Năm nay có khoảng 10 triệu cá hồi đỏ di cư từ khắp các đại dương về sông Adams, tạo nên cảnh tượng vô cùng thú vị.
.
Đến hẹn lại lên, cứ 4 năm một lần, hàng triệu cá hồi đỏ lại từ khắp đại dương trở về sông Adams thuộc tỉnh British Columbia (Canada), nơi chúng được sinh ra từ 4 năm trước.
Hàng chục ngàn người đã đổ về những khu vực ven sông Adams để chứng kiến cuộc di cư lịch sử của loài cá có tập tính kỳ lạ và bí ẩn nhất thế giới này, đó là cá hồi đỏ.
Cuộc di cư của cá hồi đỏ năm 2014 dù mới bắt đầu, nhưng được cho là lớn nhất trong vòng 100 năm trở lại đây.
Trước đó, năm 2010 cũng được cho là năm lượng cá hồi đổ về sông Adams lớn nhất trong vòng 100 năm, bởi có đến 8 triệu cá hồi tìm về.
Theo tính toán của các nhà khoa học, mấy năm nay môi trường sống của cá hồi đỏ được chính quyền bảo đảm, nên dự kiến sẽ có khoảng 10 triệu con di cư từ biển vào sông Adams.
Đây sẽ là cuộc di cư lớn nhất kể từ năm 1913, năm được cho là có cả chục triệu cá hồi đỏ trở về nơi chúng sinh ra.
Cá hồi đỏ là loài sống ở các loại môi trường nước, gồm cả nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
Chúng rục rịch kéo vào sông Adams từ tháng 8 và bắt đầu sinh sản nhiều nhất vào tháng 10 trên chính dòng sông này.
Cá hồi đỏ sẽ lớn lên ở sông Adams đến khi được 1 năm tuổi. Chúng sẽ ra vùng nước lợ ở cửa sông làm quen môi trường có độ mặn thấp, rồi tiến ra biển sống 3 năm liền.
4 năm sau kể từ ngày còn trong quả trứng li ti khi được mẹ sinh ra, cá hồi sẽ quay về đúng nơi mẹ chúng đau đẻ, để tiếp tục làm thiên chức bảo tồn giống nòi.
Khi vào vùng nước ngọt của sông Adams, cơ thể cá hồi dần chuyển sang màu đỏ tươi.
Còn nhiều tranh cãi, nhưng phần lớn các nhà khoa học đều cho rằng, cá hồi định hướng di chuyển bằng mùi. Chúng nhớ được mùi của dòng sông nơi chúng sinh ra nên tìm đường về rất chính xác.
Quãng đường di chuyển hồi hương của chúng dài tới 500km trong điều kiện nước chảy xiết, đúng với hành trình mà chúng ra đi.
Trong quá trình di chuyển, cá hồi đỏ không ăn thứ gì. Đẻ xong, chúng kiệt sức và chết. Cá hồi con sinh ra và lại bắt đầu một hành trình kéo dài 4 năm như thế.
Theo ước tính, mỗi năm, ngư dân Canada đánh bắt khoảng 15 triệu con cá hồi đỏ làm thực phẩm.
Số cá hồi còn sót lại, khoảng 8-10 triệu con, trong đó có một nửa là cá cái sẽ di cư về sông Adams để sinh sản và chết đi.
————
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- NHỚ DUY ĐẢO
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Thăm tư gia của Nhất Trung
Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014
Khó tin cảnh tượng 10 triệu cá hồi đỏ lúc nhúc dưới sông (ST: ĐB)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Thật thú vị. Thiên nhiên thật nhiều điều bí ẩn và lý thú mà cả đời ta vẫn chưa biết hết được. May mà dòng sông đó ko ở VN, Nếu không, cá hồi đã tiệt chủng.
Đăng nhận xét