Một đoàn tàu vừa xuất xưởng tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố Leningrad để chào mừng lễ kỷ niệm 55 năm ngày “Cách mạng Tháng Mười”, được đặt tên là “Đoàn tàu xã hội chủ nghĩa”. Trong các vị khách danh dự người ta thấy, ngoài các bậc khả kính như Tổng công trình sư Marx, Nhà thiết kế công nghệ Len, Kỹ sư thi công Slin, còn có các đồng chí công nhân thuộc xí nghiệp đóng tàu và đông đảo nhân dân lao động.
Sau các thủ tục long trọng người ta phát lệnh để đoàn tàu khởi hành. Máy đầu tàu khởi động một lúc lâu, còi tàu bỗng rú lên rộn rã một hồi, rồi lại rú lên một hồi nữa, nhưng đoàn tầu ... đứng ỳ ra đấy. Cả đoàn tàu xôn xao.
“Xin đề nghị đồng chí Tổng công trình sư kiểm tra đoàn tàu”. Tổng công trình sư Marx xem xét rất kỹ càng rồi tuyên bố: “Thưa các đồng chí! Đoàn tàu được chế tạo theo đúng những nguyên lý của tôi. Còn vì sao nó không chạy thì quả thực tôi chưa phát hiện ra. Đề nghị thử lại xem ra sao”.
Đoàn tàu khởi động lại lần nữa. Còi tàu lại rú lên, nhưng đoàn tàu vẫn không nhúc nhích. Quần chúng xôn xao bàn tán. Quyết định mời nhà thiết kế công nghệ, đồng chí Len giúp kiểm tra xem sao”. Nhà thiết kế Len lên tàu, xem xét máy móc một hồi, rồi tuyên bố: “Thưa các đồng chí. Đoàn tàu được thiết kế theo đúng nguyên lý của Marx, và hơn nữa, rất đúng phương án công nghệ của tôi. Còn vì sao nó không chạy, thì tôi không thể nào hiểu nổi. Tôi đề nghị, tin tưởng tuyệt đối vào đường lối, nguyên lý mà Marx đã vạch ra, ta vận hành lại lần nữa ”.
Đoàn tàu lại nổ máy, còi tàu lại rú lên, và đoàn tàu lại đứng ỳ ra đấy. Cả đoàn tàu lại lần nữa xôn xao, hoài nghi và đề nghị Kỹ sư thi công Slin kiểm tra tổng thể các công đoạn. Kỹ sư thi công Slin xem xét một hồi, rồi tuyên bố: “Đoàn tàu được chế tạo theo đúng nguyên lý của Marx, bám sát con đường công nghệ mà Len đã vạch ra, phương án thi công của tôi là hoàn toàn sáng tạo dựa trên nền tảng tư tưởng của Marx và Len, còn vì sao nó không chạy, thì ta phải tìm hiểu thêm. Tôi đề nghị nổ máy lại một lần nữa”. Trường hợp nếu đoàn tàu vẫn không chạy, tôi đề nghị các đồng chí công nhân kiểm tra xem việc tiếp thu nguyên lý và đường lối công nghệ có đúng với chỉ đạo không.
Đoàn tàu lại nổ máy, còi tàu lại rú lên mấy hồi, và đoàn tàu lại đứng ỳ ra đấy. Một công nhân già vác cây búa rõ to gõ gõ, đập đập một hồi vào đầu tàu, các toa và cả bánh xe . Cuối cùng ông cười váng, thét to: “Tôi tìm ra lý do rồi”. Cả đoàn tàu mừng rỡ. Ba đồng chí Marx, Len, Slin và quần chúng trên đoàn tàu cùng lên tiếng đề nghị đồng chí già phát biểu ý kiến. Bác công nhân nhún vai, rồi cao giọng:
- Thưa các đồng chí, đoàn tàu làm theo đúng nguyên lý của Marx, đúng phương án công nghệ của Len và hoàn toàn tôn trọng phương án thi công mà công trình sư Slin đã lựa chọn, nhưng chỉ sai mỗi một chỗ. - Bác công nhân già trầm giọng - Các đồng chí ạ. Lỗi là tại hệ thống cung cấp năng lượng ... Đáng lẽ các đường dẫn năng lượng phải cung cấp cho bánh xe ... để bánh xe chạy, thì thật buồn, ... thật buồn ...và tôi thấy khó nói ra cái sự hoang tưởng, ấu trĩ này lắm, nhưng…
- Đừng có sợ gì cả . Năm nay là 2000 rồi, không còn thời 1952 nữa. Báo chí đã tuyên truyền tự do tư tưởng, mạnh dạn không e ngại vùng cấm kỵ nào mà
Đồng chí công nhân lấy lại bình tĩnh:
- Đáng lẽ ... Đáng lẽ...Ư hừ...
- Nói thẳng ra đi, không kẻ nào đe dọa được bác khi nói ra sự thật đâu - cả đám đông ồn ào.
- Đáng lẽ ... Đáng lẽ phải truyền năng lượng vào bánh xe cho tàu nó chạy, thì ... thì... các vị tiền bối và người vận dụng thi công lại dồn hết vào cái... (lão đồng chí công nhân buột mồm chửi thề)... Dồn hết năng lượng cho cái còi... Ư hừ... Thế là cái còi cứ rú lên, còn đoàn tầu cứ đứng ỳ ra đấy. chứ còn ...... chứ còn ... cái mẹ gì nữa.
- “À thì ra chỉ tại... chỉ tại... dồn hết sức cho cái còi ...”!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Tiên sư anh Tào Tháo!
Nói là không dũng cảm sửa sai hay là cố tình muốn giữ như thế???
Anh TD, mặc dù không gặp anh mà chỉ biết anh qua những bài của anh ở trên trang của KQ này.
Nhưng sau đó đều hiểu anh, chuyện gì bạn bè đều cứ nói thẳng vời nhau.
Đây là câu-lạc-bộ của BT.
Anh có thể sống 20900 ngày còn chúng tôi chỉ mới sống 20000 ngày, nhưng chúng ta đều hiểu nhau.
Nhớ giữ gìn sức khỏe.
Bác TĐ kể cái chuyện này hay thật.
DĐ
Cũng xin nói thêm khi có BT khen TĐ kể chuyện này: Đây là một chuyện " Tiếu" kể theo cách Nga những năm thời Xôviết.TĐ tôi đọc được trên một trang mạng của LS.QL. Do sợ chuyện kể dài nên có xào xáo ( chưa gọi là Đạo văn) và đăng lại gửi các BT đọc cho vui trong dịp mà có kêu gọi góp ý tim nguyên nhân này nọ...
Các BT đọc thấy vui là TĐ tôi toại nguyện rồi còn vỗ tay khen thì xin cười, khen vào cái muôn năm , vĩnh cửu ấy. (TĐ)
"Đoàn tàu XHCN" này đứng lại không chạy được chứ đoàn tàu "CNXH mang màu sắc Trung Quốc" thì vẫn chạy với tốc độ siêu tốc. Bởi vì, nó biết cách biến thành đoàn tàu siêu tốc.
Đăng nhận xét