Bào Vũng-cái tên nghe xa lắc xa lơ và thật nhiều khốn
khó. Dẫu đời đã có lắm đổi thay nhưng cái
tên Bào Vũng vẫn vậy, không hề thay đổi. Tôi vẫn thường nghe bạn nói: "Mai về Bào Vũng cúng cơm". "Mai về Bào Vũng sửa lại mảnh
vườn, phần mộ". "Mai về Bào Vũng làm bờ kè chắn sóng, sửa lại con
đường, khỏa lại cái sân, làm cho chị Hai cái hàng rào". Mai về Bào Vũng... Mai về...
Bào Vũng - cái tên nghe thật
buồn. Một lần tôi đánh bạo hỏi bạn :
-Bào Vũng hay là Bào
Dũng? Là nơi có những cái bào cái vũng ghép lại thành tên?
May mắn bạn đã không giận mà còn xác nhận:
- Bào Vũng chính là như
vậy.
Từ lâu lắm người nghèo tứ
xứ về đây khai hoang lập địa.Việc đầu tiên họ phát quang những lùm cây,bụi
rậm,khơi bào dồn cá xuống đó để sinh nhai.Rồi mới mở đất nuôi trồng ,cày
cấy.Cái tên Bào Vũng có từ đó.
Xa Bào Vũng lên đường ra
Bắc,trong ký ức tuổi thơ của bạn là những trưa nắng phóng bụp bè xuống sông để
tắm.Hoặc những buổi bẫy chim,bắt cá trên đồng.Bạn yêu tha thiết những cánh rừng
ngập mặn nơi chót mũi Cà Mau.Xa Bào Vũng bạn ôm chặt vào lòng mình cái hồn quê
ấy.Tốt nghiệp Đại học Nông lâm không lâu,bạn có tên trong danh sách được trở về
miền Nam công tác.Vượt Trường Sơn về rừng Đông Nam bộ không lâu,bạn tiếp tục về
Cà Mau rồi bắt tay quy hoạch những vạc rừng của Tỉnh-những vạc rừng ngập mặn và
nguyên sinh-gác lại bên lòng canh cánh một Bào Vũng thân thương.Cho đến ngày
nghỉ hưu bạn mới có điều kiện để gắn bó với mảnh đất nơi sinh ra mình-Bào
Vũng,mới có dịp nghe bà con nơi ấy kể những huyền thoại nơi quê nhà và cùng bà
con viết nên những trang huyền thoại mới.
Tôi về Bàu Vũng một sáng đầy mưa.Bào Vũng khác xưa không
như tôi tưởng.Hai bên sông nhà cửa đông đúc,khang trang.Đường làng được lát xi
măng sạch sẽ.Tôi gặp nơi đây những người chân đất nồng hậu, chân tình.Họ vẫn
giữ nguyên trong lòng mình thật nhiều lửa-ngọn lửa kháng chiến chống thực dân
Pháp và những năm đánh Mỹ xăm lược.Ngọn lửa của một tình yêu quê hương,đất
nước,yêu cách mạng và niềm hãnh diện vì đã có đóng góp được ít nhiều tiền
của,công sức vào sự nghiệp cứu nước ấy.Niềm yêu thương và tự hào của người dân
Bào Vũng được cất giữ một cách âm thầm,lặng lẽ.Họ không nghĩ đến chuyện đòi hỏi
báo đáp công lao,khen thưởng hoặc tri ân.Giống như lúc hy sinh,cống hiến họ rất
vô tư-không hề tính toán.Từ người có của cho đến người còn khốn khó,họ một lòng
góp của,góp công che dấu,nuôi dưỡng cán bộ,bộ đội,chỉ mong sao mau đến ngày
toàn thắng.Như chuyện điền chủ Sáu Được che dấu nươi dưỡng cán bộ,bộ đội ngay
trong nhà mình.Khoảng năm 1953-1954 « Hội nghị Nam bộ »(họ không
biết là hội nghị xứ ủy Nam kỳ,hội nghị toàn miền hay hội nghi Tỉnh ủy) về họp ở
Bào Vũng.Chính ông Sáu Được đăng cai nuôi hội nghị tại nhà mình.Chài hết cá
dưới đìa,thịt hết gà trên sân,heo trong chuồng,rồi đến mổ cả trâu nuôi hội nghị.Những
năm có cuộc vặn động « Tương thân,hữu ái » chính ông Sáu Được
cầm loa vận động bà con.Họ tự hào được làm điều đó.
Thời chống Pháp ở nơi tận
cùng đất nước này, mấy ai được nghe nói nhiều về vị lãnh tụ kính yêu Hồ Chí
Minh.Nên có câu chuyện vui ở Bào Vũng : « Hiến của cho Hồ Chí
Minh đánh Pháp có bao nhiêu tao cống hiến ráo trọi.Còn ông Nguyễn Ái Quốc
này,phải coi lại à nghe ».Với tình yêu cách mạng,yêu Đảng,yêu Bác Hồ như
vậy họ đã xã thân.Như chủ điền Trần Văn Phượng ngoài đập Bào Vũng ,nhà không là
địa điểm tốt để nuôi quân,ông cũng đã hết lòng lo tiếp tế lương thực,thực
phẩm,lo phương tiện xuồng ghe đi lại.Cùng lúc ông hiến cả 2 chiếc xuồng và
chiếc ghe của nhà.Đáng nói hơn là ông đã theo lời kêu gọi của Cách mạng đốt bỏ
căn nhà cao ráo khang trang để trách địch dòm ngó,lập đồn,bất lợi cho ta.Nhà
chắc,gỗ tốt,phải giỡ thêm mấy căn nhà nữa thảy vào,ba bốn hôm sau căn nhà mới
cháy truị.Tương tựa như vậy,bên bờ đập còn có điền chủ Sáu Trinh.Mỗi điền chủ
hiến hàng ngàn công đất chia cho dân cày là câu chuyện vẫn còn nghe kể.Vì gốc
là những dân nghèo đi khai hoang mở đất nên họ hiểu và biết thương những người
nghèo khổ khác còn chưa được an cư.
Những năm đó bộ đội thiếu
gỗ làm súng,thiếu đồng làm vỏ đạn,những người khá giả nơi đây sẵn lòng hiến
những bộ cột,bộ ván gỗ tốt cho công binh xưởng.Họ còn gom cả những bộ đồ đồng
có được đem hiến tặng ,không hề do dự.Trong phong trào « Tương thân
hữu ái »họ gom cả vòng vàng có được trong nhà.Có đôi bông tai đang đeo họ
cũng gỡ ra hiến tặng như bà Nguyễn Thị Cổn.Còn bà Út Trinh cởi luôn bộ nhẫn cửu
long hườn (chín chiếc nhẫn đeo cùng một ngó tay).
Dân còn nhớ và kể lại tên một
số cán bộ cao cấp của Miền và Tỉnh về dự hội nghị như :ông Phan Khắc
Nhượng,ông Tống kỳ Hiệp,ông Tăng Hồng Phúc,ông Năm Nhự cùng vợ là cô Ba Son.Có cả
Chủ tịch nước Campuchia :ông Sơn Ngọc Minh.Cả bộ đội ông Trắng về đây đánh
đồn Nhị Nguyệt(còn gọi Nhật Nguyệt)cũng được bà con nơi đây ủng hộ hết lòng.Bào
Vũng vẫn luôn lưu nhớ về một thời Cách mạng sôi động giữa lòng quê mình.Kể cả
chuyện tình thiếu nữ ngày ấy đến bây giờ vẫn còn e ấp trong lòng các cụ bà gần
tuổi 80.
Những ngày « Hội nghị
Nam Bộ »ấy diễn ra,Bào Vũng như mở hội.Bấy giờ ông Phạm Hữu Phép(còn gọi
là Sáu Lưu)làm chủ tịch Bào Vũng.Ông huy động lực lượng thanh niên bảo vệ vòng
ngoài cho hội nghị suốt ngày đêm.Chị em phụ nữ xay lúa,giã gạo,nấu cơm,làm
bánh.Hiện cô Cần, cô Thái vẵn còn nhớ như in cái không khí sôi động của những
ngày ấy.
Vì không được phép tiếp xúc
với những đại biểu dự hội nghị nên trong câu chuyện kể của họ chỉ mơ hồ « có
lẽ » « hình như ».Thôi thì chuyện « hình như »
« có lẽ » ấy để ban nghiên cứu lịch sử Đảng xác minh,phục hồi.Còn
tôi,tôi chỉ biết một điều là những « hình như » « có
lẽ »ấy đã được người dân cất giữ,truyền lại cho nhau từ đời ông cha đến
đời con cháu như kể về những huyền thoại trên quê hương.Hoặc có ai gợi mở họ kể
một cách rành mạch,say sưa,với gương mặt rạng ngời,long lanh như chuyện mới xảy
ra và họ mới vừa chứng kiến.
Năm 1939 ông Sáu Được lập
miếu thờ Bà Chúa Xứ để cầu mong yên ổn làm ăn.Đây cũng là điểm hội nghị bí mật
của Chủ tịch Phạm Hữu Phép.Ngôi miếu thờ luôn được bà con chăm sóc,tôn tạo coi
đó là một di tích Cách Mạng trên quê hương.Dòng họ ông Sáu Được có ý định sẽ
mua lại miến đất năm xưa có cái đìa,nơi nuôi dấu che trỡ cáng bộ về hoạt động
và sẽ tôn tạo làm điểm di tích lịch sữ họ tự lo kinh phí với mục đích giáo dục
truyền thống cho con cháu nơi quê nhà.Biết ông Thành nguyên Phó Ban tuyên giáo
Tỉnh ủy chuyên nghiên cứu lịch sử tỉnh Cà Mau xuống điều nghiên,dân Bào Vũng thật
xúc động.
Những năm chống Mỹ,Bào Vũng
tiếp tục là nơi chở che nuôi giấu cán bộ cốt cán thời chống Pháp ở lại nằm
vùng.Phải hết sức mưu trí và gan dạ cán bộ ta mới vượt qua được những ngày
tháng cam go,gian khổ ấy.Ông Phạm Hữu Phếp ở lại hoạt động ngay trong ấp Bào
Vũng ấy.Có lần bị động,ông xách vỏ chai rượu bỏ xuống xuồng đi thăm dò địch
tình.Bị chúng bắt lại,hỏi đi đâu,ông nói đi mua rượu.Chúng giữ ông lại.Lừa lúc
địch sơ hở,ông lật chìm xuồng,tẩu thoát.Lần khác chungsbawts được ông trói chặt
hai tay dẫn về đồn.Đến đoạn cây cầu khỉ bắt qua sông,ông nói với tên lính
giải :
-Trói tay sao qua cầu đăng.Mở
ra qua cầu trói lại mấy hồi.
Nghe có lý tên lính giải cởi
trói cho ông.Đến giữa cầu ông quay lại đạp phăng tên lính,tự giải cứu.Người dân
Bào Vũng gọi ông là ông Bảy Thép bởi ý chí kiên cường,gang thép của ông.Giờ đây
hằng năm tới ngày cúng Miếu,bà con không quên gởi phần đồ cúng về gia đình để
kính dâng ông.
Một chiếc cầu bắt qua con
sông của Bào Vũng được động thổ vào ngày 06/09/2010 âl do thân tộc ông Phạm Hữu
Phép,đứng đầu là con trai của ông-kỹ sư Phạm Hữu Liêm-một H.S.M.N. tập
kết.Chiếc cầu nối đôi bờ Bào Vũng,nối liền những giao lưu cả vật chất lẫn tinh
thần,nối tình làng nghĩa xóm.Chiếc cầu làm khuyến học cùng dắt tay đưa trẻ nhỏ
đến trường.Rồi những con lộ xi măng đôi bờ Bào Vũng sẽ được tiếp tục dài ra.Đó
là những trang huyền thoại mới bà con đang tiếp tục viết lên trên quê hương Bào
Vũng.Cầu khánh thành ngay hôm trước tết.Hôm đó cả Hội cựu H.S.M.N.Cà Mau về dự
mang theo nhiều quà như sách ,vở,cặp học tặng cho con em Bào Vũng.Chưa khi nào
tôi thấy bạn tôi xúc động đến như vậy.
Tôi giã từ Bào Vũng ngay trưa
hôm ấy.Trời ngớt mưa và nắng đã hửng trên đầu nhưng sao tôi nghe lòng nặng
trĩu. Tôi thấy như chính mình có lỗi vì đã bỏ sót một vùng quê đáng được tự hào.
Cà mau tháng 1/2011.
Đ.T.N.T.
3 nhận xét:
Cũng là một trăn trở của một H.S.M.N. và một thái độ của Cà mau đối với những người có công. Ở Nam bộ này lực lượng tham gia và bảo bộc Cách mạng đều ở tằng lớp trên. Nhưng họ lại bị bỏ rơi một cách thê thảm vậy đó.
Vậy đó, khi bị giặc đuổi, giặc lùng thì về vùng xa lánh nạn. Còn nay về đó liệu có gì để nhậu ko?!
HMK6
Nhớ bác Giáp cách đây hàng chục năm có nói: Khi gian khó thì lên rừng núi, sống với đồng bào các dân tộc, họ che chở, cưu mang mình. Sau ngày chiến thắng thì về hết dưới xuôi, quên hết đồng bào, chả hiểu họ sống thiếu thốn, đói khổ ra sao. Đấy không phải là người làm cách mạng chân chính.
Đăng nhận xét