Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013
NGƯỜI HMONG VÀ NHỮNG NGỘ NHẬN LỊCH SỬ (Quốc Việt)
Các nhà nghiên cứu sử học Mỹ đã rất ngạc nhiên thấy tư liệu của người Pháp viết về Việt Nam từ năm 1940 về sau, nhất là từ 1949 về sau đã bị viết lại, sai lệch nhiều. Tại sao lại sai lệch?
Sau thất bại của chiến dịch Lea 1947 vồ hụt chính phủ Hồ Chí Minh tại Việt Bắc, năm 1948 thực dân Pháp đưa cựu hoàng Bảo đại đang du hí ở Hồng kong về làm Quốc trưởng và "hoạ sĩ" Linh mục Trần Hữu Thanh - Giám tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt Nam, (sau cộng tác với CIA làm tuyên uý Biệt kích Mỹ) "vẽ ra" quốc kì của Bảo đại, với nền cờ màu vàng đất, theo "Ngũ hành" chỉ "hành Thổ" nói về mảnh đất ở giữa, ở trung tâm tức là phần đất miền Trung (xứ An Nam bù nhìn của nhà Nguyễn được Pháp ban cho), có 3 sọc đỏ với 2 ý nghĩa (1) Chỉ quẻ Kiền, tức là Trời, ám chỉ nhà Vua, màu đỏ là "hành Hoả"; theo "Ngũ hành tương sinh" thì Hoả sinh Thổ, "ám chỉ" Quốc gia này do nhà Vua sinh ra; và vẫn sợ mọi người không hiểu, ông Thanh còn cho vẽ thêm một con rồng lộn quanh 3 sọc đỏ để khẳng định đó là ông vua Bảo Đại, nhưng người Pháp bỏ đi. (2). 3 sọc đỏ còn là biểu tượng của đất nước Công giáo với Chúa 3 ngôi do Bảo đại là vị vua Công giáo đầu tiên của Việt Nam (Xem trang web Tiểu sử linh mục Trần Hữu Thanh).
Từ năm 1949, thực dân Pháp âm mưu chia Việt Nam làm 7 khu vực: Nam Bộ là Nam Kì quốc thuộc Pháp, không bàn cãi; Nam Trung Bộ là xứ Chăm tự trị; Tây Nguyên là Xứ Mọi tự trị; Hà Nam, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình là xứ Công giáo tự trị; Hoà Bình là xứ Mường tự trị; Lai Châu - Điện Biên là xứ Thái tự trị; Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng là xứ Nùng tự trị..., mỗi vùng dự định vẽ ra một lịch sử, Văn hoá riêng. Đó là chính sách chia để trị; Tuy nhiên thực dân Pháp đã thất bại. (Hồi kí đô đốc d'Argenlieu - Tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp tại Đông Dương).
Đến lượt mình, nhân viên tình báo Mỹ cũng bắt chước người Pháp, mà người Hmong là trường hợp đặc biệt (Hồi kí W. Colby).
Nhân ciên tình báo Mỹ dứt khoát khẳng định người Hmong phải là chủng người Âu rồi lang thang thế nào đó sang tận Lào, Việt Nam; họ dẫn chứng ra vài cá thể người Hmong bị bạch tạng, cả truyền thuyết, tôn giáo, ma, quỷ, thậm chí đưa ra lịch của người Hmong ...nhằm cắt đứt hoàn toàn liên hệ của tộc người này với Dân tộc Việt và kết luận người Hmong là lính đánh thuê tốt nhất vì không có Tổ Quốc.
Người Trung Quốc, người Mỹ, người Pháp đều cho rằng người Hmong chính là người Miêu cổ ở Trung Quốc.
Vậy người Miêu là ai?
Trước Nhà Tần, trên vùng đất phía Nam Hoàng hà có hàng vạn Mandala (vòng tròn quyền lực - hình thái kinh tế xã hội với toà thành là trung tâm, trong đó vị chúa đất cũng là vị thần bảo hộ) của các tộc người nói hệ Ngôn ngữ Mon Khmer gọi là Bách Việt. Chữ Quốc cổ của người Hán, bên ngoài có chữ Vi và bên trong là chữ Việt (Hoặc), là toà thành của người Việt. Ta thấy có Ngô Việt, Mân Việt, U Việt, Đông Việt, Lạc Việt....là các nền văn hoá, văn minh lúa nước của người Bách Việt gọi theo tên các dòng sông.
Truyền thuyết Hoàng đế đánh Xin Vưu về lịch sử Trung Quốc được viết vao đời Đông Hán, thì bộ lạc Cửu Lê chính là phiên âm của người Trung Quốc với Korea (Triêu Tiên hay Hàn quốc do chữ R bị biến âm thành L) và trận Trác Lộc truyền thuyết đó nằm đúng ở trận đánh Trường Bình đẫm máu năm 230 TCN, khiến 40 vạn binh lính Hàn Triệu bị chôn sống, dẫn đến nước Hàn khi xưa bị Tần thôn tính.
Sau khi chinh phục Lục quốc vào năm 221 TCN. Tần Thuỷ hoàng đế đặt tên quốc gia đó là Tần (Chine), xoá bỏ chế độ Mandala lập ra 40 quận quốc (quận như một quốc gia, có viên quan trấn thủ) như Hán Quận, Đường Quận, Tấn Quận và ban hành chính sách thu thuế tới từng người đàn ông từ 15 tuổi trở lên, theo từng nghề nghiệp gọi là tính do đó trở thành các dòng họ sau này. Chữ Tính theo Hán tự vẫn là Nghề nghiệp.
Người làm ruộng được gọi là Mieo, phiên âm danh xưng họ tự nhận là Mọ hay Mol, giống người Mường tự xưng là Mol, Mon, Mua...có nghĩa là bậc Trưởng lão, giống hệt người Phú Thọ, Trung Du Việt Nam tự nhận, phiên âm ra tiếng Quảng đông là Miêu rồi dịch ra tiếng Việt là Mèo, tiếng Lào, Thái dịch là Mẹo. Người Sán Dìu, âm Bắc Kinh là Shan Mieo (người Miêu trên núi) vẫn bị gọi nhầm là Tam Miêu (cũng đọc là San Mieo)
Cho đến đời Đường, Cao Biền, viên quan Thái thú ở Việt Nam viết về phong tục người Việt Nam khi đó và cũng gọi người Việt là Nam Miêu (Nan Mieo). Thơ của Vưing Bột nói về người Miêu ở Chiết giang là đám Mọi rợ phương Nam.
Mieo hay Miêu, trong Hán tự đến nay vẫn còn giữ nghĩa là Làm ruộng, Giống đậu, Mỏ neo và con Mèo. Có thể người Mieo là những tộc người đem những vật dụng đó lên phía Bắc và các nghề nghiệp đó là các nghề bị đánh thuế nhiều nhất gọi là Miêu.
Toàn bộ cư dân Nông Nghiệp phía Nam Hoàng hà đều là Miêu cả. Nhà Tần ra định chế gọi thị dân là "Đầu Đen" và nông dân là "Dã Nhân", do đó khái niệm Miêu đồng nghĩa với Man rợ, rồi đồng nghĩa với người phương Nam. Toàn bộ cư dân phía Nam sông Hoàng Hà, kể cả Chiết giang, Thượng Hải cho tới Việt Nam đều là Miêu hay Man Di cả.
Người phương Nam còn có: Người Tày Thái (Dai) được người Hán viết với bộ Khuyển, tức là họ đã thuần hoá Chó trước người phương Bắc Người Di đem lại nghề trồng dâu nuôi tằm nên có bộ trùng, hay sợi tơ; Kì lạ làm sao Trưng Trắc, Trưng Nhị (hai Bà Trưng) lại chính là cách gọi lứa một, lứa hai trong nghề nuôi tằm của người Việt cổ.
Từ nhà Tần đến nhà Thanh, danh xưng Mieo hay Miêu tộc chính là cư dân làm ruộng phía Nam Trung Quốc, cũng đồng nghĩa là kẻ Man Rợ.
Cho đến cách mạng Tân Hợi, để tập hợp lực lượng diệt Thanh, Bác sĩ Tôn Dật Tiên đưa ra khái niêm dân tộc Mieo (Miêu tộc) là 1 trong 5 dân tộc lớn gồm nhiều sắc tộc ở Nam Trung Quốc từ Tứ Xuyên tới Vân Nam và Hải Nam. Khi nước CHND Trung Hoa thành lập, người Mieo (Miêu) được coi là cư dân Nam Trung Quốc và trở thành 1 ngôi sao trong lá cờ 5 sao của Quốc kỳ Trung Quốc (Hán, Mông (Mông cổ), Tạng, Miến, Miêu) với người Hán ở giữa, Bắc là Mông (cổ), Tạng - Tây, Miến - Tây Nam, Miêu - Nam.
Đến thời Trung Quốc mở cửa, các nhà Văn hoá xếp người Miêu chỉ còn lại là những người phương Nam không chịu Hán hoá (1 trong 55 dân tộc thiểu số) và khi người Hmong bước ra thế giới thì các học giả Trung Quốc kết luận người Miêu - chủng người phương Nam không Hán hoá ấy lại là người Hmong.
Nhưng họ đã nhầm hoặc cố tình nhầm! người Miêu không phải là người Hmong và người Hmong chỉ là một nhánh người được các nhà Văn hoá Trung Quốc xếp vào Miêu tộc.
Người Hmong là ai? Người Hmong giống hay khác gì các dân tộc khác?
Khi xâm lược Việt Nam và Đông Dưong, thực dân Pháp chạm trán với một tộc người phía Bắc Việt Nam mà nhà Mãn Thanh gọi là Miêu với khái niệm là nhóm người Mọi Rợ, được dịch thành Mèo, tại Lào và Thái Lan, họ được gọi là Mẹo. Tuy nhiên, do quá vội trong quá trình xâm lược, người Pháp đã gộp vào nhóm này 7 tộc người thành người Mèo hay Mẹo ấy với ngôn ngữ, văn hoá có nhiều khác biệt.
Vào năm 1971, Giang Đao, một người Mẹo Lào đỗ tiến sĩ ở Pháp, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên nước ngoài về dân tộc của mình, ông đã không nhận mình là người Mẹo mà nhận dân tộc mình viết theo tiếng Pháp là Hmong với nghĩa là một dân tộc Tự do hay muốn hiểu thế nào cũng được; Thật kì diệu vì chỉ một câu nói, Giang Dao đã thay đổi danh xưng bị khinh miệt của cả dân tộc mình thành khái niệm khác.
Thực tế tiến sỹ Giang Đao chỉ trả lời "Tôi là Mọ (người tôn quý) - " Je suis le Mol" và tiếng Pháp đọc là Mông theo âm mũi, thêm chữ H câm để khỏi lẫn với Mông cổ (Mongolia). Chữ Hmong La tinh viết là Hmoob.
Nhà ở của người Hmong ấy có nền đất, như nhà của nông dân người Kinh, tường vách bằng gỗ như nông dân Nam bộ, hở cả dưới ngưỡng cửa, không che chắn được tuyết và cái lạnh, rất thú vị trong tục "bắt vợ", khi các cô gái Hmong phải làm lỏng các vách gỗ để chàng rể đến "bắt minh". Cả gia đình cô dâu phải dẫn đường rồi chỉ chỗ .... vì nếu nhầm sẽ bị phạt vạ nặng.
Kiểu nhà ấy không giống nhà sàn của người Tày, Thái, cũng không giống nhà hầm (một phần hay phần lớn căn nhà chìm dưới đất) của người phương Bắc hay của người Nùng, đó là nhà kiểu người Kinh; Nhà 3 gian 2 chái, bàn thờ ở gian giữa, đầu hồi là bếp. Kiểu nhà ấy điển hình của nhà ở địa hình bằng phẳng và nóng. Nhà sàn thuận lợi hơn khi ở địa hình gập gềnh hay nhiều sông nước.
Váy âo phụ nữ của người Hmong thì sặc sỡ, mỏng, khó che lạnh, trừ một số hoa văn thổ cẩm được quàng vào hay khâu thêm vào, chiếc váy ấy giống hệt váy sồi hay váy đùm của phụ nữ Bắc Bộ khi xưa; chiếc quần lá toạ truyền thống của đàn ông Hmong giống hệt quần lá toạ của nông dân đồng bằng Bắc bộ hay của người Mường, rất thuận lợi với người làm ruộng nước, xắn quần lên là lội được, còn áo ngắn truyền thống của người đàn ông Hmong chỉ nối thêm hai ống tay áo thổ cẩm, hở hoàn toàn vùng lưng, bụng .... chỉ tốt với người làm ruộng nước, không phải trang phục giành cho người xứ lạnh, chăn thả gia súc, cần che ấm bụng và chân
Váy áo người Tày, Nùng, Thái trùm kín chân, giữ ấm và khoe được sự thon thả của phụ nữ. Dân gian thường nói "Mặc Thái, Ăn Hmong".
Món ăn của người Hmong giống hệt người Kinh, ít chất béo, nhiều rau, giống đến cả Bánh Chưng và Bánh Dày cúng tổ tiên mà người Việt tưởng rằng chỉ có người Kinh mới có.
Trống Đồng là đặc sản Văn hoá của Việt Nam vẫn còn lưu trong một số bản người Hmong Trung Quốc. Nhà Lý Việt Nam cho lập đền thờ Xi-vưu ở Hà Nội, trong đó Xi- vưu là tổ tiên truyền thuyết của người Hmong.
Về ngôn ngữ, tiếng Hmong được các nhà nghiên cứu Trung Quốc xếp vào hệ ngôn ngữ Hán Tạng, các nhà nghiên cứu Châu Âu xếp vào hệ Nam Thái, chứng tỏ chưa để vào đâu, trừ các từ vựng vay mượn của người Hán, Tày - Thái, tiếng Hmong không có phụ âm cuối, phát âm ở vùng miệng nhưng không ngậm mồm được, giống phát âm người Mường cổ, rất dễ nhiễm lạnh, đặc trưng cúa cư dân vùng nóng ẩm phía Nam, trái với người phương bắc khi nói gần như không mở mồm, âm thường lấy từ lồng ngực, từ bụng. So với người Việt có 6 thanh (huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã và bằng) thì người Hmong cũng vậy, trong khi tiếng quan thoại có 4 thanh.
Hãy xem một số từ ngữ của người Hmong so với người Việt: Tiếng Hmong gọi nước là Đê hay Đề, người Việt gọi là đắp đê là chắn nước, Rau là Rau, Nỏ Mổ phát âm giống Lọ mọ là đi ăn cơm, giống giống là rất tốt và phe phé như cười phe phé là rất xấu. Nề Mề hay Lề Mề là chúng mày - chúng mày lề mề quá, Không rõ người Hmong lấy của ngôn ngữ Việt hay ngược lại. Tuy nhiên số đếm rất giống tiếng Quan thoại I (yi) là 1 và Ơ (er) là 2
Như vậy người Hmong chỉ là một trong số người Miêu theo phân loại của Trung Quốc, kể cả với khái niệm là cư dân làm ruộng, cư dân phía Nam hay tộc người Man rợ. Họ là một nhóm người phưong Nam giống người Mường cổ Việt Nam; Chính vì lý do đó, người Mieo (Miêu) không nói chuyện được với người Hmong. Người Hmong gần với người Mường hơn, sống ở khu vực biên giới Việt - Lào - Trung và một phần ở Thái Lan.
Có thể người Hmong chính là một bản sao người Mường chăng vì Trung Quốc và Lào đâu có dân tộc Mường.
Nhóm người tự xưng là Mol đó di cư sang vùng đất nay là Nam Trung Quốc, thêm màu sắc sặc sỡ của cư dân Nam Chiếu xưa, trở thành chủng mọi rợ phương Nam rồi trở thành người Hmong.
Ths TRẦN QUỐC VIỆT
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Cảm ơn QV.
Cảm ơn bạn. Bài viết này tôi thấy rất thú vị. Đề tài này có nhiều tranh cãi, khoa học bị lẫn vào với chính trị, bị mục tiêu chính trị chi phối. Muốn có câu trả lời (gần đúng nhất) thì ngoài phân tích ngôn ngữ, phong tuc, nhân trắc... có lẽ phải kết hợp thêm các phương pháp khoa học chính xác như di truyền học.
Bây giờ mới có thời gian để đọc lại, buổi sáng chỉ lướt qua và để lời cảm ơn.
Một điều chắc chắn là người Hmong không phải là người Hán, (cũng như người Việt, ngôn ngữ hoàn toàn khác hẳn).
Những dân tộc xung quanh VN như thế nào?.
Trong một quyển sách viết về lịch sử của VN, được coi như là tiêu chuẩn về lịch sử VN ở nước A trong những năm 80-90 thì Nha-Trang chính là người Việt đọc chệch đi từ Na-Drang. Thế nhưng mọi người đừng quên người Việt đã gả Huyền Chân công chúa và thành Thăng-Long đã bị đốt cháy trong thế kỷ 16 với sự bất ngờ của người Việt.
Còn sau đó người VN đi khai phá đất hoang, chứ không nam tiến.
Còn nhớ bài múa sạp, "sòn sòn sòn đô sòn...", thấy bài hát này là quốc ca của người Shan ở Miến Điện.
Còn Ăngkor-Wat được tìm ra ở thế kỷ 19,(tương tự như 1 di tích khác ở Indonesia ) khi nó hoàn toàn đổ nát trong rừng sâu, không người địa phương nào biết, vậy những người đã từng xây những công trình đó ở đâu? tại sao biến mất? chưa ai trả lời được.
Khi nào có thời gian tôi sẽ cố gắng viết tăng QV về những chuyện đó.
CB
Đăng nhận xét