Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013
TẠI SAO HỒ CHÍ MINH? (QcV)
Tôi chơi với nhà thơ Phạm Tiến Duật, lúc anh ấy còn hàn vi. sau thì thôi, dù rằng anh ấy thi thoảng rủ mình đi uống rượu. Anh ấy là một người uyên thâm - nhưng đừng làm Chính trị.
Nhân sự kiện Nhà nước cho đăng tiểu thuyết "Búp Sen Xanh" xôn xao một thời, anh Duật cho biết, Hội đồng kiểm duyệt (trong đó có anh Duật) đánh giá, đại ý: Tiểu thuyết là chuyện Bịa y như thật; Búp Sen Xanh ghi rõ là Tiểu thuyết, nhà Văn bịa thế là giỏi. Hơn nữa, tâm linh người Việt thì cụ Hồ có vợ mới hoàn hảo, nhà Văn bịa nhưng đúng tâm nguyện của Dân.
Thực ra, Dân ấy cũng cần phải xem là ai? Từ đó, lây lan nhiều chuyện.
Nhiều người thắc mắc tại sao Bác Hồ lấy tên là Hồ Chí Minh. Đài Loan xuất bản một tiểu thuyết nói rằng ông Hồ Chí Minh là người Đài Loan (???).
Người Pháp không thể nhận ông Hồ Chí Minh là người Pháp được, đành nhận ông Hồ có vợ Pháp (???), rồi tiểu thuyết Trung Quốc cũng bắt chước. Nhà Văn Hoàng Tranh dựng ra một câu chuyện, dẫn chứng một bức thư tình bằng chữ Hán kí tên Lý Thuỵ gửi vợ Tăng Tuyết Minh để chứng minh. Xem bức thư thì buồn cười, bài thơ đó là của người Trung Quốc xịn, tài hoa, phóng đãng viết với nét chữ bay bướm, điệu nghệ, không hề giống gì với nét chữ chất phác, ông đồ Việt Nam mà Hồ Chí Minh đã viết trong Ngục Trung Nhật kí (xem Wikipedia).
Hoá ra ông Hồ được nhiều dân tộc yêu thích, đam mê.
Trong cuốn Hồ Chí Minh - một cuộc đời ('Ho Chi Minh, a life', các bạn có thể đọc trên mạng), nhà sử học Mỹ - William J. Duiker, nguyên là nhân viên tình báo Mỹ ở Miền Nam Việt Nam có đưa ra một số sử liệu thú vị:
1) Không ít người mồ côi bố, mẹ; nhưng ít người như ông Hồ phải một mình, giữa Kinh đô Huế, mới 7 tuổi, lần lượt chứng kiến và mang chôn mẹ rồi em mình, trong khi bố và anh, chị phải đi chấm thi ở Quảng Bình để kiếm tiền.
Về tâm lý, con người đó sẽ suốt đời đấu tranh vì Hạnh phúc của phụ nữ và trẻ em. Mà kì lạ, Việt Nam có 2 ngày Phụ nữ và 2 ngày trẻ em.
2) Tại sao mật thám Pháp lại rỗi hơi theo dõi ông Nguyễn Sinh Sắc và ông Phó Bảng ấy làm sao được đi vào xứ Cao Lãnh, cái gò đất trong xứ đầm lầy mênh mông của miền Tây Nam Bộ là đất Pháp khi đó, lúc nhúc muỗi, đỉa? Thực tế Cụ ấy bị đi đày.
3) Đúng là đơn xin học, giấy tờ làm đầu bếp, gặp mặt toàn quyền Đông Dương, Chánh mật thám Paris, ông Hồ đều khai năm sinh khác nhau, bố, mẹ, anh, chị, em đều chết cả. Tác giả nhận xét, khai thật với Mật thám thì bỏ bố (theo cả nghĩa đen), mà khai thật thì cũng chẳng có Hồ Chí Minh.
4) Gần đây các nhà Sử học Việt Nam, với cứ liệu của Viện Công giáo Pháp, cho rằng có 5 ông Nguyễn Ái Quốc ở Paris Pháp, đồng tác giả bản Yêu sách của nhân dân Đông Dương. Họ cho rằng lúc đó ông Hồ không đủ trình độ viết yêu sách.
W,J. D phân tích rất hay: Có ai ngoài ông Hồ, một mình lên cung điện Versail để đưa kiến nghị của Nguyễn Ái Quốc, có ai ngoài ông Hồ, tự bỏ tiền in 5000 bản yêu sách đó, tự đem phát ở bến tàu, bến xe, gửi về Việt Nam và chính hôm đó, ông bị mật thám Pháp đánh lên bờ, xuống ruộng; đến mức bò về đến nhà trọ, anh em cùng thuê nhà đều bỏ trốn. Cơ quan tình báo Mỹ phát hiện (khi làm việc cùng ông Hồ ở Việt Bắc), bàn tay của ông Hồ cong queo do hoại tử và cột sống bị vẹo, chân bị tật. Đó là hậu quả của trận đòn thù năm ấy.
Làm sao Thượng thư Bộ thuộc địa, Chánh mật thám đô thành Paris lại phải cúi mình mời ông Nguyễn ấy đến để "hỏi thăm" khi không thể khuất phục được và ông ấy khảng khái nhận chính mình là Nguyễn Ái Quốc.
5) Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập và lãnh đạo ĐCS Pháp năm 1920 rồi sang Nga năm 1923 với tư cách Đại diện ĐCS Pháp
Ông được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân của Quốc tế Cộng sản và được cử làm Uỷ viên Bộ Phương đông, Phụ trách Cục Phương Nam tức là phụ trách cả Nhật, Trung Quốc...
Bộ trưởng Bộ Phương Đông QTCS lúc đó là Manulepski ốm đau luôn. Thực tế Nguyễn Ái Quốc phụ trách Bộ này từ 1923 tới 1924.
Hai năm liền, Nguyễn có đơn xin về Việt Nam lãnh đạo Cách Mạng nhưng QTCS không đồng ý vì giai cấp công nhân Việt Nam yếu quá.
Năm 1924 - 1927, Quốc Dân Đảng Trung Quốc và ĐCS Trung Quốc hợp tác, QTCS đồng ý cho Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu với 3 điều kiện: - Rời khỏi mọi chức vụ ở QTCS, đồng nghĩa cắt mọi nguồn sống. - Không được lập ĐCS ở Đông Dương. - Đi thành lập các chi bộ ĐCS ở Đông Nam Á và Nguyễn chấp nhận.
Qua thư từ với cụ Phan, đến nơi Tứ cố Vô thân - không biết ai và biết gì - Nguyễn được giới thiệu đến Quảng Châu găp Lâm Đức Thụ, người Việt, quê Thái Binh, Chủ tịch Tâm Tâm xã, đang làm xá nhân cho 1 viên tướng Quân phiệt Quốc Dân Đảng Trung Quốc.
Nguyễn vừa làm phóng viên, vừa làm phiên dịch cho phái bộ Liên xô ở Quảng Châu để kiếm sống. Nguyễn còn dạy thêm chính trị cho Trường Quân sự Hoàng Phố, nơi Chu Ân Lai và Mao Trạch Đông dạy về Quân sự
Cụ Phan và Nguyễn đâu ngờ Lâm Đức Thụ là mật thám Pháp. Mật thám Pháp bỏ tiền cho Thụ mở 1 hiệu ảnh để chụp ảnh các nhà hoạt động cách mạng Việt Nam rồi gửi về cho Mật thám Pháp. Toàn bộ ảnh của các vị cách mạng tiền bối mà ta có được đều trong hồ sơ mật thám Pháp cũ do Lâm Đức Thụ chụp.
Lâm Đức Thụ là con chó săn thông minh. Y phát hiện và báo cho mật thám Pháp biết Nguyễn Ái Quốc đã về Quảng Châu, nhưng Mật thám Pháp không tin, yêu cầu gửi ảnh về và Chánh Mật thám Paris nhận ngay ra Nguyễn. Trong bức ảnh chụp đông người ấy, có ảnh 1 phụ nữ do Lâm ghi ở dưới: “Une femme chinoise, l'épouse du Quac”, tức là người đàn bà Trung Quốc, vợ của Quốc.
Về sau, Lâm viết bài tự nhận cùng với bà Đặng Dĩnh Siêu giói thiệu vợ cho Nguyễn. Bức ảnh đó chứng tỏ Lâm không biết gì về người đàn bà ấy
Nguyễn lập “Thanh niên Cách mạng đồng chí hội” trên nền tảng “Tâm Tâm xã” và Lâm Đức Thụ cũng là Chủ tịch.
Năm 1929, khi ở Xiêm, Nguyễn được tin trong nước lập 3 tổ chức cộng sản và Lâm Đức Thụ mời Nguyễn sang Hương Cảng để giải quyết.
Nguyễn đâu ngờ về cú lừa của Mật thám Pháp, cũng như nhiều nhà Cách mạng Việt Nam khác, lừa vào Tô giới Pháp để chúng bắt.
Nguyễn báo cáo QTCS nhiều lần nhưng không có hồi âm; ông tự lặn lội đến Hương Cảng.
Cuộc họp thành lập Đảng ở sân bóng kéo dài gần 1 tháng cho đến 3/2/1930 mới kết thúc được; đó là vì Lâm Đức Thụ muốn kéo dài thời gian để Pháp bắt; nhưng sân bóng đó lại ở Tô giới Anh nên Pháp không làm gì được. Đó là lí do Mật thám Pháp phải nhờ Đặc Vụ Anh bắt hộ.
Trong thời gian này, Nguyễn kết thân với cụ Hồ Học Lãm, người Việt, quê Nghệ An, một yếu nhân của Quốc Dân đảng Trung Quốc và Hồ Tùng Mậu, cũng quê Nghệ An, làm huyện trưởng một huyện của Quốc Dân đảng Trung Quốc.
13/8/1942, Nguyễn Ái Quốc phải đi Trung Quốc để vận động đồng minh chống Nhật. Quảng Châu biết rõ ông; do đó, ông khai là Hồ Chí Minh, người Hoa Việt Nam, phóng viên, em ruột Hồ Học Lãm và em họ Hồ Tùng Mậu.
Đặc vụ Quảng Châu biết quá về ông. ông vẫn bị bắt và giam gần 1 năm 1942 - 1943, đặc vụ Tưởng khẳng định ông chính là Nguyễn Ái Quốc, cán bộ cao cấp của QTCS chứ không phải là Hồ Chí Minh. Ông Hồ Học Lãm và Hồ Tùng Mậu chạy mọi cửa để kêu cứu.
Sau khi cụ Lãm mất, phu nhân của cụ lên Tưởng Giới Thạch để xin và Tưởng kí quyết định trả tự do, giao cho con là Tưởng Kinh Quốc đến Quảng Châu thi hành lệnh.
Cuối năm 1944, vẫn lấy tên Hồ Chí Minh, ông đến làm việc với Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại Côn Minh, Trung Quốc (đồng minh chống Nhật) để trao trả mấy viên phi công Mỹ bị Nhật bắn rơi và 29/3/1945, ông quay lại gặp Tướng Chennault, tư lệnh quân đội Mỹ khu vực Châu Á Thái Bình dương.
Từ Vân Nam trở về, quân đội Mỹ cử toán tình báo Con Nai cùng về theo, ngủ cạnh lán Cụ Hồ.
Trong cuốn phim tư liệu về lễ Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 ấy, đứng bên cạnh Hồ Chủ tịch, chính là Thiếu tá Allison Thomas, toán trưởng tình báo Mỹ Con Nai của OSS
Sau lễ tuyên ngôn độc lâp đó, với Quốc dân đồng bào, ta chỉ còn thấy Hồ Chí Minh, Hồ Chủ tịch hay Bác Hồ.
Quyển sách mỏng “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của tác giả Trần Dân Tiên được xuất bản lần đầu tiên tại Trung Hoa bằng tiếng Trung năm 1948, xuất bản bằng tiếng Pháp tại Paris năm 1949 và tái bản nhiều lần (ở đó); Cuốn sách ấy được dịch ra tiếng Việt và xuất bản sau đó rất lâu về sau. Bút danh hay tên người này có ý rất hay: “Dân dĩ thực vi Tiên” câu nói của Khổng tử ý là: “Dân lấy cái ăn là hạnh phúc”, như một lời căn dặn cán bộ đi xa.
Tại sao lại là 1948 – 1949; Cực kì vô lý nếu không xem lại bối cảnh:
Từ năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đã thôi mọi chức vụ của Quốc tế Cộng sản, do đó Nguyễn chỉ còn làm thành viên dự thính và phiên dịch cho Lê Hồng Phong và Nguyễn thị Minh Khai đi dự họp với tư cách thành viên chính thức của chi bộ Đảng Cộng sản Đông Dương mà chính ông là người thành lập. Ở xứ An Nam, phụ nữ chưa chồng không được xuất ngoại nên Nguyễn thị Minh Khai phải ghi trong tờ khai “L’epouse du Nguyen” (vợ của Nguyễn). Việt Nam có hàng chục triệu người họ Nguyễn. Bà Nguyễn thị Minh Khai chính là chị ruột bà Nguyễn Thị Minh Thái – người vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã bị Thực dân Pháp giết hại.
Năm 1948, vừa đánh tan quân Pháp trong chiến dịch Lea mà ta thường gọi là chiến dịch Việt Bắc – Thu đông 1947, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc cử người sang liên hệ phối hợp.
Bạn cho biết, quân giải phóng Trung Quốc không thể tiến xuống phía Nam Hoàng Hà do ngôn ngữ, văn hóa, phong tục bất đồng, đề nghị Hồ Chủ tịch cử người sang giúp. Khắp một rẻo từ Thượng Hải trở xuống, đâu cũng có đền thờ bộ đội Việt Nam (sau sự kiện 1979 chắc không còn). Ta giúp bạn cho tới 1/10/1949.
Cuốn sách mỏng ấy giúp các anh bộ đội cụ Hồ đỡ đổ máu ở chiến trường xa vì cả Cộng sản Trung Quốc lẫn Quốc Dân đảng đâu biết Hồ Chủ tịch là anh Nguyễn của Quốc tế Cộng sản, là giảng viên chính trị trường Quân sự Hoàng Phố của Quốc Dân đảng Tưởng năm xưa.
Rồi người Pháp, Anh, Mĩ ... nữa, nhờ cuốn sách ấy, từ những kỉ niệm tưởng chừng nhỏ nhoi ấy, họ biết ông Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính là anh Nguyễn của họ. Bài Balad “Bài Ca Hồ Chí Minh” theo dân ca Anh của một nhạc sỹ Mỹ viết ấy đã dựa vào “mẩu chuyện” (mình muốn ai đó đưa bản gốc bài này lên mạng bantroik5new).
Năm 1968, Giáo hoàng Jean Paul 2, với uy quyền của hàng tỉ giáo dân, đã kêu gọi toàn nhân loại đứng lên ủng hộ nhân dân Việt Nam chống đế quốc Mỹ - sau khi ông ta biết rằng - ông Hồ Chí Minh ấy - chính là chú Nguyễn của ông năm xưa; mãi đến khi chú Nguyễn mất, năm nào chú Nguyễn ấy cũng gửi quà cho “cháu yêu của chú” và hỏi thăm ba me cháu.
“Việc gì có lợi cho dân thì hết sức làm, việc gì có hại cho dân thì hết sức tránh” Đó là lời cụ Hồ giải đáp thắc mắc khi Đảng Cộng sản Việt Nam lấy tên Đảng Lao động năm 1953 để nói về chủ thuyết của Đảng ta.
Tiết lộ với các bạn một chuyện động trời: Cụ Hồ từng viết Kinh sách như ca dao – khi dân trí chưa lên - để giáo dục lòng yêu nước cho người dân Việt Nam biết cái nhục Nô Lệ./.
Ths TRẦN QUỐC VIỆT
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Bài viết hay, có lý có tình.Ngày nay không ít kẻ muốn bôi nhọ Bác nhưng những gì Bác đã làm cho đất nước, cho cả thế giới thì không có gì có thể phủ nhận. Những người hiểu biết, chân chính luôn kính trọng, tin yêu một lãnh tụ Hồ Chí Minh thân thương, gần gũi mà cũng vô cùng vĩ đại. Tiếc rằng những người "đi theo" ngày nay đã mải lo hưởng thụ thành quả CM mà hủy hoại đi những gì tốt đẹp nhất mà các bậc tiền bối đã tạo dựng.
Anh em tôi quen biết chú Hoàng Quần, từng công tác ở VN từ kháng chiến chống Pháp, sau này từng là giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Quảng Đông, TQ. Năm 2000, anh em tôi tiếp chú ở Nhà hàng Hai Lúa, Gò Vấp. Chú có kể lại...
TW Đảng CSTQ giao cho chú nhiệm vụ chăm sóc bà Tăng Tuyết Minh cho tới những năm đầu 1990. Bà sống ở chung cư cũ, gần căn hộ của bà bạn cũng là nữ hộ sinh. Khi chú HQ đến mời bà về khu đô thị mới hiện đại, bà từ chối, bảo: Ở thế suốt từ những năm 192... cạnh bà bạn quen rồi. Cả 2 đều không có con cháu. Trong nhà bà có ban thờ treo ảnh Bác từ 1969.
Nghe nói sau 1949, TQ thống nhất, bà có nhờ nói với Thủ tướng Chu Ân Lai là: Chủ tịch VNDCCH chính là Lý Thụy và có ý muốn qua Chính phủ TQ liên lạc với Bác. Nhưng ông Chu nói: bây giờ khác rồi, không nên nói lại chuyện xưa...
Đăng nhận xét