Định
viết kèm comment sau bài của QV nhưng suy nghĩ về Ucraina của mình cứ bộn bề nên
mình chọn cách viết thành một bài riêng,
ý tứ bài này là trích từ thư tâm sự với một bạn người Việt hiện đang sống tại
Donezk.
Ngày đầu
năm Ất Mùi, khai bút mà vấp vào đề tài này, chắc sẽ như lạc vào thiên la địa
võng của cơn lốc địa chính trị Đông Âu.
Tôi đến Ucraina lần đầu là hè năm 1963. Những ngày sống giữa vùng bình nguyện bao la kẹp
giữa hai con sông lớn là Sông Đông và sông Đnhiep, văng vẳng bên tai tôi những
lời thoại của bộ phim „ Sông Đông êm
đềm“ do đạo diễn Sergey Gerasima dựng theo tác phẩm văn học cùng tên của nhà
văn Mikhain Solokhốp. Hình ảnh những cô
gái chàng trai Cossack như Aksinia đẫy
đà, rực lửa hay Natania thủy chung dịu hiền, yếu đuối, Gregori ngang tàng độ
lượng với bộ tóc soăn, mũ kepi đội lệch của „ sông Đông êm đềm“ theo tôi suốt đoạn đường dài từ Rostow đi
Donezk, mặc dầu theo đia lý thì vùng đất sông Đông của Solokhôp còn cách Donezk
khá xa về phía Đông.
Ucraina có những bà mẹ đôn hậu, những em bé
mũi và má lấm tấm tàn nhang đẹp như thiên thần, những cô gái tươi tắn hay cười
thực sự vô cùng hấp dẫn. Đất nước Xô-Viết một dải không hề nhận ra sự khác biết
nào giữa hai dân tộc Nga và Ucraina.
Mùa Đông 1991, trong chuyến đi công tác tại
Kharkôp và Kiew, tầu hỏa từ Nga sang đã bị công an biên phòng ( hai bên ăn mặc
Unhiphom giống hệt nhau!) dừng lại ở ga biên giới đòi kiểm tra viza. Cũng may,
Liên xô vừa tan giã, các nước công hòa tách ra chưa kịp củng cố hệ thống hành
chính nên thị thực chung cho „Liên xô“ hãy còn được chấp nhận nhưng bị ghi chú
là lần sau sẽ không còn giá trị với Cộng hòa Ucraina!
Ucraina vẫn vô cùng hiền hòa. Con người và
thiên nhiên êm đềm như lời bài hát…“ Dòng sông lững lờ trôi, khuất sau làng mạc
và những cánh rừng, mặt trời hoàng hôn -xuống dần . Anh ngồi xuống bên em. Đôi
mắt em, ánh lên những bông hoa đào, hoa táo. Những chùm hoa lung linh nắng
chiều…“
Hơn hai mươi năm qua đi, không có dịp trở lại,
nhưng những gì nghe và biết về Ucraina hiện nay làm tôi thấy thất vọng và buồn lo cho cuộc sống của bao bà
mẹ hiền, bao em bé thiên thần. Vùng phía Đông của Ucraina tươi đẹp, thủ đô Kiew
cổ kính tráng lệ sau các cuộc bạo động gọi là Cách mạng Cam, là Maidan… u ám
trong kỳ thị, khủng bố, và chia rẽ.
Một bé
gái Ucraina đang trong trận pháo kích
Một loạt các nhà chính trị xuất thân từ buôn bán bất động sản, săng dầu, khí đốt hay
chủ hãng sản xuất kẹo Sokolat, có cả
nghị sỹ chuyên nghề đấm bốc…trở thành các lãnh đạo chủ chốt của đất nước . Không
thấy ban lãnh đạo của Ucraina nói nhiều
đến việc mưu cầu lợi ích cho đất nước, hạnh phúc cho nhân dân mà mong muốn lớn
nhất của họ là hướng sang phương Tây, tẩy chay quan hệ có nguồn gốc lâu đời với
nước Nga láng giềng và gia nhập NATO để tăng cường sức mạnh quân sự. Đất nước
Ucraina tươi đẹp, nhân dân Ucraina phúc hậu yêu chuộng hòa bình, giờ ngập trong
bom đạn, nồi da nấu thịt, kinh tế điêu đứng. Lãnh thổ bị chia cắt. Khi quân
chính phủ sắp thất thủ trước sự phản kháng của quân ly khai miền Đông, giải pháp số một của tổng thống Ucraina là xin
gấp viện trợ vũ khí sát thương của Mỹ để đánh lại những người đồng bào của mình
ở phía Đông đòi tự trị .
Tháng nay, âm ran chuyện hội nghị bốn bên về
đình chiến cho Ucraina tại Minck.
Là người Việt nam, ai đã qua thời kỳ kháng
chiến 9 năm, đã qua thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước, khi nghe „ Hội nghị bốn
bên“, chắc ai cũng thấy quen quen ?
Đối với Việt nam, Hội nghị Giơneve, Hội nghị
Paris là những dấu ấn lịch sử mà các nước lớn đã vì lợi ích của họ, vì lợi ích của
phe phái mà định đoạt và áp đặt cho Việt
Nam.
Hình như người Ucraina quên bài học của nước Đức năm 1945 tại hội
nghị Posdam, quên bài học Bàn Môn Điếm của Triều Tiên 1953 và quên luôn bài học
của Hội nghị Giơneve về Việt nam năm 1954.
Các nước nhỏ dù đang ở thế mạnh yếu thế nào cũng bị các nước lớn dùng
ảnh hưởng của mình để khống chế, chia cắt, biến thành những tiền đốn, những sứ
mạng xung kích, làm chỗ đệm, làm bàn đạp cho những tranh chấp của họ.
Không thể kiêu hãnh mãi với danh hão là „ Tiền
đồn“, là quốc gia „ Đứng trên tuyến đầu“ hoặc là „ người lính xung kích“… mà
phát động cuộc chiến, đẩy chính đất nước thân yêu của mình vào bom đạn, đẩy
chính đồng bào mình vào các cuộc tàn sát lẫn nhau. Mọi sự tàn phá, mọi sự chết
chóc chỉ có đất nước Ucraina, người dân Ucraina
rất đỗi hiền hòa gánh chịu! … Những Mỹ, những Nga-Trung-Anh-Pháp-Đức,
những G-7, G.8, và cả Canada hay Úc Nhật, họ đang đứng ngoài mặc cả, chia chác
nhau những món lợi bán vũ khí, bán khí đốt và dầu mỏ. Nhiều chính khách trong
số họ, độc ác hơn, họ còn lăm le lấy sự chết chóc và tàn phá của quốc gia nhỏ
mưu cầu lá phiếu, tìm kiếm tỷ lệ phần trăm ủng hộ cho mình trong những cuộc bầu
bán sắp tới tại chính quốc.
Là một công dân Việt nam, đã một thời kinh qua
chiến tranh, từ bài học của dân mình, tôi chỉ cầu mong sao hàng trăm dân tộc
nhỏ trên thế giới và đang rất nóng bỏng hiện nay là đất nước và nhân dân
Ucraina thân thương, hãy nhớ mãi bài học
của những „ Hội nghị ba bên, Hội nghị bốn bên…“ xẩy ra trên thế giới từ trước
đến nay, mà không bị mắc lừa các thế lực
hiếu chiến, không bị mê hoặc bởi những miền đất hứa, không bị ảo tưởng là tiền
đồn, là lính xung kích cho phe phái để rồi đưa dân tộc mình vào bom đạn, vào
cảnh tương tàn nồi da nấu thịt.
Hòa Bình và Hòa Hợp Dân Tộc là mục tiêu mãi
mãi trường tồn của chúng ta.
( Berlin 22-2-2015 )
3 nhận xét:
Hoàn toàn tán đồng những quan điểm của anh TĐ. Mấy hôm nay ăn Tết không ngon lắm trong nỗi canh cánh nghĩ về những người dân Ucraina vùng chiến sự. Cứ thấy thấp thỏm mỗi khi xem chương trình thời sự - liệu lệnh ngừng bắn có bị đổ vỡ? Và nghĩ mà thương cảm những ông bà già, lũ trẻ con phải sống tạm bợ dưới những căn hầm, trên những toa tầu hỏa...thiếu thốn đủ điều. Thời Xô Viết, cuộc sống thanh bình, nên thơ là thế, mà giờ đây...Hồi 2010, trong cuộc gặp "Thày trò Việt Xô", có những cô giáo đến từ vùng Đôn Bát, từ những thành phố Ucrraina. Hồi đó, một cô giáo đã kể rằng cô đã viết thư định gửi cho lũ học trò cũ ở VN, nhưng BĐ họ bảo phải mất những 01 USD, cô lại mang về, bởi đồng lương hưu đâu có đủ để gửi thư với giá đó? Năm đó đã vậy, bây giờ họ sống ra sao? Thương quá mà chẳng làm gì được.
Năm mới, chúc anh chị và gia đình luôn mạnh khoe, hạnh phúc.
QV
VN sau 1954, 1972, phải trả giá bằng những hy sinh để có Điện Biên Phủ, có chiến thắng B52 nên khi vào hội nghị , còn có việc Họ bàn chuyện về cái bàn họp (vuông, tròn, bầu dục!) để xác định vị thế cho từng bên ngồi họp chứ như Ucraina hiện nay, mang tiếng là một bên nhưng khác gì ngồi ké( giống như Sai gòn xưa)! Mình thương tiếc cho niềm tự hào của những Tơratbunba, của những binh đoàn kỵ binh Codac, của Dinamo-Kiew và cả pho sử oanh liệt đáng tự hào của người Rus-Kiew .
Tôi từng học tại Tp cảng Odessa nay thuộc về Ukraina . Tôi yêu,gắn bó về tinh thần với vùng đất hiền hòa,giầu có,tươi đẹp này.
Do lịch sử hình thành dân tộc Nga nói chung ,khó ai có thể hình hình dung ra việc Nga và Ukraina phải xa rời nhau vì những toan tính dân tộc vỵ kỷ của một số chính khách. Việc các chính khách Kiev muốn ra nhập Nato,muốn gắn kết với EU ,từ bỏ quan hệ vốn có từ thời Kievxkaia Russ với Nga là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng xã hội sâu sắc tại Ukraina vừa qua.Là một cường quốc có sức mạnh hạt nhân, Nga không thể để yên khi an ninh của mình bị uy hiếp. Đó cũng là một lý do dẫn đến cuôc khủng hoảng tại Ukraina ngày hôm nay.
Từ khi có được Độc lập vào 1990 các thế hệ chính khách Ukaina không bỏ công sức xây dựng một dân tộc thống nhất đoàn kết gồm người Ukraina,người Nga ,không xây dựng một nhà nước thống nhất ,đoàn kết trên nền tảng gia trị vật chất từ thời Liên Xô để lại, Họ chỉ lo vơ vét ,làm giấu cho cá nhân . Hôm nay các chính khách ở Kiev đổ hết tội Ukraina rơi vào khủng hoảng là do chính sách chèn ép của Nhà Nước Nga. Thiết nghĩ Kiev phải nhìn lại các sai lầm của chính mình thì mới mong thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Tôi rất thương tâm khi qua Tv hàng ngày nhìn thấy cảnh chiến tranh trên đất Ukraina . Phương Tây và Mỹ chỉ mong cuộc khủng hoảng này là suy yếu Nước Nga chứ không mặn mà gì với việc chi tiền thuế của dân cho Kiev trả nợ . Tôi nghĩ lúc này muốn được yên ổn để phát triển,Kiev phải giữ một vỵ thế trung lập giống như Phần Lan trong quan hệ giữa Phương Tây và Nga. Tuyệt đối không nên chống lại Nga,làm tổn hại quan hệ hai nước vốn có.
Bác TDN có bài lên bantroik5 như vầy là còn khỏe .Chúc bác năm mới Ất Mùi chân cứng đá mềm .
Bác có nhớ Metro Matxcova không? Sài Gòn cũng sắp có Met đấy...Chúng ta cùng chờ .
Đăng nhận xét