TỰ BẠCH
“Báo liếp Bạn Trỗi” thời gian gần đây
đăng khá nhiều bài viết thuộc các thể loại khác nhau, về các vấn đề khác nhau
và cũng chứa đựng những nỗi niềm khác nhau của người viết hay người sưu tầm.
Cũng đúng thôi, cuộc sống bộc lộ quá
nhiều vấn đề thuận – nghịch, xuôi – ngược, hay – dở, cao quý – lố bịch, khiêm
nhường – trơ trẽn…mà cái tiêu chuẩn cần phải có để người ta dựa vào đó lấy được
niềm tin thì đã lùi xa rồi!
Còn học sinh của trường Nguyễn Văn Trỗi năm xưa được giáo dục, đào tạo, rèn luyện theo một nền tảng đạo đức căn bản là: Sống thẳng thắn – Nói thẳng thắn, không khoan nhượng với cái dối trá nhưng độ lượng chân thành với người nhận ra cái sai để sửa! Thế nên, thơ ca, truyện ngắn, bút ký, tản văn được đăng trên Báo liếp cũng đa phần nêu nhiều về các vấn đề diễn ra ngày hôm nay để cùng nhau chia sẻ tâm sự.
Còn học sinh của trường Nguyễn Văn Trỗi năm xưa được giáo dục, đào tạo, rèn luyện theo một nền tảng đạo đức căn bản là: Sống thẳng thắn – Nói thẳng thắn, không khoan nhượng với cái dối trá nhưng độ lượng chân thành với người nhận ra cái sai để sửa! Thế nên, thơ ca, truyện ngắn, bút ký, tản văn được đăng trên Báo liếp cũng đa phần nêu nhiều về các vấn đề diễn ra ngày hôm nay để cùng nhau chia sẻ tâm sự.
Tôi không học trường Trỗi, nhưng một
gia đình có 4 học viên của trường thì cũng đủ sức “chuyển nếp sống của trường
Trỗi về nhà mình” rồi! Có một đoạn tản văn tôi viết về hai anh Phúc Chiến và
Phan Nam ,
hai trong số rất nhiều anh hay qua lại gia đình tôi là bạn thân của anh Kiến
Quốc .
Xuân
Quý Tỵ
Thanh
Trần
HỌC
VÕ Ở VĨNH YÊN
Ký ức vẫn hiện ra rất rõ về chuyện
tôi “luyện võ” vào mùa hè năm 1974 ở Vĩnh Yên. Vẫn một túi du lịch nhỏ hai quai
xách tay, cho hai bộ quần áo lót, một bộ quần áo mặc ngoài với khăn mặt bàn
chải đánh răng cá nhân, tôi ra ga, đi thẳng vào cửa của nhân viên đường sắt để
ra sân ga. Tôi không có thói quen mua vé đi tầu! Tìm đến tầu đi Yên Bái, tôi
đứng chờ lúc tầu chuyển bánh là nhẩy lên, chỉ sau hai tiếng là tầu đến ga Vĩnh
Yên, đi men theo con đường đất đỏ dẫn đến trường Đại học Quân sự là đến nơi.
Anh Phan Nam
lo cho tôi ở nhà một tay thợ cắt tóc tên là Bình, trong những ngày nghỉ hè học
Võ. Cả ngày, anh Phan Nam lúc này là Học viên nên phải lên lớp học tập hay thực
hành, còn anh Phúc Chiến là giảng viên cũng phải lên lớp dạy sinh viên hay
hướng dẫn trợ giảng, chỉ tối đến các anh mới có thời gian dành cho tôi. Nếu ai
rơi vào hoàn cảnh như tôi lúc đó thì mới thấy cái học cũng lắm cách! Đó là hai
Thầy Võ dạy một học trò trong cùng một giai đoạn.
Ngày hè ở đất vùng trung du là cái
nóng oi bức đổ lửa. Nắng gắt lóa mắt phủ các quả đồi đất đỏ sỏi cuội. Ai có
việc mới đi ra ngoài, mà đi thì vội vã như muốn chạy trốn không để cái nắng đốt
da đốt thịt níu lại. Trẻ mục đồng cũng tìm đến các cây to tán rộng mà buộc trâu
bò vào rồi nặn đất thó chơi. Thế là ban ngày tôi chẳng đi đâu, cứ ở trong nhà
anh thợ cắt tóc mà ngồi hóng chuyện khi có khách, hay trò chuyện với chủ nhà.
Được cái là trai Hà Nội nên đi đâu cũng có giá lắm! Tôi hay kể cho họ nghe về
Bờ Hồ có hiệu kem Hồng Vân – Long Vân nổi tiếng, hay ngồi ở Thủy Tạ mà ngắm
nhìn thiếu nữ xinh xắn, chờ đón những chuyến tầu điện leng keng chạy về từ các
cửa ô; Bách Thảo là vườn cổ ở sau Lăng Bác, vào buổi tối thì âm u vắng vẻ
…không hiểu sao mọi người ở tỉnh lẻ lại rất thích nghe chuyện tản mạn, vặt vãnh
trong sinh hoạt của thủ đô!
Mấy quán nước chè thì bày chuối, lạc,
dứa, mít, trứng luộc cho khách qua đường ngồi nghỉ. Bây giờ tìm lại chẳng còn
thấy được các miếng dứa gọt vàng tươi để trong coóng thủy tinh tròn, hay nải
chuối tiêu lốm đốm, từng quả bóc ra rồi chấm vào đĩa lạc rang bóc sạch lớp hồng
y. Chè xanh thì rót ra dăm bảy cốc để thành hàng trên bàn cho nguội. Thuốc lá
thì thuốc sợi cuốn tay rẻ nhất, rồi thuốc Đồ Sơn, Trường Sơn, Tam Thanh, Xương
Giang đến Sông Cầu là ngon rồi, chứ không có thuốc Điện Biên hay Thủ đô đâu!
Lúc không có việc gì tôi lại ra ngồi ở mấy quán nước chè ven đường, các bà cụ
ngồi bán nước khi không có khách là vui chuyện kể rất nhiều những ký ức thủa xa
xưa hay những nhân vật đâu đâu với vẻ mặt và giọng nói rất có “duyên”, tôi nghĩ
họ là một kho tàng vô tận của những mảnh dân gian gom lại.
Thế là Thầy Nam và Thầy Chiến mỗi người dậy tôi
một buổi tối. Cũng cần nói rằng, mỗi anh được học theo một trường phái và vận
dụng lại hoàn toàn khác nhau khi dậy. Tôi vẫn có tính muốn hiểu rõ người dậy
mình, nhất là thời kỳ thụ giáo sư phụ của họ, để mình hình dung được người đã
truyền dậy. Anh Phan Nam
kể lại. Ở những năm 1960, anh được gửi vào ở và học tại trường học sinh miền Nam ở
Hải Phòng. Đó là trường nội trú, học sinh ăn, ở, sinh hoạt theo một chương
trình của nhà trường trong thời kỳ chiến tranh. Học sinh xa nhà ở tập thể, lại
vào tuổi niên thiếu nên hầu hết đều rất nghịch ngợm. Trong trường thì đánh nhau
phân chia cao thấp “cá lớn nuốt cá bé”, ngoài đường thì kéo hội hè đánh nhau
với thanh thiếu niên địa phương, đói quá không có tiền thì ăn cắp, ăn trộm, bắt
gà, nhổ khoai sắn…Lúc nhập học, anh Nam là cậu thiếu niên nhỏ con, vừa chân ướt
chân ráo vào lớp đã bị nhìn với những ánh mắt dò xét kiểu “ma cũ bắt nạt ma
mới”. Rồi bắt đầu những trận đánh nhau phân chia! Đây là chuyện của những học
sinh ngỗ ngịch dành cho học sinh mới đến. Anh Nam không thể nào đánh hết được
những “đầu bò đầu biếu” này. Đau khổ, tủi thân, uất ức, những lúc bị đánh xong
máu mũi rỉ ra, anh đã chấm vào tay viết lên tường “Phải trả thù”. Anh vào thành
phố Hải Phòng tìm đến một sư phụ người Hoa xin học. Tôi không biết tên ông ta
là gì, nhưng anh Nam kể là ông có đến 8 anh con trai, anh nào cũng cao to khỏe
mạnh, trắng trẻo và bố bắt phải học võ, học sinh là người Hoa rất nhiều. Hồi đó
ở Hải Phòng – Thành phố Cảng, lực lượng bốc xếp rất đông, mà người Hoa thì lại
khỏe mạnh, thường là tổ trưởng hay nhóm trưởng, họ làm việc cần cù có trách
nhiệm nên được trọng dụng hơn, còn cánh bốc xếp người Việt thì hay phá hàng,
cẩu thả.
Anh Phan Nam được Thầy nhận dậy. Nhưng học
thì phải có tiền, không có tiền thì phải có quà! Thế là anh tìm cách “kiếm
tiền” để học võ. Học sinh người nhỏ thó, không ai nhận cho làm việc, cách duy
nhất kiếm tiền lại là … “nhặt nhạnh” những đồ bán được. Ông Thầy dậy không hoa
mỹ hình thức, lối dậy là cho học trò luyện những đường quyền căn bản, nối lại
với nhau để đánh một cách thực dụng, lấy phương châm “tốc chiến tốc thắng” là
mục đích. Đã vào là tung ra một chuỗi đòn, chỉ khi nào đối phương gục ngã mới
dừng lại. Năm đường quyền căn bản được phối hợp với bộ pháp là gối và đá, hòa
vào thân pháp để tăng lực cho quyền cũng rất hay. Anh Nam kể: Cũng nhờ có quyết
tâm học và cũng hay “biếu quà”, anh Nam được Thầy dậy khá nhanh và tiến bộ
trông thấy, rồi tất nhiên phải về trường mà “vận dụng” vào đám học sinh “đầu
gấu” để tự mình tìm được chỗ đứng trong môi trường ăn hiếp đó. Anh lần lượt
“đòi nợ” từng nhân vật, rồi sổ nợ cũng vơi dần đi, chỉ còn lại một vài nhân vật
“xương lõi” quá phải để lại, chờ thời gian để mình lớn hơn nữa!
(Còn tiếp)
9 nhận xét:
Đêm qua gọi cho BBT khg được nên đi ngủ. Sáng nay đang đọc bài của Trung. Thằng em sống có trước có sau, đầy tình nghĩa, đáng khâm phục.
Phan Nam
NHớ Vĩnh Yên (thị xã vĩnh viễn yên tĩnh) và 2 thằng bạn già quá!!!
Càng ngày tôi càng nhận ra những bài viết của tác giả Thanh Trần mặn mà hơn khi kể về kỷ niệm. Mềm mại, tình cảm và lay động trái tim người đọc hơn khi gắn với kỷ niệm về những con người cụ thể như thế.
qua khu la cai vo gia vi no khong co phien ban ,tuy nhien chi co nhung con nguoi dong dieu thi moi cung coi no la tai san vo gia , roi cung nhau thuong thuc .
Tac gia
Cuộc đời dài thế, có được người động điệu là may mắn, nó trở thành tài sản vô giá là đúng lắm, tác giả ạ !
Cảm ơn thư kí Quân 'con', đệ tử của thầy, đã 'chấp máy' (chuyển từ bài viết tay) cho BT5.
BT5
Thằng Bình trong bài là con bà Bệt bán nước đầu thị xã Vĩnh Yên (bà cụt chân do vấp phải mìn khi vào đồn Nhật 1945, nghe bà kể vậy) - cơ sở CM của lính QS. Bình đi bộ đội về làm nghề cắt tóc, rồi lục lâm thảo khấu. Nghe chị Thiện (bà chị VNAH thời kì đổi mới) kể: nó chết vì nghiện, con cái cũng tan cả.
Còn 'anh chị Trù' là thằng đàn em cũng hành nghề cắt tóc ở Dốc Láp. Dân giang hồ, chuyên 2 ngón trên tầu ngược HN - Lao Kai, nhưng biết sống có trên có dưới, lại ham học võ của anh Phan Nam (may mà nó không có chị!). Một lần sau buổi tập, nó hỏi:
- Thưa thầy, tình huồng đối phương 2 tay 2 kéo (đúng nghề cắt tóc) xông vào thì làm sao?
- Chạy! 36 chước thì chước chuồn là hơn!
Một chiều thứ bảy cùng Phan Nam và anh Ngân ra chợ Lõm VY. Mua cá, rau về nấu nồi riêu. Thiếu mấy quả trứng cho bữa trưa mai. Thê 1là Nam dẫn ra mẹt trứng:
- Bu đấy à? Con Nam đây. Cho con mua chục trứng nhé!
- Chọn đi! - Bu nói.
- Mà con hết tiến rồi.
- Sau cũng được.
Vừa nghe bu nói, thấy hắn lấy 2 tay ôm lấy mặt bu rồi hôn đến chụt lên má. Xong, thản nhiên chào bu rối đi. Phục quá!
Bài viết “Học võ ở Vĩnh Yên” được chia làm bốn phần, mạch kể giầu cảm xúc theo lối tự truyện, câu chữ chân phương, không hư cấu vòng vèo, tình tiết chân thực, hấp dẫn, không ồn ào phô trương, không gian thời gian rõ ràng, tác giả Thanh Trần dẫn dắt người đọc ngược dòng thời gian quay về quá khứ trước đây bốn mươi năm.
Độc giả đã từng sống qua thời đó, chắc không khỏi bồi hồi nhớ lại kỷ niệm êm đềm xưa rất xa. Mùa hè năm 1974 là mùa thứ hai Miền Bắc không còn bị Mỹ ném bom, thầy cô và học sinh Hà Nội thoát được nơi sơ tán, về lại thủ đô tiếp tục công việc dạy và học. Phượng đỏ, ve kêu kéo hè về, bế giảng về nhà, học sinh háo hức với những dự định ấp ủ làm những gì trong ba tháng tới. Nào là được đá bóng ngày hai buổi sáng - chiều, nào là được đánh bóng bàn - đọc truyện cả ngày, nào là vác súng hơi ra ngoại thành bắn chim, nào là tối đến đuợc xem “Trên từng cây số” mà không bị giục về họcbài, nào là sẽ được xem tường thuật trên đài truyền thanh “Cúp bóng dá thế giới “ diễn ra tại Munich-Tây Đức, khi các chú Đại bàng trắng Ba Lan đang tung hoành ngang dọc là niềm tự hào của cả “phe ta”, nào là sáng sớm có thể đi xếp hàng mua được dầu, đong được gạo cho cha mẹ, hoặc may mắn thì đi chơi Đồ Sơn một chuyến, mang về nhà những con cua biển béo ngậy và còn bao dự định khác nữa.
Ở một phố lớn gần ga Hàng Cỏ, dịp hè năm ấy có chàng tai trẻ. học trò tuổi độ trăng tròn, vừa hết lớp tám đã bỏ lại sau lưng tất cả những cám dỗ dong chơi của một kỳ nghỉ, dám một mình xách túi, ra ga, không mua vé, lên tầu đi Vĩnh Yên - miền quê nghèo, đất trung du cọ xoè không che hết nắng, nơi chàng có anh trai đang dạy tại trường Đại học quân sự, chàng tá túc nhà dân để đến với đam mê của mình – võ. Những người dân, thật thà, hiên lành, tốt bụng ở miền quê nghèo ấy hễ cứ được nghe chuyện kể về Hà Nội dù vặt vãnh cũng háo hức và thích thú. Dường như họ cũng phần nào tiếp sức cho chàng dung dưỡng đam mê. Nếu Trần đăng Khoa là người Hà Nội chắc hẳn không thể làm được những vần thơ:
Hà Nội có tầu điện
Đi về cú leng keng
Người xuống và người lên
Người nào trông cũng đẹp…
Rồi chàng được hai thầy dạy võ cho cùng lúc. Chỉ có con cái của các bậc đế vương thời phong kiến xưa mới có diễm phúc ấy. Tư thế của chàng đến với võ vì vậy như một ông hoàng. Nhờ năng khiếu bẩm sinh, ngộ tính cao và tận tâm cyủa hai thầy mà chàng có cơ hội sớm hình thành trong mình không chỉ võ mà còn là võ học- so sánh, phân tích đánh giá, ưu khuyết, đúng sai..
Bài hát nhạc vàng bị cấm một thời “Nỗi buồn hoa phượng” vang lên cũng là lúc chàng phải chia tay hai thầy xuôi về thủ đô.
Đến với võ thuật hình như là một cái duyên định sẵn với chàng, nhưng cái duyên thường đi liền cái nợ, một cái nợ không trả bằng tiền bởi lẽ :
Kể từ sau năm 1954 các tác phẩm về võ ở miền bắc không nhiều, thể loại tự chuyện lại càng ít. Có thể liệt kê: “người không mang họ” , tiểu thuyết nhiều hư cấu và viết về người đã bị sử bắn, “Những kỉ niệm không quên” tự chuyện của Phùng Thế Tài-người vệ sĩ đầu tiên của Bác Hồ, chỉ phần đầu nói về việc học võ là hay, phần sau ”hay” theo kiểu đi theo cách mạng. “Dòng sông phẳng lặng” của Tô Nhuận Vỹ , chủ yếu viết về đăc công, đăc tình. Gần đây truyền hình nước nhà dựng phim nhiều tập “đường đời” quảng cáo dùm ông Khai. Hai tuyến nhân vật ông Hải luôn tốt, ông Khang luôn xấu một cách phi lý.
Nhiều người đang mong có được một cuốn sách viết về võ thực là võ. Có nhiều người biết võ nhưng không viết được, những người viết được nhưng không biết võ, có người biết võ, viết được nhưng không dám viết, vì vậy e rằng tác giả Thanh Trần sẽ phải một mình làm công việc đó thôi. Đó cũng là cách mà tác giả Thanh Trần trả nợ cho cái duyên của mình.
Ca khúc “Cát Bụi” của Trịnh Công Sơn rất hay, đậm triết lý sống. Vâng, nơi trần thế chúng ta ai cũng chỉ như hạt bụi, nhưng hãy gắng làm hạt bụi sạch và lấp lánh dưới ánh mặt trời như tác giả Thanh Trần, thử hỏi thế gian còn được mấy ai như tác giả Thanh Trần!
5.2013
Hoàng Mạc
Đăng nhận xét