Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Của ngon vật lạ miền Tây 3 (Đàm Thơ)

                  Món ăn Nam Bộ - Cá lóc nướng trui

       Cá lóc , tùy từng nơi có các tên gọi: Cá chúi (vì khi lủi trốn chúng hay chúi đầu xuống bùn), cá quả, cá tràu. Giống như cá lóc nhưng đầu dẹp và nhọn hơn, mình có bông nên người ta gọi nó là con cá dầy. Có lẽ chỉ có những người nông dân Nam Bộ thời khai hoang, lập đất mới nghĩ ra cách ăn cá lóc nướng trui một cách đúng điệu nhất.


       Vào mùa lúa chín , cá lóc ăn lúa trên các cánh đồng nên cá lóc vào mùa lúa chín béo nhất và thịt cá thơm ngon, không bị hôi bùn, hôi cỏ . Ở Nam Bộ, trên đầu các thửa ruộng nhà, người ta đào một ao lớn gọi là đìa. Lúa gặt xong, ruộng cạn, cá dồn hết xuống đìa . Chờ ruộng vào mùa khô – giáp tết- người ta tát đìa, bắt cá . Cá to ăn tết , biếu bà con , cá vừa xẻ, tẩm ướp phơi khô để nhậu ,cá nhỏ nữa làm mắm ăn được qua mùa .

      Người ta có thể chế biến cá lóc ra được nhiều món khác nhau . Thông thường ,dùng bữa cơm gia đình, cá lóc được nấu thành 2 món : đầu đuôi cá thường để nấu canh . Món canh cá lóc người Nam Bộ ưa chuộng là canh chua . Canh chua nấu bằng cơm mẻ , me tươi hoặc me muối, trái giác , lá dấm, lá giang hoặc dấm . Rau nấu canh chua người Nam Bộ hay dùng là bông súng, bạc hà (dọc mùn),cần nước .Sau này ở chợ người ta chế biến cầu kỳ hơn nên trong nồi canh chua cá lóc có rất nhiều loại rau nấu chung như : bấp cải, bạc hà, giá, đậu bắp,cà chua . Rau thơm để nồi canh chua cá lóc là :ngò om,ngò gai, quế, ớt xắc khoanh . Những khoanh giữa của con cá dùng để kho . Có thể kho lạt để chấm rau . Thường ăn với canh chua thì người ta kho mặn cho đậm đà. Ơ cá kho mặn đó còn lại thì chiều không cần nấu cơm. Kho đặc quánh ơ cá lại rồi nấu một nồi cháo trắng(cháo hoa)ăn với cá kho là xong bữa. Cá lóc nấu lẫu mắm đã nói ở bài trước. Người bán bún mắm (tức bún nước lèo) thường luộc cá lóc, gỡ lấy thịt cho vào tô bún cùng với tép và bì . Cá lóc lám sạch lóc lấy phần thịt xắc mỏng lại, ướp gia vị xào qua cho vào nồi cháo thành món cháo cá . Vào mùa gặt xong ,trên đồng có loại rau đắng người ta gọi là rau đắng đất . Nhổ rau , để cả rể ,rửa sạch cho vào tô,đổ cháo cá lên người ta gọi là cháo tống . Cháo tống ăn mát nhờ rau đắng đất.

 Người ta bắt cá lóc loại vừa ( cho mềm) dập đầu, rửa sạch cho vào chảo nhiều mỡ chiên ngập nướ . đó là cá lóc chiên xù vì khi chiên vẩy cá xù cả lên . Cá lóc chiên xù ăn với các loại rau sống chắm nước mắm có pha chế hoặc mắm cá cơm và bánh hỏi . Hoặc để nguyên con cá luộc với nước mẻ hoặc nước hèm ăn như ăn cá chiên xù. Tuy nhiên tất cả các cách ăn trên đều không bằng cá lóc nướng trui .

        Ăn cá lóc nướng trui không nhất thiết phải sau muà gặt mà có thể ăn bất cứ lúc nào . Nhưng sau mùa gặt cá ngon và có rơm để nướng . Rơm là thứ nhiên liệu nướng cá lóc nguyên thủy nhất . Nông dân Nam Bộ xưa ra đồng ngoài nông cụ người ta chỉ cần bỏ theo cái hộp quẹt là chắc ăn, không sợ đói. Cá lóc lúc nào cũng nằm sẵn trong các chân lúa . Cần lúc nào bắt ăn lúc đó .Thơ vẫn thường bắt nồi cơm lên bếp rồi mới đi kiếm cá về kho hoặc nấu để ăn cơm . Cá lóc được xuyên vào một que nhỏ bất kỳ, găm xuống đất , tủ rơm hoặc cỏ , vật cháy lên ,đốt lửa nướng cho chín đem ra cạo bỏ lớp vẫy đen, giữ lại lớp da sém vàng . Cá không qua mổ xẻ lại được nướng nên ngọt và thơm , có thể ăn theo kiểu nào tùy thích . Bọn trẻ chăn trâu thường nướng lên chắm muối ,ăn vả . Đàn ông nướng lên chấm muối uống rượu .

         Bây giờ người ta ăn cầu kỳ hơn . Nhưng ăn cá lóc nướng trui ngon nhất vẫn trên đồng, khi cá vừa chín,nhổ lên khỏi mặt đất ,xé ra chắm muối theo kiểu bọn chăn trâu .