Vào đầu những năm 1960, mặc dù Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ tịch Đảng, trách nhiệm chính trong sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt đã buộc ông ta phải giam mình khỏi những vấn đề thường nhật của nhà nước và chính phủ. Nhiều chính sách Đại nhảy vọt của ông ta bị đảo ngược, các tác động tiêu cực của chúng giảm nhẹ và dần dần biến mất. Trong số những cải cách của Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình thì việc xóa bỏ phần nào tình trạng sản xuất tập thể được xem là thực dụng và hiệu quả hơn. Trong suốt quá trình này, Lưu Thiếu Kỳ đặt ra cụm từ nổi tiếng, "Mua tốt hơn tự sản xuất, và cho thuê tốt hơn so với đi mua". Điều này đã mở ra một biên giới mới trong kinh tế Trung Quốc và đối lập với lý thuyết "tự cung tự cấp" của Mao Trạch Đông.
Những chính sách kinh tế thành công của Lưu Thiếu Kỳ đã thu hút sự ủng hộ từ bên trong Đảng. Cùng với Đặng Tiểu Bình, Kỳ dường như muốn trục xuất Mao Trạch Đông ra khỏi bộ máy quyền lực nhưng vẫn giữ ông ta trong vai trò biểu tượng quốc gia. Đáp lại, Mao Trạch Đông đã khởi xướng Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa vào năm 1962 để lấy lại nền tảng chính trị của mình. Mục tiêu chính của phong trào là khôi phục lòng nhiệt thành cách mạng của các đảng viên và quần chúng. Đáng chú ý hơn, phong trào này còn tập trung vào cải cách hệ thống giáo dục tiểu học và trung học. Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của nó là sự kết hợp của đơn vị hành chính xã và lao động nhà máy vào giáo dục. Phong trào đã đạt được kết quả là đưa chủ nghĩa Mao vào giới trẻ Trung Quốc.
Năm 1963, Mao Trạch Đông bắt đầu công kích Lưu Thiếu Kỳ công khai hơn. Ông ta tuyên bố rằng đấu tranh giai cấp vẫn đang được tiến hành và phải được học hỏi và áp dụng "ngày một, tháng một, và năm một", và bóng gió rằng các thành phần cố hữu của giai cấp tư sản (ám chỉ Lưu Thiếu Kỳ) vẫn còn tồn tại mặc dù cách mạng đã thành công. Năm 1964, Phong trào Giáo dục Xã hội Chủ nghĩa tiến triển trở thành Phong trào Bốn-dọn-dẹp, một phong trào chính trị - xã hội rộng lớn hơn nhằm mục đích "làm sạch chính trị, kinh tế, tư tưởng, và tổ chức của bọn phản động". Mao Trạch Đông xem chiến dịch này là nhắm vào các thành phần trung lưu vừa được thiết lập nhưng đã trở nên xa rời quần chúng, trong khi Lưu Thiếu Kỳ lại muốn một cách tiếp cập từ dưới lên để loại bỏ những tội phạm nhỏ, tầng lớp địa chủ và thành phần phản động. Sự bất đồng trong quan điểm về bản chất của phong trào đã tạo ra xung đột giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011
Xung đột giữa Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông (Wikipedia)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Mời các bạn tham khảo 2 tài liệu :
http://www.viet-studies.info/kinhte/MaoTrachDong_NganNamCongToi.htm
http://vietmessenger.com/books/?title=bacsiriengcuamao&page=1
Đăng nhận xét