Tối qua trên VTV1 và nhiều kênh của VN đã phát trực tiếp cầu truyền hình Giao lưu Việt-Trung "Láng giềng gần".
Mỗi người có một cảm xúc khác nhau; riêng tôi có cảm xúc của một cậu học sinh từng học tại Quế Lâm (một Tp của Quảng Tây mà Nam Ninh là thủ phủ) cách đây đã hơn 40 năm, sau vẫn giữ quan hệ thân thiết với đất cũ người xưa, cảm xúc được gặp lại nhiều người thân trên cầu truyền hình này...
Đầu tiên là những phóng sự ghi lại hình ảnh Bác Hồ, Bác Mao cùng các vị lãnh đạo hai nước những năm 1950, 60. Rồi những năm tháng chiến tranh ở VN với sự đóng góp, hy sinh của chiến sĩ Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc...
|
Cao Phong và Diễm Quỳnh, đầu cầu Nam Ninh. |
|
Trong gian khó đã chung tay. |
|
Khán giả đầu HN. |
Người đầu tiên là anh Trần Hàn Phong (con trai thứ với bà Trần Kiếm Qua của Tướng Nguyễn Sơn) được phỏng vấn tại đầu cầu HN. Sau này anh "làm lớn" - Ủy viên thường trực Hội nghị hiệp thương toàn quốc (chắc như Mặt trận Tổ quốc ở ta) nhưng năm 1960 chính cha tôi là "cầu kết nối" cho hai anh Tiểu Việt, Hàn Phong liên lạc được với gia đình Tướng quân ở VN.
(Chuyện này bác Trần Kiếm Qua có ghi lại trong hồi ký "Hoàng Hà nhớ, Hồng Hà thương" khi đã 86 tuổi. Cũng chuyện này Tướng Trần Độ vì rất quý "Anh Hai" Hồng Thủy từ cuối những năm 1940, rất phục bà Trần Kiếm Qua mà trước khi mất (2003) đã mời chị Hà, anh Tuyên tới lấy tư liệu. Nay bà còn sống ở Bắc Kinh và đã 98 tuổi).
Ở đầu cầu HN, tôi thấy anh Tuyên, chị Hà, anh Hoàng Vĩnh Giang và nhiều người quen thân.
Tại đầu Nam Ninh, thật cảm động khi thấy chị Lư Mỹ Niệm cùng các "lão binh kháng Mỹ viện Việt" ở Liễu Châu, Quế Lâm đang hát vang bài "Việt Nam-Trung Hoa", trong một phóng sự.
|
Lão binh đang hát. |
|
Chị Niệm và anh Tạ Hùng Uy. |
Rồi các "lão binh" dàn hàng ngang tiến ra sân khấu. Các anh chị, tháng 5/2010, đã giao lưu với đoàn trường Trỗi chúng tôi sang thăm Quế Lâm sau khi Nhà kỷ niệm các trường học VN được khánh thành tại Đại học Sư phạm Quảng Tây. Muốn khóc khi thấy từng người được giới thiệu đến tân đã tiến lên phía trước và giơ tay chào theo đúng điều lệnh.
|
Các lão binh đi đều, tiến ra sân khấu. |
|
Chào đúng điều lệnh.
Này là anh Phan Bản Ấm, người có hơn 50 ca khúc Việt chép tay tiếng Việt và tiếng Hoa mang ra khoe với NSUT Dương Minh Đức. Lần này anh hát một ca khúc về HN cùng với nhà báo Diễm Quỳnh. |
|
Anh Ấm hát về HN. |
Này là anh Tạ Hùng Uy, người có liên lạc chặt chẽ với TW Hội CCB VN và dẫn nhiều gia đình thân nhân sang thăm mộ các LS Trung Quốc hy sinh ở VN những năm chống Mỹ. Lần này anh tặng Diễm Quỳnh bộ ảnh đặc biệt về quan hệ VN-Trung Quốc có cà hình ảnh Bác Hồ, Võ Đại tướng đến thăm các đơn vị Quân giải phóng.
|
Phỏng vấn anh Tạ Hùng Uy. |
Các lão binh của chúng ta ngực lấp lánh huân chương do VN tặng. Xa VN đã hơn 40 năm nhưng các anh, các chị không quên tiếng Việt. Họ yêu Bác Hồ và đất nước VN ta đến nhường nào!
|
Phỏng vấn lão binh làm đường sắt Hữu Nghị Quan-Yên Viên. Anh đã khóc. |
|
Khi được giới thiệu, họ tiến lên chào. |
Cảm động khi được xem phóng sự ghi lại chuyến đi của anh Đỗ Hồng Phúc (nguyên Đại sứ VN tại Bắc Kinh những năm đầu 1990, cựu học sinh Dục Tài 1951) về thăm trường cũ ở Nam Ninh. Anh đến thăm cả Nhà kỷ niệm các trường học VN tại Quế Lâm. Ống kính giữ khá lâu tại khu treo những hình ảnh về Trường VHQĐ TSQ Nguyễn Văn Trỗi nhưng tiếc là không có lời bình.
|
Một nhà nghiên cứu từ Bắc Kinh xuống rất thuộc Ngục Trung Nhật ký. |
|
Cuốn "Ngục Trung..." của Diễm Quỳnh được ông tặng lại Cao Phong. |
Có nhiều điệu hát Việt, Hoa được các nghệ sĩ Trung, Việt biểu diễn cùng các tiết mục múa đặc sắc.
Tiếc là thời lượng có hạn nên 10g30 cầu truyền hình phải tạm dừng. Mong còn có nhiều lần như thế!
Trong tôi cảm xúc buồn về năm 2011 - "năm có không ít quan hệ xấu giữa hai nước" - phần nào được vơi đi.
10 nhận xét:
Tôi là một học sinh của Trường thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm
( Quế Lâm dục tài học hiệu).Tôi nhận được hơn 10 cuộc điện thọai từ các cựu học sinh cúng Trường. Chúng tôi rất cảm động,đến rớt nước mắt khi theo rỏi cầu truyền hình này.Nhân dân Việt-Trung cần bảo vệ giá trị tinh thần này.Tôi quen anh Tạ Hùng Uy người bỏ nhiều công sức tồ chức các đòan cựu chiến binh tham gia chống Mỹ giúp nhân dân ta sang thăm lại VN.Tôi tin rằng khi tập sách nhỏ ghi lại hình ảnh BÁc Hồ thăm bộ đội TQ vào dịp Tết 1967 của anh được giới thiệu rất nhanh trên cầu truyền hình ,anh là người mãm nguyện nhất.Dù quan hệ Việt-Trung còn nhiều vấn đề,song tôi tin rằng nhân dân hai nước luôn mong muốn cùng nhau sống trong tình cảm hữu nghị,láng giềng tốt.Cám ơn VTV,Đài truyền hình Quảng Tây đã xây dựng rất thành công chương trình này.KC
Người đọc thơ Bác bằng tiếng Việt,tiếng Trung là giáo sư Cốc Nguyên Dương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế thế giới thuộc Viện hàn lâm khao học xã hội Trung Quốc.Năm 1957 ông thi vào khoa tiếng Việt cũa Đại học ngọai ngữ Bắc kinh,Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu của TQ nghiên cứu về Việt Nam.Ông thường được mới sang Việt Nam tham gia các hôi nghị khoa học về quan hệ Việt-Trung ,Biển Đông, ASEAN-Trung... KC
@ Chương trình này đưa ra đúng thời điểm nhậy cảm. Có lẽ để cân bằng với chương trình bữa trước ngày 7/11 làm với các CCB Liên xô. Chắc sắp tới chắc sẽ có các chương trình với Lào, Ấn độ, Mỹ và một số nước khác?
@ Trong 11 CCB TQ được lên sân khấu hôm qua, thấy không giới thiệu người thứ 3 (từ trái qua)?
@ Không hiểu số CCB TQ này có bị gì hồi năm 79 như Cao TL không nhỉ?
HMK6
Từng người dân TQ và bạn ta (như anh Cao, chị Niệm, anh Ấm, anh Uy...) cũng buồn và trăn trở lắm những chuyện như cắt cáp tầu Bình Minh, bắt ngư phủ... Họ cũng là con người có lí trì và sự hiểu biết; họ cũng quý trọng tình cảm chân thành của chính chúng ta.
Phải biết làm sao duy trì, vun đắp cho được cái tình đã có.
tôi cũng đã theo dỏi suốt cả chương trình.và cũng thấy rằng:nhân dân hai nước đều mong muốn hửu nghị cùng chung sống trong hòa bình.rất cảm động khi thấy anh chị cựu chiến binh luôn có những kỹ niệm tốt đẹp với nhân ta.có chăng về phía lãnh đạo trung quốc có những nhóm người quá khích mang ý đồ xấu chống lại nhân dân việt nam.về phía ta có phải đưa chương trình này nhằm dọn đường cho lãnh tụ mới:tâp cận bình sắp sang thăm?.
phúc chiến
Đặng diễm Quỳnh là con gái ĐS VN tại Trung Quốc vào giai đoạn cuối thập kỷ 1980 :Đặng nghiêm Hoành.
Còn nếu như suy luận "Để dọn đường đón ai..."v.v..Thì mình thấy chẳng phải thế!Chỉ có điều CHƯÓNG là láng giềng gần họ chọn Nam ninh tỉnh Quảng tây làm đầu cầu truyên hình còn ta sao kg chọn Quảng ninh hay lạng sơn ?Mà phai là Thủ đô ?Thôi chắc là lang giềng gần ...cho qua vậy...Miễn là nội dung "Hảo hảo"
Lãnh đạo ta phải học các cụ già ngày trước, Bác tỉnh táo và khôn chán khi giữ được quan hệ như thế, dù họ luôn là Đại Hán. Điều này càng có lợi trên diện quốc tế vì chúng tôi luôn cầu hòa mà các ông dùng vũ lực hay cố tình vi phạm quy định chung thì hóa là tự tát vào mặt.
Anh Tuyên Hà kể lại, việc chọn chương trình, chọn ai phát biểu... rất căng thẳng, phải bàn đi bàn lại mãi mới chốt được kịch bản cuối cùng. Riêng anh Hàn Phong phát biểu là duyệt nhanh nhất.
phải rồi Anh HAN PHONG ma duyet thi... gio tu phuong bac thoi ve thi...phai duyet thoi chu con hon chung no Đái thi chet bo me...chu lanh cong voi khai thi chet VIETresses
Sap sat nhap VN va Quang tay nhung TQ no chua chiu vi nhu vay thi Nga va tay AU no noi la TOP HAU .Nghe dau sap roi nhung hoi y kien tran hung dao voi LY THUONG KIET thi cac cu khong chiu...Boi NAM QUOC SON HA.....
Tôi nhận được nhiều ý kiến trái chiều về Cầu truyền hính "Láng giềng gấn" được VTV phát vào tối 14-12. Các Ý kiến trái chiều cũng dễ hiểu, từ tháng 6 năm nay quan hệ Việt-Trung xấu đi. Trong hòan cảnh như vậy ,một việc làm làm cho quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt-Trung bớt căng thảng ,hướng tới điều tốt lành là điều nên động viên.Nên nhớ có các bạn TQ rất quý trọng quan hệ hữu nghị Việt-Trung mà chúng ta gặp lại trên cầu truyền hình này. KC
Đăng nhận xét