dân thì tỉnh Tứ Xuyên đông gấp đôi, và nói rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Thái Lan để ở; đối với nước Lào đất rộng người thưa, chủ tịch Mao Trạch Đông cũng cho rằng Trung Quốc cần đưa người xuống Lào để ở.
Chủ tịch Mao Trạch Đông còn khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965:
“Chúng ta phải giành cho được Đông nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo…Một vùng như Đông nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản…xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy…Sau khi giành được Đông nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”.
So với các khu vực khác trên thế giới, Đông nam châu Á là khu vực mà Trung Quốc có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có nhiều phương tiện và khả năng nhất (hơn 20 triệu Hoa kiều, các chính đảng lệ thuộc vào Đảng cộng sản Trung Quốc, Đông nam châu Á có đường đất liền với Trung Quốc…) để thực hiện chính sách bành trướng và bá quyền nước lớn của mình. Cho nên trong 30 năm qua, những người lãnh đạo nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đã dùng nhiều thủ đoạn để thực hiện chính sách bành trướng ở khu vực này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược toàn cầu phản cách mạng của họ.
Rất đáng tiếc là 4/5 lời góp không dám ký tên mình.
Nhất trí với Trânbachai, vì sao anh em Trỗi với nhau mà lời góp cứ phải dùng "nặc danh" ?
Qx.
"Chỉ với lực lượng Địa phương quân và DQDK của VN đã bị nện tời bời, bây giờ gặp chủ lực chắc khó nuốt nên Đặng buộc phải từ bỏ ý đồ chiếm HN và rút quân về nước". Câu này của Ô Qx sai rồi. vì DQDK làm gì có súng to, có kế hoạch đánh địch,chẳng nhẽ trung uý Ng.Tiến Quân là C trưởng du kích à ?
thực ra quân ta có một số quân đoàn như QĐ 15 đóng chốt trên Đình Lập,Na Sầm LS (D xe tăng cũng ở đó),một số lính các QĐ được vận chuyển bằng tàu hoả từ Nam chạy suốt qua HN đi lên phía bắc, trong lòng tôi lúc đó vô cùng bức xúc khi nhìn toàn cảnh lính ta cực trẻ, không hề sợ sệt bên các toa tàu hoả đó, chắc các chiến sỹ đó cũng không biết tôi cũng là lính như họ.Khi đó chỉ lấp ló một thằng tàu ở VN thôi tôi e là nó sẽ trở thành đống thịt ngay tức khắc, lòng căm thù quân TQ là vô bờ bến.Cho đến tận bi giờ vẫn chưa nguôi đâu.
Tôi công tác tại cục Quân lực cũng được hơn 13 năm (từ tháng 2/74 đến 7/87 ) và trực tiếp làm công việc Quản lí quân số toàn quân, nhưng không nghe thấy nói đến Quân đoàn 15 một lần nào cả. Sau này mình có thành lập thêm Quân đoàn 5 nữa thôi. Không hiểu ông bạn Thắng K5 lấy nguồn tin Quân đoàn 15 từ nguồn nào? Hay ông nhầm với Binh đoàn 15 làm kinh tế?
Nếu ông muốn biết tôi nói sai hay đúng, ông có thể tham khảo thêm ở Địa chỉ sau :
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/cluster/2009/02/090210_border_war_1979.shtml
để thấy rằng : trong cuộc chiến này, quân Tầu mới chỉ đụng dộ với các lực lượng quân địa phương và DQDK của ta mà đã "vãi linh hồn" rồi.
Qx.
Bài hay quá , các còm cũng rất hay , tiếc là Quế xem trễ quá .
Quế mà vào trang này thường xuyên thì sẽ còn thấy hay dài dài...
Chào Quế.Qx
Ông bạn Qx vào TRANG NÀY NÀY, cũng hay dài dài lun!
Và gặp bạn mình ở TRANG NÀY NỮA, cũng không tệ.
Chào thân ái.
Tôi vừa vào xong, rất hay, cám ơn Tranbachai.Hẹn ngày hội ngộ.
Qx.
Đăng nhận xét