Chú lên Vĩnh Phúc, Đền Hùng
Cho anh gửi chú chuyện cùng Bác Đăng...
Cho anh gửi chú chuyện cùng Bác Đăng...
Bên hồ Đầm Vạc (Thị xã Vĩnh Yên) thời chiến tranh 64-75 có Trạm an dưỡng T50 giành cho các phi công và cán bộ trung cao của Quân chủng không quân. Dân đi an dưỡng chúng tôi rỗi việc nên hay kể và được nghe kể rất nhiều chuyện trên trời dưới biển.
Bên cạnh T50 là khu tập thể sơ tán của Ty Văn hóa Vĩnh phú, liền cạnh là nhà tập luyện của Đoàn văn công tỉnh. Trưởng ty văn hóa tỉnh vừa hợp nhất (Vĩnh phúc với Phú thọ) là bác Đặng Văn Đăng. Ông Đăng là người rất nổi tiếng nhưng bọn an dưỡng chúng tôi không ai biết mặt. Tôi chơi thân với phó đoàn văn công tỉnh là Nguyễn Thế Chung nên Chung hay tạt sang T50 chè nước, hóng chuyện không chiến của đám phi công. Một hôm vui chuyện, Chung kéo cả bọn lên „thăm“ mặt và tán gẫu với bác Trưởng ty vì nghe tin bác sắp lên Ban Tuyên giáo tỉnh.
Bác Đăng trông quê, lão nông nhưng thực ra là một trí thức có hạng. Bác có bằng tú tài triết học thời Pháp. Bác nguyên là chuyên viên cao cấp của Bộ ngoại giao, thư ký riêng của bộ trưởng Ung Văn Khiêm. Trong tỉnh Phú thọ-Vĩnh Phú thời đó, có việc trọng lên TW, tất đều nhờ qua bác Đăng. Việc gì cứ đích thân ông Đăng lên qua Văn phòng TW là Bác Hồ và Thủ tướng Phạm văn Đồng cho vào gặp ngay.
Nhà thơ Đặng Văn Đăng làm thơ Đường (ký bút danh là Lục Y Lang) được Cụ Hồ khen nhưng làm "thơ ta" thì đúng là buồn cười, dở đến mức được gắn tên là Bút Tre. Một câu thơ mà ông Đăng reo vần khi động viên bạn về phụ trách Bảo tàng tỉnh: Chú về công tác bảo tàng/ Cũng là công việc cách màng giao cho! được truyền miệng mãi cho đến bây giờ.
(Còn như những câu thơ Bút Tre khác được lan truyền như „Anh đi công tác Pờ Lây..., Anh Ga ga rỉn bay vào vũ tru… là những câu khảo dị cho vui chứ không phải đích danh của tác giả!).
... Nhân giỗ Tổ tháng Ba, xin nhắc đến câu nói: „Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước“ của Cụ Hồ. Câu nói này cũng gắn liền với tên tuổi nhà thơ Bút Tre.
Chuyện này nghe đã có ai nhắc đến trong các bài viết về văn hóa ở Vĩnh Phú mỗi lần kể chuyện bác Đăng hoặc nói đến Đền Hùng, nhưng những người trong cuộc thì nói đây là lời kể của chính ông Đăng Bút tre với đám các "hạt giống đỏ" của QĐNDVN (cách gọi của ông Đăng dùng để chỉ các phi công!):
"Trước những năm 1960, lễ hội đền Hùng chỉ có tự phát trong nhân dân. Còn Nhà nước, chính quyền cho Lễ hội là tàn dư phong kiến, mê tín dị đoan(!).
Câu ngữ lục nổi tiếng của Cụ Hồ nói với các cán binh sư đoàn 308 khi chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô được tuyên huấn sư đoàn ghi thành văn bản và cất kỹ trong cặp bảo mật truyền thống.
Khi manh nha việc có thể tổ chức lễ hội đền Hùng ở cấp tỉnh, Trưởng ty Văn hóa Vĩnh phú Đặng Văn Đăng là người đầu tiên nghĩ đến việc dùng câu ngữ lục của Bác làm điểm tựa cho lễ hội. Cũng chỉ mình ông biết câu ngữ lục bất hủ nguyên văn, nguyên bản ấy nằm ở đâu và quyết tâm đưa nó vế với nhân dân . Được sự ủng hộ của Thủ tướng, bác Trường Chinh đã chỉ thị cho F 308 mở cặp.
Tại tỉnh Vĩnh Phú, đúng dịp giỗ Tổ, câu ngữ lục được cắt thành khẩu hiệu đỏ, chữ vàng treo trên cổng vào đình Thượng. Trước một ngày, ông Phó bí thư, Trưởng ban Tuyên huấn tỉnh ủy ra lệnh hạ băng-rôn xuống! Cán bộ văn hóa tỉnh tròn mắt khi được giải thích: Câu nói của Bác không đúng nguyên văn.
Ông tuyên huấn tỉnh ủy dõng dạc: "Bác đã nói „NƯỚC phải đi liền với ĐẤT“ nên khẩu hiệu phải chữa là "Các vua Hùng đã có công dựng đất nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy đất nước!".
Ông Đăng giải thích thế nào, ngài tỉnh ủy cũng nhất định không nghe vì chính ông ta đã được tháp tùng Bác dip Người về thăm và nói chuyện với bà con nông dân huyện Yên Lạc trong chiến dich khai thông thủy lợi! Và như vậy thì "quyết không được nói sai ý Người!".
Năm ấy, Lễ hội đền Hùng đã nâng lên cấp tỉnh nhưng ảm đạm, không có băng-rôn! Ông Đăng Văn Hóa quyết bảo lưu ý mình mà Tỉnh ủy thì không nhượng bộ.
„Khổ! Sao mà cái ông Th. hồi ấy chậm hiểu thế!“, ông Đăng nhắc chuyện cũ trong tiếng cười độ lượng,
„Bây giờ ông ấy nghỉ hưu, về quê rồi! thỉnh thoảng cũng có lên đây chơi... Mà, mời các anh em uống nước chè đi. Chè xuân Phú thọ, ông Th. mới gửi xuống cho đấy!... Ừ, thì Bác Hồ nói thế là đúng quá đi chứ! Cụ đang nói với bà con về thủy lợi mà thủy lợi thì nước phải gắn liền với đất (nước ăn, nước uống, nước tưới tiêu ấy mà!).
Còn câu khẩu hiệu Bác nói ở đền Hùng, Bác nói Nước ở đây là nước Văn Lang, là Tổ quốc Việt Nam chứ không như ông Th. ù xọe, nông cạn, nước đất, đất nước đâu. Thời chúng tôi, yêu nước thì có nhưng nhiều anh trình độ còn hạn hẹp lắm!„.
Lính tráng bạo mồm bảo: "Bác Đăng ngang phết! Hồi ấy mà Bác cũng dám phê ông tỉnh ủy à?". Ông Đăng cười: „Tớ sợ gì! Miễn là mình làm đúng thì thôi! Nhưng hồi đó, quyền họ to lắm. Băng-rôn, khẩu hiệu họ không cho treo mình vẫn phải chịu! Chỉ có dân, có Lễ hội là thiệt!“.
Năm ấy, Lễ hội đền Hùng đã nâng lên cấp tỉnh nhưng ảm đạm, không có băng-rôn! Ông Đăng Văn Hóa quyết bảo lưu ý mình mà Tỉnh ủy thì không nhượng bộ.
„Khổ! Sao mà cái ông Th. hồi ấy chậm hiểu thế!“, ông Đăng nhắc chuyện cũ trong tiếng cười độ lượng,
„Bây giờ ông ấy nghỉ hưu, về quê rồi! thỉnh thoảng cũng có lên đây chơi... Mà, mời các anh em uống nước chè đi. Chè xuân Phú thọ, ông Th. mới gửi xuống cho đấy!... Ừ, thì Bác Hồ nói thế là đúng quá đi chứ! Cụ đang nói với bà con về thủy lợi mà thủy lợi thì nước phải gắn liền với đất (nước ăn, nước uống, nước tưới tiêu ấy mà!).
Còn câu khẩu hiệu Bác nói ở đền Hùng, Bác nói Nước ở đây là nước Văn Lang, là Tổ quốc Việt Nam chứ không như ông Th. ù xọe, nông cạn, nước đất, đất nước đâu. Thời chúng tôi, yêu nước thì có nhưng nhiều anh trình độ còn hạn hẹp lắm!„.
Lính tráng bạo mồm bảo: "Bác Đăng ngang phết! Hồi ấy mà Bác cũng dám phê ông tỉnh ủy à?". Ông Đăng cười: „Tớ sợ gì! Miễn là mình làm đúng thì thôi! Nhưng hồi đó, quyền họ to lắm. Băng-rôn, khẩu hiệu họ không cho treo mình vẫn phải chịu! Chỉ có dân, có Lễ hội là thiệt!“.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét