Bài hát Ngôi Sao Ban Chiều của tác giả Đinh Tiến Hậu sáng tác vào năm 1963 đã được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam vào thập kỷ 60, 70. Hầu như các cuộc hội diễn, liên hoan văn nghệ thời bấy giờ đều có tiết mục đơn ca, song ca Ngôi Sao Ban Chiều với giai điệu, lời ca đằm thắm và da diết. Đây cũng là một trong những bài tủ của ca sĩ Mạnh Hà. Nhưng trong tất cả những lần trình diễn, bài hát đều được giới thiệu là ca khúc của Nga. Và trong mấy chục năm trời nhạc sĩ Đinh Tiến Hậu nghiễm nhiên bị mất quyền tác giả.
Mời cùng nghe lại!
Ngay cả những nhạc sĩ như Nguyễn Cường, Cát Vận vào những năm 70 thường đi đệm đàn cho các sinh viên hát bài hát này trong các hội diễn, cũng tưởng rằng đó là bài hát của Nga. Vì tác giả lúc đó là một người còn vô danh mà giai điệu bài hát lại đậm chất Nga. Mãi đến giữa thập kỷ 90 nhạc sĩ Nguyễn Cường mới tình cờ phát hiện ra sự thật. Ông đã thông báo cho nhạc sĩ Nguyễn Lưu và hai người đã tiến hành một số kiểm chứng để đi đến xác nhận tác giả của bài hát lừng danh này là ông Đinh Tiến Hậu, một nhạc sĩ nghiệp dư. Tuy nhiên, sự thật này vẫn chỉ được nhạc sĩ Nguyễn Lưu kể trên một tờ báo, chưa được công bố rộng rãi trong xã hội.
Đinh Tiến Hậu sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ông đã thi vào Trường âm nhạc Việt Nam, nhưng không đạt ước nguyện vì "lý lịch có vấn đề". Ông chuyển sang học Trường cơ khí Duyên Hải năm 1963, sau đó ra trường về Hải Dương công tác. Và ở đây, mới có 19 tuổi, ông Đinh Tiến Hậu đã sáng tác bài hát Ngôi Sao Ban Chiều . Lúc đó, ông đâu có thể ngờ bài hát đã tự nó bay đi như con chim sổ lồng, sống trong lòng người, làm rung động trái tim hàng vạn con người cùng thế hệ.
Trong bối cảnh hôm nay đang xuất hiện những hiện tượng đạo nhạc từ nước ngoài, thì việc Ngôi Sao Ban Chiều của một người Việt Nam mấy chục năm bị coi là nhạc Nga mà tác giả chẳng biết làm thế nào để lấy lại bản quyền là một điều chúng ta cần suy nghĩ.
8 nhận xét:
Ngày xưa hát bài này cứ nghĩ là của Nga.
Bây giờ truy ra tác giả thì tin là thật, nhưng tôi cam đoan là tg sọan lời Việt trên giai điệu Nga, bởi có đến 100% người Việt nghe là nói nhạc Nga.
Tác giả kể lại ông sáng tác bài hát này lúc đó ông 19 tuổi để tặng cô bạn gái mà ông đã đem lòng yêu thương.Cô gái này lúc đó đi học ở Liên Xô.Khi ông nộp hồ sơ xin học ở Nhạc viện Hà nội ông có gửi kèm theo cả bài hát này.Ông không được nhận vào Nhạc viện vì lí do lí lịch.Thật hoài phí khi người tài không có đất dụng võ.Bài hát của ông đã truyền cảm tình yêu thiết tha đến bao nhiêu con tim.Một con người đáng kính trọng.HP
Hinh nhưp bai nay la cua nhac sy Sube?KHg phai cua NGa.
Tôi cũng là một người rất thích bài này. Thủa nhỏ cũng hay nghêu ngao nó. Tôi cũng vẫn ngỡ nó là nhạc Nga, lời Việt. Thời đó dòng nhạc lãng mạn không được khuyến khích. Ông nào sáng tác nhạc loại này dễ bị "ăn đạn" lắm. Nhưng nhu cầu thì vẫn có nên người ta hay lấy 1 số bài nhạc Nga có giai điệu du dương rồi viết lời Việt. Trong bối cảnh như vậy, bài hát này dễ bị nhầm là nhạc Nga lời Việt cũng dễ hiểu. Tôi cũng đã nhầm như vậy. Và mấy chục năm nay tôi đã đi tìm bản nhạc Nga gốc của bài này, nhưng tất nhiên là "công cốc" vì tác giả của nó là người Việt. Có lẽ tác giả cũng chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Liên Xô nên giai điệu cũng hơi "tây" nên được liệt vào thể loại "nhạc xanh" thời bấy giờ.
Có 1 nhạc sĩ từng học ở Nga về có sáng tác 1 bài hát rất hùng tráng nói về Bác sau khi Bác mất:
Như dòng sông mang phù sa bốn mùa xanh 1 màu đất nước/ Người vì nước...
Nhưng sau đó nghe nói bị phát hiện là đã dùng nhạc Nga (bài hát ca ngợi Anh hùng Trapaep trong nội chiến cách mạng) nên bài hát bị cấm. Chả biết là "dùng" (đạo) hay bị ảnh hưởng?
Muốn xác định là "đạo" hay không thì phải có bản nhạc đối chiếu. Có ai tìm được bản nhạc nào có giai điệu tương tự không thì cho tôi xin đường dẫn (link), tôi xin cám ơn trước vì tôi cũng đã tìm rất lâu mà không thấy.
Nghe nói thôi-những năm 70 bài hát này của tác giả là LêLan.đã đi vào long người,và nhiều người lính,đã trỉu nặng những lời ca ấy-trong đó có tôi.sau đó thì...cũng chẳng hiểu sao...
Đăng nhận xét