BT5- Theo đề nghị của bác Kháng Chiến, cháu có bài viết về dân ca. Xin trân trọng giới thiệu!
Ông Lý Toét mà cắp cái ô.
Đi ra phố gặp lúc mưa to
Có bác Xã Xệ mà muốn đi nhờ
Tay thì vời vợ, miệng thét bô bô
Kìa ông Lý, thục nhĩ ra sao
Gọi như thế mà chẳng xem sao
Giá có cúp rượu thì đến chơi liền
Đi nhờ một tý thì cứ vênh vênh
Ồ ông Xã thật rõ lôi thôi
Ô tôi năng cụp mà bất năng xoè
Năng dựng đầu hè mà bất năng treo.
Thơ ca dân gian đã thấm vào tâm hồn tôi từ đó - những ngày tôi còn nhỏ xíu. Vậy nên, dù đã hòa nhập với cuộc sống hiện đại thì âm hưởngdân gian luôn khiến tôi đam mê đến lạkì.
Tôi thích các ca khúc dân gian có lẽ là vì ca từ của nó đẹp. Không hiểu sao, khi thưởng thức một ca khúc tôi thường để ý nhiều đến ca từ. Với tôi, ca từ hay sẽ tạo nên một ca khúc hay, tự con chữ hát lên. Ca từ theo quanđiểm của tôi thì không cần cầu kì, mĩmiều mà phải giản dị, mộc mạc, ai nghe cũng hiểu. Giản dị, mộc mạc nó lại vô cùng. Giản dị vớicác bậc tiến sỹ, giáo sư lỗi lạc thì khác vớigiản dị của những người mới chỉhọc xong lớp năm. Nên một ca khúc hay làmột ca khúc mà ca từ phải đủ giản dị để người học thấp cũng hiểu được hết ca khúc,người trình độ cao cũng hiểu hết ca khúc nhưng sâu hơn vài tầng tùy theo mức độcảm nhận và khả năng thưởng thức của từng người.
Muốn vậy, bài hát đó với tôi phải là một bài thơ, vìthơ thì thường làm cho người nghe dễ nhớ , dễ thuộc và âm từ thường không lặtlèo có vần, có điệu. Chả thế mà những ca khúc đi vào lòng người đa phần là nhữngbài thơ , hay những bài ca dao được phổ nhạc như : Khúc hát sông quê của NguyễnTrọng Tạo, Lời ru cho con hay đố ai của Phạm Duy v.v… Và ngay cả cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi sáng tác ca khúc,hầu hết các nhạc phẩm của ông nếu tách phần nhạc thì lời ca của các bài hát đềurất đẹp và là những bài thơ tuyệt vời! Khôngchỉ vậy, ca khúc hay với tôi còn là những ca khúc không chỉ thể hiện được lối sốngtâm tư tình cảm của tác giả mà còn thể hiện được nhân sinh quan thông qua ca từgiản dị của bài hát. Và …“Gánh lúa” là một ca khúc hay.
Bài hát “gánh lúa” miêu tả quanh cảnh gánh lúa ở một vùngquê rất đỗi quen thuộc và gần gũi. Thế nhưng cái hay của ca khúc không hẳn chỉ dừnglại ở những nét miêu tả đơn thuần mà tác giả đã ca ngợi phụ nữ Việt Nam trung hậuđảm đang thông qua hình ảnh những mẹ quê tóc trắng, những thiếu nữ thôn quê thậtkhéo léo và cũng rất tài tình. “ Gánh lúa” còn là thông điệp chính trị với nhữnglời tuyên truyền chứa đựng rất nhiều tính chiến đấu, tinh thần lạc quan và tìnhyêu cách mạng. Tác giả sáng tác bài này năm 1948, khi cả nước hào hùng khángchiến chống Pháp, khi lãnh đạo và nhân dân cùng nhau cố gắng “mỗi người làm việc bằng hai”.
Mở đầu là quang cảnh ở một đồng lúa, lúc trời vừa rạng đông.
“Mênh mông mênh mông sóng lúa mênh mông
Lúc trời mà rạng đông rạng đông
Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng
Bước đều mà quang gánh nặng vai
Chơi vơi, chơi vơi gánh lúa chơi vơi
Dân làng mà làng ơi làng ơi
Tiếng người ơi ới qua làn nắng mới
Vui chân đi tới phiên chợ mai…”
Cảnh vật và con người nơi thôn quê tuy bình dị nhưng thật đẹpđẽ biết bao! Sáng sớm, lúc trời bắt đầurạng đông, tiếng người ơi ới gọi nhau ra đồng.Vui quá! Không khí đi làm của buổisáng thật rôm rả và tấp nập .
Điệp khúc mênh mông, chơi vơi đem lại cho tôi cảm giác rông lớn của đồng lúa hứa hẹn một mùa bội thu. Tôirất thích hình ảnh “quang gánh nặng vai”: vất vả đấy, chơi vơi đấy, nhưng lạc quan lắm nhé – vẫn vui chân đi tới phiênchợ mai.
Cảnh tiếp theo chi tiết hơn, tác giả từ đằng xa thấy “bóngngười thấp thoáng” nay tác giả đã đến được gần. Trời cũng đã sáng tỏ, và hình ảnhmột cụ bà gánh lúa hiện ra.
“Rung rinh, rung rinh, gánh lúa rung rinh
Cánh đồng mà xinh xinh, rằng xinh
Lão bà tóc trắng kẽo kẹt quang gánh
Môi trầu mà tươi đám cỏ xanh
Rung rinh, rung rinh, gánh lúa rung rinh
Sức già mà còn nhanh, còn nhanh
Thóc bà phơi nắng, lúa nhà tôi gánh
Hai vai đem sức nuôi toàn dân.”
Bài hát này đặc biệt ở cách khéo léo dùng điệp từ: “rung rinh”, “kẽo kẹt”. Ôi! Liệu có từ nào hay hơn bằng những từ láy tượng hình này? Chỉ với 2 từ láy thôi mà hầu hết những ai đãtừng nhìn thấy cảnh gánh lúa ở quê đều có thể mường tượng ra một cách rõ nét “gánh lúa”, mà không cần phải miêu tả nhiều từ. Cảnh vật như ở ngay trước mắt chúng ta vậy. Mẹ quê tóc trắng – trầu đỏ tươi – đám cỏ xanh, đẹp quá! Mẹ già rồi nhưng sức còn nhanh. Mẹ đem hai vai nuôi toàn dân. Có cách nào ca ngợi người nông dân khéo léo và trân trọng đến như vậy?
Lúa gánh về tới sân thì trời đã về chiều. Việc lúc này là của thiếu nữ thôn quê: xay lúa.
“Ðêm qua trăng mơ sáng khắp thôn quê
Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi
Có nàng xay lúa quyến tròn thương nhớ
Thương chàng mà dãi nắng dầm mưa”
“Quyến tròn thương nhớ” – Hay, hay quá ! Bốn từ này đặt vào đây làm rung chuyển lòng người. Mỗi lần nghe đến đây, tôi thường nhớ bàtôi kể về cách xay lúa thời xưa. Cối xay lúa có cần bằng tre, khi xay thì cầm cầnxoay tròn. Nên quyến tròn thương nhớ có lẽ là Cô gái vừa xay lúa, vừa nhớ chàngtrai ngoài trận mạc, đang đi kháng chiếnhành quân, thế nên nàng “thương chàng mà dãi nắng dầm mưa”.
Người ra trận hào hùng chiến đấu, người ở lại hậu phương anh dũng sản xuất. Đó là khí thế của những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Khí thế đó được đưa vào bài hát một cách tựnhiên, đặc biệt là câu cuối mà không cần phải hô hào : đi nuôi dân gánh một thành hai.
“Ðêm qua trăng mơ thức suốt canh khuya
Hỡi chàng mà chàng ơi, chàng ơi
Sớm ngày mai tới, thóc vàng cơm mới
Ði nuôi dân gánh một thành hai.”
Đôi nét giới thiệu với các bạn về ca khúc. Sau đây, xin mời các bạn thưởng thức “Gánh lúa” qua phần trình bày của cặp song ca Như Quỳnh và Nguyễn Hưng.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Thủy " K42 " nên cũng chẳng nỡ phê !" Giá có CÚP rượu thì đến chơi liền " Chà,không biết nó gõ máy sai hay là chẳng biết CÚP là gì?
Trong đơn vị đong đếm của các đệ tử Lưu Linh xưa chia theo cỡ lớn dần NẬM,CÚT,BE,SỊ,CHAI... ( TĐ)
Bài của Thủy K42 về dân ca rất thú vỵ.Cám ơn.
Sẽ giới thiệu bài "Đóng nhanh lúa tốt" ( Đóng thuế nông)của nhạc sỷ Lê Lôi sáng tác 1954 đễ cac bantroik5 cùng nhớ về bài hát mang âm hưởng dân ca rất xưa, nay ít ngưới còn nhớ. KChiến
Hi bác, cũng có thể nó gõ sai và cũng có thể nó không biết cúp là gì ạ? Cháu nhớ hình như nó là cô bé bán rượu khá lém lỉnh vậy mà nó chưa biết đến danh từ này, thật là đáng trách!.
Ngày nhỏ, nó vẫn được bà nội đố nó câu đố : Năng cụp bất năng xòe, năng dựng đầu hè mà bất năng treo... Nó ko đoán ra là cái gì? Bà lại phải giải nghĩa cho nó hiểu, đó là cái ô rách và bà nó đọc cho nó nghe bài này, chắc là trí nhớ nó tệ quá ạ.
Cháu cảm ơn bác đã chỉnh sửa.
Đăng nhận xét