Thần kỳ cách họ trữ nước và sử dụng nướcThiên đường nông nghiệp tại Arava gắn liền với một công trình xứng đáng ghi nhận như một kỳ công mà con người đã tạo ra giữa xa mạc: Bể chứa nước khổng lồ mang tên Shizaf. Với khả năng dự trữ 150.000 m3 nước sạch, bể chứa này có nhiệm vụ cấp nước sạch cho sinh hoạt và tưới tiêu. Bể được thiết kế để tích trữ nước từ giếng khoan vào thời điểm nhu cầu giảm.Bể có đáy chìm 3,5 m dưới mặt sa mạc và chia thành nhiều lớp khác nhau, tạo nên bề mặt nổi 10m. Một khối lượng công việc khổng lồ được thực hiện để đào bỏ 320.000 m3 đá và đất sa mạc. Độ sâu của giếng khoan lên tới 1,5 km mới tới túi nước ngầm. Kỹ thuật thiết kế đặc biệt của bể chống lại chế độ bốc hơi tự nhiên cũng như thu gom nước một cách hoàn hảo.Điều kiện tự nhiên của Israel đặc biệt khô hạn với lượng mưa rất thấp và thay đổi theo từng mùa: Phía Bắc quốc gia này lượng mưa khoảng 800 mm/năm và ở phía Nam chỉ khoảng 50 mm/năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 11 đến khoảng tháng 3 năm sau và lượng bốc hơi tự nhiên lên tới 1.900-2.600 mm/năm. Không có gì ngạc nhiên khi nước ngọt ở Israel được coi như vàng trắng và được quản lý một cách chặt chẽ hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chính phủ xây dựng hẳn một bộ luật để đo lường mức tiêu thụ nước, kiểm soát việc khai thác nước ngầm, ngăn chặn ô nhiễm nước. Công nghệ xử lý nước của Israel thuộc hàng hiện đại nhất thế giới với tỉ lệ tái chế tới 75%.Dọc ngang Israel, ở những thành phố lớn hay những vùng nông thôn, hoang mạc, hệ thống tưới nước hoàn hảo đến mức gần như không bỏ phí một giọt nước nào. Đại diện công ty công nghệ tưới NaanDanJain cho biết 75% hệ thống nước nông nghiệp của Israel áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, 25% còn lại tưới nước bằng ống dẫn và vòi tưới các loại phun mưa nhỏ, không hề có chế độ tưới ngập nước. Israel cũng là quốc gia phát minh ra hệ thống tưới nước nhỏ giọt điều khiển bằng máy tính, kết hợp với các thiết bị kiểm soát độ ẩm trong đất, có thể tính toán chính xác nhu cầu nước và tiết kiệm tối đa.Tại công ty Netafim, người viết được chứng kiến những thành quả đáng ngạc nhiên về hiệu quả của việc sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel trên khắp các dự án ở những vùng khô hạn trên thế giới. Hệ thống ống dẫn nước như những mao mạch dẫn tới từng gốc cây, được vận hành chính xác bằng công nghệ cao cũng như sử dụng tối ưu năng lượng mặt trời. “Đạt năng suất cao hơn với chi phí thấp hơn” (grow more with less) là khẩu hiện của Netafim và có lẽ cũng là hướng đi của phần còn lại của thế giới, khi nguồn tài nguyên nước đang ngày càng suy giảm.
Israel giải quyết được sự thiếu nước, biến nước thành tài sản, đang dẫn đầu thế giới về tái chế nước thải, hơn 70% lượng nước được tái chế, gấp 3 lần quốc gia đứng thứ hai Tây Ban Nha.“Cây đũa thần” khoa họcMột con số dễ hình dung về năng lực của “cây đũa thần” khoa học. Năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện đã là 90 người. Một hecta đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm – mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được.Những thực tế tại công ty NaanDanJain đã đem lại một bài học khác về sự phối hợp: nhà khoa học, nhà doanh nghiệp có sự tách biệt khó phân định với nhà nông. Đa phần các nước nhập khẩu công nghệ của NaanDanJain chỉ biết rằng đây là một trong những công ty hàng đầu Israel chuyên về giải pháp tưới, hệ thống công nghệ kiểm soát khí hậu nhà kính, mà không biết rằng chính công ty cũng đang sở hữu những đồn điền rộng lớn, nơi chính những tiến bộ khoa học của công ty được triển khai đầu tiên, nhằm đảm bảo sự thích ứng hoàn hảo nhất đối với nhu cầu của người trồng trọt.Một trong những lợi thế của sự phối hợp giữa khoa học và nhà nông tại Israel là tính cộng đồng rất cao. Nhà khoa học rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số họ cũng chính là nông dân hoặc giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân. Các trung tâm nông nghiệp lớn, thậm chí cả các “làng nông nghiệp” (từ địa phương là kibbutz) đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc đại diện của các viện khoa học. Những giống cây mới hay các nghiên cứu mới về hệ thống nhà kính trước hết được thí nghiệm, kế đó sẽ áp dụng thử nghiệm với một số nhỏ hộ nông dân bằng nguồn vốn hỗ trợ của hệ thống tài chính vi mô hoặc từ chính quỹ của viện thí nghiệm, trước khi triển khai thương mại đại trà.Tại Israel phần lớn các nhà khoa học nông nghiệp làm cho chính phủ. Có tới hơn 60% các công trình nghiên cứu nông nghiệp là của Cơ quan Nghiên cứu Nông nghiệp hay trung tâm Volcani thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Israel cũng là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu thuộc loại lớn nhất thế giới với gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng 3% tổng sản lượng nông nghiệp quốc gia. Nguồn lực này đến từ ngân sách và cộng động (50 triệu USD/năm), các hợp tác quốc gia song phương (12 triệu USD/năm), các tổ chức nông nghiệp cấp địa phương và quốc gia (6 triệu USD/năm) thông qua nguồn lợi từ thu hoạch cây trồng. Khu vực tư nhân cũng đóng góp khoảng 25 triệu USD hàng năm.Nguồn lực này được cung cấp trực tiếp cho việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm ứng dụng và các nhà đầu tư giữ bản quyền sáng chế. Phần lớn các nghiên cứu đều do những công ty sản xuất sản phẩm đầu tư, như hệ thống tưới tiêu, phân bón, nhà kính… triển khai. Sự phối hợp giữa kinh doanh và nghiên cứu đảm bảo cho các nhà khoa học một mức ưu đãi đủ để phát huy tối đa năng lực hoạt động chuyên môn. Thậm chí các chuyện các chuyên gia nông nghiệp đi tư vấn trực tiếp cho các nông trại là điều không hiếm.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Anh Chu Thành: "Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc lần đầu đến thăm nhà"
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Gặp lại nhau
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014
Ixraen... (2)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Tuyệt vời. Bao giờ ta có nền nông nghiệp như thế.
Cứ như hiện nay thì chẳng bao giờ.xứ ta cũng rất thích vẽ ra những công trinh hoành tráng,nhưng để các quan rút rỉa chia nhau rồi bỏ đó,ví dụ cái dự án đường sắt cao tốc băc-nam chẳng hạn
Đăng nhận xét