Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Ngày xưa ơi! - (Duy Đảo)

Chuyện thứ nhất - Học hỏi “Văn hóa phương Tây” để hội nhập.

- Thế ông biết nhảy đầm chưa?
Hắn hỏi tôi trong một đêm mưa tháng sáu tầm tã. Hắn nói luôn chẳng để cho tôi kịp mở miệng vì Hắn thừa biết tôi làm quái gì biết cái khoản văn hóa cao cấp này.
- Chả nói ông cũng biết, nhảy đầm nó là văn hóa của phương tây, nó như cái bắt chân, bắt tay ở xứ ta vậy. Cho nên đầu tiên ông cũng nên biết nhảy đầm. Chẳng ai bắt ông cả, nhưng nếu biết thì cũng vẫn tốt, nó là văn hóa, là phương tiện, là cửa ngõ để mình dễ tiếp cận, giao lưu học hỏi người ta.Tiện đây có tôi, tôi sẽ dạy ông, chẳng mất tiền bạc, hơn nữa là chỗ anh em, tôi tận tình chỉ bảo. Tôi đảm bảo ông sẽ thành thạo những điệu nhảy cơ bản trước lúc ông lên đường.


Tôi ngẫm nghĩ, Hắn nói cũng phải.
Nói thì nói thế thôi chứ hắn đi suốt, có hôm Hắn đi đến khuya mới về. Một lần tình cờ mở cái Samsonite không khóa của hắn vứt dưới gầm giường. Trời! tiền, cả một Samsonite tiền, tiền mặt hẳn hoi. Phía bên trên tôi thấy cả những tờ màu xanh xanh trông lạ lắm, không giống tiền ta. Một hôm tôi mới hỏi nhỏ Hắn, sao tiền lắm thế? để như vậy Ông không sợ à? Hắn tỉnh bơ trả lời tôi bâng quơ bằng một câu hát chả ăn nhập gì: “Nơi hầm tối là nơi sáng nhất …”
- Tôi nói thế chắc ông hiểu - Hắn nhún vai rất tây đá con mắt về phía tôi.
- Tiền bạc của tôi nó luân chuyển hàng ngày, hàng giờ, nên như thế nó tiện cho tôi.
Chẳng biết hắn làm cái quái gì thêm ngoài chức GĐ mà tiền lắm thế, có trời mới biết. Về khoản này tôi ít khi thóc mách vào chuyện riêng tư của người khác, ngay cả đối với bạn bè thân và cho tới tận mãi sau này, khi đã có vợ con, tôi vẫn giữ “Nguyên tắc”ấy.
Một buổi chiều hắn về sớm, đi cùng với một ông bạn.Vừa vào đến cửa hắn đã oang oang “Ông khẩn trương tắm giặt, tối nay chúng ta đi nhảy đầm”. Tôi có ba cái vé mời ở câu lạc bộ Dancing Giảng Võ đây.
Chẳng ra đồng tình ,chẳng ra phản đối, sau một phút lưỡng lự, tôi nói:
- Tôi ngại chỗ đông người lắm, nhất là chỗ tụ tập nhiều đàn bà con gái, với lại ông đã dạy tôi được buổi nào đâu mà nhảy với chả nhót - Hắn sững người.
- Ừ nhỉ ! Chết thật tôi tưởng cũng dạy ông được một vài buổi rồi chứ. Nhưng thôi! Không sao, bây giờ vẫn kịp, ông khẩn trương lên, tôi bổ túc cho ông 15 phút, chỉ cần 15 phút là Ông sẽ có đủ kiến thức để “cọ xát” với thiên hạ.
Thế rồi tôi đi tắm.Tắm xong lên phòng đã nghe thấy tiếng nhạc xập xình từ chiếc máy Catsec phát ra.
- Lại đây! Ông lại đây!
Chẳng để tôi kịp mặc quần áo, người trần trùng trục và vẫn còn ướt nhẹp, thế là hắn ôm thốc lấy tôi, dìu tôi đi theo điệu nhạc. Hắn nắn chân nắn tay tôi như thầy lang nắn chân tay bệnh nhân bị trật khớp. Chẳng phải một mình, hắn còn lôi cả ông bạn của hắn vào chỉ bảo, uốn tôi như uốn lưỡi câu. Nào là thân phía trên phải thẳng chỉ được chuyển động phần cơ thể phía dưới, nào là đánh mặt phải dứt khoát, Nào là mặt phải tươi, đừng quá căng thẳng. Hắn nói nhiều lắm, cứ như giáo viên dạy ngoại ngữ. Đây là điệu Val, đây là Bebop, đây là Tango, đây là Chachacha, rồi Rumba, Pasodop tôi cứ rối hết cả lên mỗi khi có một điệu nhạc mới.
Thế rồi đúng bảy giờ chúng tôi cũng kịp xuất phát. Cả ba thằng “Lèn” trên chiếc xe cánh én luồn lách đánh võng nhằm hướng Giảng Võ thẳng tiến, hồi đó ở HN xe này là oách lắm. Tới sàn nhảy, tôi cũng thấy đông đông, chỉ rặt là những người lớn tuổi và cỡ tuổi tôi. Nhạc bắt đầu nổi lên, mọi người lao ra sàn. Hai ông bạn có lẽ có bạn nhảy từ trước nên đã mất hút vào đám đông.
Trong ánh đèn xanh đỏ chập chờn, trong mớ âm thanh rộn rã Tôi vẫn nhận ra tiếng the thé của kèn Trumpet, tiếng lả lơi của Sacxo, tiếng phừng phừng của Congtobat, tiếng thình thịch như giã gạo của Trống. Tôi ngồi ngây ngô, mặt cứ dại ra, đờ đẫn.
Bỗng có một bà sồn sồn chắc lớn hơn tôi dễ đến chục tuổi, người đẫy đà, mặc chiếc váy liền áo dài sát đất có những bông hoa to bằng cái bát sắt “B52” của bộ đội ta ngày xưa thời đánh mỹ dùng để ăn cơm, màu đỏ chói:
- Tôi có thể mời anh điệu Rumba này được không?
Lạ thế! ngày xưa đọc truyện nước ngoài tôi nhớ hình như chỉ có đám đàn ông chủ động mời lũ đàn bà nhảy, còn trong trường hợp này! ở ta có “ Nhẽ ” khác chăng, hay là tôi nhớ lộn?
Chẳng đợi tôi có chính kiến, người đàn bà phốp pháp ấy đã cầm tay tôi lôi thốc vào sàn.
Thật may Rumba là điệu nhảy dễ, nét nhạc lại “Dịu dàng” nên tôi qua được. Nhưng đến Val thì tôi “chết”.
Tôi bị xoay như chong chóng, giống như hồi bé đi bắt chuồn chuồn, bằng phương pháp thủ công, dùng tay quay, cứ đứng một chỗ quay, cho tới khi chuồn chuồn ta chóng mặt rơi phịch xuống đất mới thôi.
Tôi chóng mặt thật sự, vì tiền đình của tôi vốn yếu từ bé. Tôi có cảm giác đây đúng là một cuộc hành xác. Người đàn bà nhảy lôi tôi đi xềnh xệch trên sàn. Lúc này tôi chẳng còn hiểu và phân biệt nổi thế nào là giới hạn về văn hóa, thế nào là ranh giới giữa nghệ thuật và sự phàm tục.
- Ối giời ôi! Suýt nữa thì tôi hét toáng lên. Tôi như khuỵu xuống, không phải vì do tôi quá chóng mặt, mà là vì mu bàn chân tôi bị gót giày của “Người bạn nhảy” đè lên, mà khổ, lỗi kỹ thuật này tác giả lại là chính tôi. Cũng may vừa vặn lúc ấy điệu nhạc kết thúc.
- Tôi vội vàng chia tay người đàn bà phốp pháp, mặt đỏ phừng phừng như đĩa xôi gấc thắp hương đêm hôm rằm, mà không quên cảm ơn, kèm theo nụ cười nịnh đầm méo mó, trong bụng thì mừng thầm, thế là “thoát”.
Vào khu ghế ngồi tôi mới có cơ hội kiểm tra lại “Thương tích” của mình. Nhìn xuống chân, đôi dép nhựa Tiền Phong trắng mà thằng em tôi tặng trước lúc đi Tây. Tôi thấy chiếc dép chân phải, đầu một quai bị bung ra, còn chân thì khỏi nói, tê buốt tới tận óc.
Tôi bỗng chột dạ, và liếc mắt ra xung quanh. Tôi để ý thấy thấp thoáng dưới gấu những ống quần tây, những cổ chân trắng, to phô ra dưới gấu váy . Những đôi giày bóng lộn, đen có, nâu có, cả trắng nữa, thấp gót có, cao gót có, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng đi giày chỉ có mình tôi là ... Đơn giản đến lạc lõng, cả bộ quân phục sỹ quan nữa hình như nó cũng không hợp ở chốn này. Tôi cứ ân hận vì đã trót
T/P HCM 2/1995."

1 nhận xét:

Nặc danh nói...

Thuở bác Bửu, trước khi đi Tây được học:
Đi nhảy là mất vệ sinh
Là phản Tổ quốc, là khinh ông bà