Tiêu chí đào tạo "sĩ quan, kĩ sư, đảng viên" là hiển nhiên cho mọi học viên ĐHKTQS (này là HVKTQS) nhưng quân hàm gắn cầu vai các kĩ sư là chuyện khác.
Ngày khóa 1 tốt nghiệp năm 1971, đa số chỉ đeo quân hàm chuẩn úy (anh Thanh Tường k1 nhớ lại trong nuối họp ban tổ chức kỉ niệm 45 năm HV trưa này). Có 1 vài anh thiếu úy vì học quá giỏi: Lê Anh Dũng (sau này là Tổng giám đốc AIC), Chương "bột", Hoàng Quốc Lập... còn như thầy Dương Thịnh Lợi ở lại dạy Lý thuyết mạch cũng chỉ chuẩn úy.
Khóa 2 cũng vậy - chuẩn úy. Từ khóa 3 đến khóa 5 thì áp dụng trao quân hàm thiếu úy; ai chưa đảng viên thì chuẩn úy.
Khóa 6 có đột biến: 1 số học giỏi được trung úy. Nhưng khóa 7, 8 lại "vũ như cẫn" - thiếu úy. Khóa 12 đến 16 như đ/c Thành k20 nhớ thì hình như được phong trung úy đồng loạt nhưng đến 1986 lại "về mo".
Có cái cầu vai mà thay đổi liên tịch. Nhắc lại để anh em cùng nhớ và góp ý xem có đúng vậy???
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- MỘT ĐỜI NHỚ NHAU (Trần Phong k5)
- NHỚ DUY ĐẢO
- Thăm tư gia của Nhất Trung
- SINH VIÊN QUÂN SỰ CÙNG NHỮNG CHUYẾN TẦU (KQ)
- Nghề xin ăn không chỉ có ở VN (ST: Trần Đình Ngân)
- Lần đầu công bố: Những phút cuối cùng của Lưu Thế Dũng (Tư liệu gia đình)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
Thứ Ba, 29 tháng 3, 2011
Chuyện HV: Quân hàm khi ra trường
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Đúng đấy , thời buổi chế độ quân hàm "tùy hứng" là thế đấy "mười năm một cấp không phải là chậm , một năm một cấp không phải là nhanh" . Nhiều cảnh "dở khóc , dở cười , dở mếu " ở Học viện mình , thằng học cùng với mình nhưng "lên khóa" ra sau 1 năm thì đã thiếu úy rồi , trong khi đó mình "vưỡn" thiếu úy ,may ra phải hai năm nữa thì mới hết đời " anh đứng trông sao em buồn" hì hì
không riêng gì HV mà lúc ấy ỏ đâu cũng vậy.Đã là sỷ quan phải là Đảng viên,phải nói là thòi đó SQ chất lượng cao.Nếu chưa qua truòng thì cung phài thục tế ở chiến trường(,số đông là như vậy)Bây giò về vườn rồi ngẫm lại củng không đến nỗi" xòt xa ân hận vì những năm tháng sống hoài sống phí..."Sau chiến tranh có bạn ở laiquân ngũ hoặc ra ngoài dân sụ ,cũng đều cố gắng vươn lên làm kinh tế trừ lương hưu cũng dành dụm đôi chút để "thoát nghèo"
Ngày nay thì đa số 2/, thậm chí 3/. Các cháu học ít nhất là 6 năm mà (cả 1 năm ở "Luộc quân" nữa).
Năm nay khóa 41 (2005-2011) tốt nghiệp!
May quá, mình chả dính dáng gì đến bọn bộ đội, nên chả biết chuyện dở khóc dở cười của bọn quân đội nó ra làm sao, và cũng không biết một thời "sống hoài sống phí " là như thế nào, sướng hết chỗ nói.
Lần mặc đủ quân phục và quân hàm quân hiệu đến khu 12A Lý Nam Đế chơi với bọn Võ Minh Đạo. Trọng Trung (QY). Vừa rời khỏi cổng 12A liên bị Kiểm soát quàn nhân đi ba-tui quanh Thành, chặn lại,đòi xem giấy tờ. Hóa ra sĩ quan xịn. ("Trông đ/c trẻ quá nên sợ...!).
Chuyện sau tháng 10/1975, khi bọn k5 ở QY chưa tốt nghiệp.
Đăng nhận xét