Ngày 11/10, Anh có thư gửi về (nay chị còn giữ).
Chị chỉ được phép vào thăm anh ngày 15 và 30. Sớm 15/10, đứng trước cổng thấy có xe quân vụ chạy vào, chở theo cái áo quan dùng cho dân công giáo nhưng chị không nghĩ Anh bị xử bắn (vì đang hy vọng Anh sẽ được trao đổi với trung tá phi công M.Smolen vừa bị du kích quân Caracat bắt giữ ở Venezuela). Khi xin vào thăm thì lính gác không cho.
Sau đó nghe láng máng chúng sẽ bắn Anh. Lập tức chị và ba đi tìm luật sư đã thuê thì thấy ông ta khẳng định, không thể có chuyện đó!
Chị Quyên khi vừa tìm thấy mộ Anh. |
Sau này mới hay, ngay chiều 15/10, chúng đưa Anh xuống nghĩa trang lính ngụy ở đường Quang Trung chôn, nhưng là Việt Cộng nên lại lấy lên đưa về nghĩa trang Đô Thành (nay là công viên Lê Thị Riêng). Khi chị tới đây được chỉ tới 3 ngôi mộ mới chôn ở khu "đất thí" cuối nghĩa trang nhưng chả biết cái nào của Anh? May mà có lệ "mở cửa mả" sau 3 ngày và thấy 2 ngôi mộ đã mở mà tìm được mộ Anh.
Thầy trò trường Trỗi cùng chị Quyên bên mộ Anh ngày 15/10/2004. |
(Sau này gặp gia đình 1 anh bạn tù, thấy kể lại, khi bị giải đi, Anh cũng không nghĩ bị xử bắn nên chỉ nhắn qua cửa tù cho bạn: "Tôi đi đây, có gì anh nhắn giùm người nhà cho Quyên, khi đến nơi mới tôi sẽ thư về").
Tết 1965, chị đi thoát li. Trước khi đi có tới thăm mộ Anh và bàn với ba, hết 3 năm sẽ đón Anh về nghĩa trang Văn Giáp (của dân làng Văn Giáp, Thường Tín, Hà Đông phiêu bạt vào Nam). Ngày 7/5/1967, ba chị đón Anh về.
Sau ngày 30/4/1975, chị về SG và đến thăm mộ Anh. Mới giải phóng đầy khó khăn, chuyện xây lại mộ nhờ 5 bao xi măng của anh chủ nhiệm HTX Mây tre đan xuất khẩu cùng với công sức của bà con Văn Giáp đã được in trong Tập 1 Sinh ra trong khói lửa.
Sau này thành phố có gợi ý đưa mộ Anh về NTLS nhưng chị không đồng ý vì: Anh quá đau khi bị bắn bao nhiêu phát đạn vào ngực (và có cả phát đạn "ân huệ" vào đầu), lại phải chôn xuống, đào lên đến 3 lần nên cứ để Anh yên nghỉ tại đây. Nhất là Anh sống với dân Văn Giáp chừng ấy năm rồi. Vì thế trên NTLS có "ngôi mộ gió" gắn tên Anh.
Viếng mộ Anh ngày 11/10/2014. |
Chú Sáu Dân trước khi đi xa có hỏi thăm về Anh và nói: "Hay đưa thằng Trỗi lên đất tổ chức dành cho chú trên nghĩa trang TP". Chị cảm ơn và trả lời rằng, TP đã dành cho Anh 1 chỗ phòng khi quy hoạch lại, phải di dời nên chú mới yên tâm.
Hiện nay, đã có quy hoạch, di dời nghĩa trang Văn Giáp và xây dựng công viên lớn. Nhưng TP có ý giữ lại mộ Anh làm "địa chỉ đỏ" cho thanh thiếu niên tại công viên này. Ấy cũng là 1 tin vui.
2 nhận xét:
"Hiện nay, đã có quy hoạch, di dời nghĩa trang Văn Giáp và xây dựng công viên lớn. Nhưng TP có ý giữ lại mộ Anh làm "địa chỉ đỏ" cho thanh thiếu niên tại công viên này. Ấy cũng là 1 tin vui." Mong được như vậy. Anh được mồ yên mả đẹp, được gần gũi mọi người, được thế hệ sau nhớ đến. Cuộc sống thay đổi, lòng người cũng đổi thay. Không biết mấy người còn nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì nước. Chưa kể đến nhiều kẻ vì ham miếng hambuger mà muốn đổi trắng thay đen.
Chị Quyên làm đúng quá!
Đăng nhận xét