Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Nghĩa cử (Quốc Việt)

Hứa với anh em sẽ gửi tiền cho cháu bé dũng cảm này; nay đã thực hiện. Đồng chí trưởng phòng của Công an Nghệ An đã trao số tiền đó cho cháu Được. Chủ tịch nước cũng có thư khen cháu.
Thư khen của Chủ tịch nước.

Cháu Được nhận được quà của các bác Trỗi con.

Dân ta giàu phết (KQ)

Hôm rồi có chuyến du hí La Gi (Lazi), Hàm Tân, Bình Thuận. Ngồi trên xe ngó qua cửa thấy nhiều xe chạy qua, các em, các cháu ngồi trong đang sử dụng máy tính bảng (iPad) chơi trò chơi điện tử hay đọc báo, đọc tin.
Ở đoàn tôi cũng vậy, các cháu nhỏ của mấy gia đình đều được trang bị iPad. Ra biển mà cứ hí hoáy suốt. Có cặp vợ chồng HT và N còn chơi mỗi người 1 máy riêng. (Của ai nấy xài).
Giờ cuộc sống của dân ta cũng nâng cấp đấy chứ?

Cùng hát với nhau: Khi chàng trai yêu người con gái (ST: HP)

Mời cùng hát!

Tài tình màn ảo thuật bằng iPad (ST: Đạt)

Mời xem!

NỖI ĐAU CỦA THẦY, CÔ: NỬA THÁNG TIỄN HAI HỌC TRÒ VỀ CÕI VĨNH HẰNG!

Tang lễ bạn Thạch.
Cách đây gần một tháng, ngày 12-7-1013, Trần Kiến Quốc đột ngột thông báo Huỳnh Hồng mất rồi! Di hài quàn tại nhà. Khoảng 10 giờ, anh em khoá 6 sẽ tới viếng. Tôi vội vã chuẩn bị để dăm phút nữa đi cùng Kiến Quốc. Hai thày trò có mặt sớm cả tiếng đồng hồ nhưng trong khuôn viên của gia đình Huỳnh Hồng đã khá đông khách, phần lớn là học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi, không chỉ các em khoá 6 mà còn nhiều khoá khác. Đúng là cảnh “ sinh ly tử biệt”, học sinh Trỗi náo hoạt là thế mà hôm nay không khí thật nặng nề!
Thầy Trọng đi cùng anh Ba Hưng và đoàn Học viện KTQS.
Những ngày ở trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi, tôi dậy khoá 6 không nhiều, nhưng ấn tượng về Huỳnh Hồng lại khá đậm, có lẽ do Hồng có dáng lực sĩ từ khi ấy, cũng có thể do đôi mắt rất riêng của Hồng. Sau gần 30 năm mới gặp lại, Hồng bắt tay tôi và hỏi “Thày có nhận ra em không?”, tôi nói ngay “Huỳnh Hồng phải không?”. Em cười vui vẻ: “Chính là em!”.
Kể từ năm 1991, các học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tập hợp lại, vài năm một lần hội toàn trường còn các khoá thường năm duy trì sinh hoạt; bạn bè, thày cô sum họp. Huỳnh Hồng là một trong số “thủ lĩnh” nhiệt thành và trách nhiệm, góp phần không nhỏ tạo nên sự đầm ấm của gia đình TSQ Nguyễn Văn Trỗi TCCT.
Nhớ bạn, nhớ em.
Vậy mà thày cô và bạn bè phải vĩnh biệt em!
Nỗi buồn mất Huỳnh Hồng chưa nguôi thì hôm nay, ngày 30 tháng 7…



Cô Thục và đoàn trường Trỗi.

Thạch ơi, đi trước nhé!
Đoàn đông nhất.



7 giờ 30 phút, tôi đi bộ về, mở điện thoại, thấy ngay dòng tin nhắn của Trần Kiến Quốc: “Sáng nay 8h30 em đến đón thày đi viếng Đỗ Quang Thạch K8, Giám đốc TT Đo lường 2 BQP, tại NTL Viện 175, 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp”. Hai thày trò đến Nhà tang lễ phía Nam của Bộ Quốc phòng thì nhiều đoàn đã tới. Em Hồ Bá Đạt và Ban liên lạc Khoá 8 tập hợp anh em trong nhà chờ. Cô Phạm Thị Thục tuy yếu đau, chân run lẩy bẩy, vẫn cố gắng tới, khiến các em rất xúc động.
Gửi lại vài dòng chia tay bạn.
Với gia đình em Thạch, tôi có một kỷ niệm không thể nào quên với cụ Hoàng Cầm – Phụ thân của em. Đó là năm 1988, báo QĐND chuẩn bị ra Đặc san kỷ niệm 35 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ban Đại diện phía Nam Tổ chức một cuộc họp mặt các vị chỉ huy nổi tiếng thời chống Pháp như Thượng tướng Trần Văn Trà (Tư Chi), Thượng tướng Đàm Quang Trung, Thượng tướng Hoàng Cầm (Năm Thạch), Thượng tướng Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà), Thượng tướng Vũ Lăng, Đại tá Lê Kích v.v… Sau đó tôi có gặp riêng cụ Hoàng Cầm lấy tài liệu lúc cụ chỉ huy trung đoàn tham gia chiến dịch Điện Biên. Khi biết tôi là giáo viên trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi thì cụ tỏ ra thân tình và dốc bầu tâm sự, nhờ đó tôi có được nhiều tư liệu “Vàng” để đưa vào tác phẩm báo chí. Cũng nhờ buổi gặp gỡ mang tính gia đình này mà tôi biết nguồn gốc biệt danh “Năm Thạch” khi vị tướng trận mạc này nhận trọng trách “Đi B”.
Thày Nguyễn Phong có bài thơ khóc học trò mộc mạc mà xúc động, câu mở đầu là: “Đại tá thày đưa Đại tá trò/ Về nơi yên giấc ngủ ngàn thu” – Đây thật là một nghịch cảnh đau lòng. Tôi buồn rầu than với cô Thục: “Một tháng hai lần tiễn trò, thật quá buồn! Tụi nó chen nhau chạy thước thày cô, là sao?!”./.
Thày giáo Phạm Đình Trọng

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

60 năm Trường Thiếu nhi Việt Nam: Hai nhân vật nổi tiếng (Kháng Chiến)

Nhân kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Thiếu nhi Việt Nam tại Quế Lâm (25-8-1953 - 25-8-2013),  xin trình làng BT5  2 nhân vật đáng tự hào của khối chót. Đáng tự hào vì 2 con người này làm được nhiều việc có ích cho đời, được bạn bè quý mến.

1- Tiến sỹ Hoàng Vĩnh Giang,  con trai nhà trí thức Hòang Minh Giám (nguyên Bộ truởng Bộ Ngọai giao, Bộ Văn hóa  trong Chính phủ của Cụ Hồ).
Hoàng Vĩnh Giang (trái) cùng tác giả.
Giang sinh 1946, nhập học lớp 1  năm 1955. Sau khi tốt nghiệp cấp III vào hè 1965 được gọi vào Đội tuyển Điền kinh Quốc gia, là vận động viên giữ kỷ lục quốc gia về nhảy cao. Giang chỉ cao1m69, nhưng nhảy cao qua mức xà 2m. Năm 1968 được cử sang Liên xô học Đại học TDTT Kiep. Năm 1982 bảo vệ  học vị Phó tiến sỹ khoa học TDTT tại Đai học TDTT Kiep (nay gọi là tiến sỹ). Nguyên giám đốc Sở TDTT Hà Nội, Anh hùng lao động thời kỳ Đổi mới. Hiện là  Phó chủ tịch Olimpic Châu Á, Tổng thư ký, Phó chủ tịch Olimpic Việt Nam và Phó chủ tịch Hội Việt-Trung hữu nghị.  
Giang có nhiều đóng góp cho nền TDTT nước nhà. Tuy nghỉ hưu nhưng còn giữ nhiều cương vị quan trọng. Ngành TDTT nước nhà còn cần đến cái đầu có tư duy chiến lược  phát triển TDTT, uy tín cá nhân  trong quan hệ quốc tế của Hòang Vĩnh Giang.
Giang thạo tiếng Nga (tán gái khéo ra phết!), Anh, Trung.

Không ai nợ cả (ST: Đạt)

 (iTin) - Tháng 8. Mưa. Ở một thị trấn nhỏ đìu hiu bên bờ Biển Đen.

http://farm3.staticflickr.com/2808/9224992801_54ba679f37.jpg

Đó là một giai đoạn khó khăn, ai cũng nợ nần và phải mua vay bán nợ.

TQ đánh cắp thông tin tình báo Australia? (ST: QcV)

Ngoại trưởng Australia Bob Carr hôm nay kiên trì cho rằng mối quan hệ với Trung Quốc không nên bị tổn hại vì báo cáo rằng các tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp các kế hoạch chi tiết tối mật trong trụ sở tình báo của Australia.

TIN BÀI LIÊN QUAN
Hãng tin ABC cho biết các tài liệu này đã bị đánh cắp trong vụ tấn công trên mạng máy tính, trong đó có nhằm vào các bố trí dây cáp cho các hệ thống an ninh và liên lạc trong tòa nhà khổng lồ, sơ đồ các tầng, và các vị trí đặt máy chủ.
"Chắc chắn đó không ngầm ám chỉ về mối quan hệ đối tác chiến lược" - ông Carr nói và không xác định hay phủ nhận rằng Trung Quốc đứng đằng sau vụ tấn công. Nhưng ông Carr nói thêm: "Chúng tôi có vô số lĩnh vực hợp tác với Trung Quốc".

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2013

Ảnh chụp mộ Nguyễn Văn Hòa và Hoàng Châu Linh

Ảnh do Hoàng Châu Long mới đi Quế Lâm về cung cấp:
Cạnh hố đã đào, bên tay phải là mộ Hòa.

Nhìn ra xa thấy 2 quả núi.

Khoảng trống là mộ Hòa và mộ Linh.

Việt Triều k7 báo tin: Đã chắp nối với gia đình Nguyễn Văn Hòa (KQ)

Sáng 10g, có điện thoại Việt Triều: "Em lên BT5 đọc được bài về tìm mộ Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh, thấy chưa tìm được gia đình Hòa thì... xin báo ông anh, em vẫn giữ liên lạc với gia đình. Gia đình mong đón Hòa về". Rồi Triều xin điện thoại Hoàng Châu Long, em Linh, và hứa liên lạc sớm.
Vừa điện thoại cho Long thì biết anh Triều vừa gọi đến. Vậy là khả năng đón Hòa, Linh về đã gần. Xin chúc việc làm này hoàn thành để bạn sớm về với gia đình!
---
Chiều nay, 29/7, em Nguyễn Văn Hòa hẹn gặp Hoàng Châu Long. Quá vui.
---
Khoảng 3g chiều, Việt Triều gặp em Mai (em gái Nguyễn Văn Hòa) và nối máy cho tôi. Thông tin ghi nhận từ Mai như sau:
Chú Tụng ba Hòa là ngừơi Huế. Má Hòa dân Quảng Ngãi. Cô chú sinh Hòa ở miền Nam, đến năm 1954 thì tập kết ra Bắc. Chú công tác ở Cục TTLL, BTTM và năm 1965 đi B. Chú mất năm 2006; hiện cô sống với con gái (em Hòa) ở Nha Trang.
Hòa và em gái kế đi sơ tán theo cơ quan của bố, cùng Hà (con chú Hoàng Niệm) và Bình Tổng k7; còn em Mai theo mẹ. Năm 1967 cô đang học ở Hà Bắc thì nhận được tin Hòa mất. Năm 1969 nhà mới chuyển về HN.
Gia đình đang lên kế hoạch cùng Hoàng Châu Long đón Hòa và Linh về.
Điện thoại Mai: 0912547544.

Văn Hùng k7 đăng đàn

"Dinh tê" từ HN vào SG đã mấy tháng nay nhưng bận rộn xếp đặt việc nhà, nay mới xuất hiện. Ảnh Hùng cùng Tuấn Sơn, các danh thủ của Đội bóng CAHN những năm của thập kỉ 70 thế kỉ trước, đến dự khán trận CCTQĐ đá với Sparta Saigon và Lão tướng Malaysia chiều 27/7 trên sân QK7.
Trái qua: Hùng Ivan (QK Hữu ngạn), tiền đạo Học, thủ môn Duy Lễ (CAHN), trung vệ Thành Voi (PKKQ, Thể Công),
tiền đạo Trần Tuấn Sơn (CAHN), Vân QK3, trung vệ Nguyễn Văn Hùng (CAHN), Ngọc Bội, thủ môn Cung (Thể Công).
Thứ năm tới, 1/8/2013, các bạn sẽ tham dự trận thi đấu với Lão tướng CA Bảo Lộc.
Xin chào ông bạn vàng!

Cùng nghe những giai điệu do Clayderman chơi trên piano

Mời cùng thưởng thức!

Chiều nghĩa trang (Quang Việt)

Hôm 26/7 mình đi viếng mộ bố ở NTLS Nhổn, gặp cụ già đi viếng con trai. Nói chuyện với cụ và về viết nên những dòng này:

Chiều nghĩa trang
Mẹ già tóc bạc phơ,
Lưng còng
Tay chống gậy,
Những bước chân lẩy bẩy,
Đi giữa hai hàng mộ nghĩa trang.
Mẹ đi thăm mộ con,
Đứa con trai cưng của mẹ.
Mẹ thương nó
Mố côi bố từ tấm bé,
Lớn lên nào đã biết mặt cha.
Ngày ông ấy đi xa,
Cu cậu vẫn còn ẵm ngửa.
Mẹ nuốt nước mắt vào lòng, tần tảo nuôi con.
Đến ngày lớn khôn,
Nó nằng nặc đòi đi bộ đội.
Mẹ nhớ như in những lời nó nói:
“ Con phải đi trả thù cho cha”.
Dù trong bụng xót xa,
Nhưng làm sao ngăn
Chí trai của nó!
Bây giờ cu cậu đang nằm đó,
Dưới nấm mồ
Lặng im….
Xung quanh là đồng đội kề bên,
Vẫn hàng lối chỉnh nghiêm,
Thẳng dọc, bằng ngang,
Như duyệt binh thưở trước.
Vì dân, vì nước,
Chúng đã dâng cả tuổi thanh xuân.

Mẹ già lưng còng,
Tóc bạc bay theo gió,
Tay run run
Cắm những bông hoa vào lọ.
Và thắp những nén nhang.

Nước mắt lăn dài
Trên gò má
Đầy những nếp nhăn .
Thầm thì mẹ khấn:
” Con yêu ơi”,
“Đợi thêm một  chút,”
“Rồi mẹ con mình lại gặp”,
“Mẹ lại ru con như tự thưở nào”.
“Ngủ yên nhé con trai thân yêu”

Bóng mẹ liêu siêu trong ánh nắng chiều.
                                   QV - 27/7/2013

Cười đầu tuần (ST: Khải Đoàn)

  LỜI KHUYÊN TỐT
 Toà hỏi bị cáo: 
- Tại sao ông lại giết vợ mình?
- Bởi vì lúc nào bà ấy cũng lên giọng khuyên bảo tôi.
- Hy vọng đó đều là những lời khuyên tốt!
- Đúng vậy! Lần cuối cùng bà ấy đã khuyên tôi : Nếu thực sự muốn yên tĩnh, ông hãy giết tôi đi!


Chôm chỉa đâu chỉ ở VN

Có đi du lịch nên chú ý.
Mời xem!

Lính Trỗi Leipzig đón Đoàn Khánh (Hoàng Quang)

Đoàn Mạnh Khánh từ thuở sinh viên rồi sang lại công tác ở Đức dễ đến 40 năm. Bảy năm rồi, Khánh về SG làm giám đốc Cty Dussmann (100% vốn của Đức). Về nguyên tắc là "đã hết hạn" nên được điều động trở về Đức (giống như đi sứ). Khánh đã có chuyến thăm anh em Trỗi ở Leipzig.

  Sáng sớm nay Khánh phôn đến: Tôi mới từ Việt-nam sang, sáng nay cả nhà sẽ xuống Leipzig chơi với các ông. Rất vui, tôi liền phôn cho Quí nhẽo và Võ Hùng, cả hai thằng OK liền, và hẹn sẽ đến ngay khi Khánh đến.
   Tuy Berlin cách Leipzig chỉ hơn 200 km với hơn tiếng rưỡi đồng hồ phi ô-tô, nhưng phần thì thằng nào cũng lo kiếm ăn suốt ngày, phần khác thì Khánh lại đang công tác ở Việt-nam thỉnh thoảng mới về Đức thăm vợ con quáng quoàng xong thì  phải „phắn“ về Việt-nam ngay nên đã vài năm bọn tôi không gặp nhau. Lần này gặp lại, mấy thằng „tranh cướp“ nói. Hết chuyện Tây ta rồi   lại quay về chuyện Trỗi. Khánh mang toàn những chuyện „tươi“ về những thằng bạn Trỗi ở Việt-nam sang nên cuộc vui như không có hồi kết. 
Tứ quái trời Tây.

Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013

Kỷ niệm 65 năm ngày thương binh - liệt sĩ 27.7: Chuyện tình tuyệt đẹp và giấc mơ kỳ lạ về người lính hy sinh trên chiến trận (ST: Quang Vinh)


(LĐĐS) - Số 16 - Thứ bảy 27/07/2013 21:23
Để khẳng định quyết tâm đến với tình yêu của mình, chị đã vượt qua mọi khuôn phép của một cô gái Hà thành truyền thống, một mình chị đi mua sắm tất cả đồ cưới như chăn gối, áo cưới, bánh kẹo... rồi bắt tàu xe lên tận Tam Đảo, nơi anh đóng quân, để đón anh về tổ chức lễ cưới.
Chuyện tình tuyệt đẹp và giấc mơ kỳ lạ về người lính hy sinh trên chiến trậnChị Liên kể về mối tình đẹp thời áo trắng.

Trong một đêm cuối tháng 5.1968, chị mơ thấy anh tham gia trận đánh đẫm máu tại chiến trường Quảng Trị. Anh bị trọng thương rồi hy sinh. Sáng dậy chị khóc hết nước mắt, mọi người khuyên chị đừng tin vào ác mộng.
Và điều ngạc nhiên là sau này giấy báo tử của liệt sĩ Nguyễn Minh Tiến xác nhận anh hy sinh ngày 31.5.1968 - đúng đêm chị gặp ác mộng. Những giấc mơ trước lúc anh hy sinh được chị cẩn thận ghi vào nhật ký, sau này các đồng đội trở về đều kinh ngạc vì độ chuẩn xác đến từng chi tiết trên mỗi bước đường hành quân của các anh. 

Cái tính người Trung Quốc nó thế! (Huỳnh Văn Úc)


- Một xiên thịt nướng nhâm nhi với một cốc bia kể cũng ngon đấy nhỉ? Mà anh có biết làm sao để có một xiên thịt nướng ngon lành không?
- Dễ ợt! Trước hết là hỗn hợp nước ướp gồm có bột rau mùi, sả, hành và tỏi bóc vỏ, bột nghệ, dầu thực vật, dầu hào, và…nước tương, tất cả những thứ đó cho vào máy xay cho nhuyễn. Thịt cắt thành từng miếng nhỏ rồi ướp qua đêm trong hỗn hợp nước ướp rồi xiên vào que tre. Nhớ ngâm nước que tre để khi nướng không bị cháy. Nướng đến khi thấy thịt có màu vàng nâu và bốc mùi thơm, nước thịt chảy xuống than nóng bốc lên tí khói xanh nhạt là được. Đến cái khói xanh ấy xộc vào mũi cũng đã thấy thơm.
- Nghe hấp dẫn đấy nhỉ!

Truyện cười Vôva (ST: HP)

Ai lấy ngục Bastille?
Trong giờ học lịch sử nước Pháp, cô giáo thấy Vôva lơ đãng bất thình lình hỏi: “Vôva, ai đã lấy ngục Bastille?”.
- Thưa cô, em không lấy ạ.
Cô giáo giận quá, mời phụ huynh đến trường. Cô giáo nói: "Trong giờ lịch sử nước Pháp, tôi hỏi ai đã lấy ngục Bastille, Vôva đã không chịu nghe giảng lại còn trả lời: “Thưa cô, em không lấy ạ”. Bác thấy thế có chịu được không cơ chứ".
Ông bố Vôva đáp: "Cháu nhà tôi vốn thật thà, cháu đã nói không lấy ngục Bastille nghĩa là nó không lấy đâu. Tuy nhiên, để tôi về nhà xem nó có cất ở nhà không".
Cô giáo bực quá, lên mách hiệu trưởng. Chẳng dè, hiệu trưởng nói: "Trẻ con có trót lấy thì nó chơi chán lại trả thôi mà".

Nhiệm vụ bất khả thi (ST: KC)

Mời xem !

TÔI CŨNG CÓ NHỮNG NGƯỜI EM LIỆT SĨ (Đàm Thơ)


 Cố thể nào lảng quên ngày 27/7 khi chính trong gia đình mình có rất nhiều người đã ra đi vì độc lập tự do cho dân tộc. Không phải là nhiều so với không biết bao nhiêu gia đình khác trên đất nước Việt Nam này. Nhưng cộng lại đủ để lòng tôi đau đáu cứ mỗi bận 27/7 về.
Mẹ chồng tôi có 3 người con ruột và 1 con rể hy sinh trong thời kỳ chống Mỹ. Mẹ được phong tặng Mẹ VNAH ngay đợt đầu. Tôi có 1 em trai ruột và một em rể hy sinh cùng trận đánh ở Quả Lựu, Cần Thơ. Và gia đình bố mẹ nuôi tôi cũng đã có một người con hy sinh cho Tổ quốc. Tôi muốn nói về người em trai con của bố mẹ nuôi tôi.

Thứ Bảy, 27 tháng 7, 2013

NGÀY XƯA CHÂN ĐẤT

<iframe width="100%" height="166" scrolling="no" frameborder="no" src="https://w.soundcloud.com/player/?url=http%3A%2F%2Fapi.soundcloud.com%2Ftracks%2F99883709"></iframe>

NGÀY XƯA CHÂN ĐẤT
Nhạc: Trần Bắc Hải
Phỏng thơ: Tạ Minh Lý
Trình bày: Lê Vy và guitarist Anh Vũ
Album: Môi Tím Chân Chần

Để nghe, mời bạn bấm vào link dưới đây.

https://soundcloud.com/3chai/ngayxuachandat-tranbachai-levy


Andre Rieu và Romantic Paradise

Mời cùng thưởng thức!

TẢN MẠN TỪ MỘT CHUYẾN ĐI (Đàm Thơ, Đất Mũi)

Mẹ nuôi tôi người Hà Nội, mới qua đời cách đây không lâu. Chờ các cháu qua các kỳ thi cử, tôi dẫn chúng ra viếng mộ và thắp hương cho cụ. Dĩ nhiên là kết hợp cho các cháu thăm quan đó đây cho biết. Người đầu tiên tôi cần sự giúp đỡ là Quang Việt. Tôi nhờ em xem lịch viếng Lăng Bác và giúp tôi cùng đưa các cháu đi. Lập tức QV cho lịch và bố trí thời gian. Còn dặn: ”Cô ơi! Mình đi sớm cho mát”.

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2013

Cười cuối tuần (ST: Khải Đoàn)

HẬU QUẢ SAU 40 NĂM
Con đã gần 40 rồi đấy, lấy vợ đi kẻo sau này ăn cơm xong, muốn xỉa răng cũng không có người lấy tăm cho đâu! 
40 năm sau, chàng trai ngày ấy, nay đã thành ông già 80 tuổi, nằm ôm đầu, bông nhét chặt hai hai lỗ tai. Xung quanh, lũ cháu nội cháu ngoại mở nhạc ầm ĩ, nhảy nhót nô đùa, đá bóng ở phòng ngoài. Ông chỉ thầm than thở:
- Ôi! Chỉ vì một cái tăm mà thân ta khốn khổ thế này đây! 

Cậu bé 10 tuổi kiếm 49 tỉ nhờ vẽ tranh (ST: KC)

Nói theo thuyết của nhà Phật : "Có lẽ đây là hậu thân của một Danh họa nào đó!" - Bởi lẽ một đứa bé nhỏ tuổi không thể nào có nét vẽ cứng cõi, tự tin, chuẩn xác và "chuyên nghiệp" đến như vậy !



Cậu bé 10 tuổi ở Anh kiếm 49 tỉ nhờ vẽ tranh

(Dân trí) - Cậu bé Kieron Williamson hiện đang được ví như “Monet nhí” của nền hội họa Anh. Mới 10 tuổi nhưng tổng số tiền mà cậu bé kiếm được qua việc bán tranh đã lên tới 1,5 triệu bảng (tương đương gần 49 tỉ VND).

Đợt bán tranh gần đây nhất của cậu diễn ra thành công tới mức chỉ trong vòng 20 phút, tất cả 23 bức tranh đã được bán hết, thu về 250.000 bảng (tương đương hơn 8 tỉ VND).
Cậu bé 10 tuổi Kieron Williamson được người dân Anh trìu mến so sánh với danh họa Claude Monet của Pháp, một họa sĩ nổi tiếng ở dòng tranh phong cảnh. Bản thân Kieron cũng chỉ thích vẽ tranh phong cảnh nên cậu thường được ví như “Monet nhí”.
Kieron bắt đầu được giới hội họa biết tới kể từ khi cậu bé cầm cọ cách đây 5 năm, nhân dịp gia đình có một chuyến đi chơi xa. Kể từ đó tới nay, mỗi khi gia đình đi chơi ở đâu, Kieron đều được tạo cảm hứng để vẽ tranh.
Cậu bé 10 tuổi ở Anh kiếm được 49 tỉ nhờ vẽ tranhCậu bé Kieron Williamson đứng bên cạnh cha mẹ. Cho tới lúc này, cậu đã kiếm được 1,5 triệu bảng nhờ vẽ tranh.

Em Đỗ Quang Thạch k8 vừa mất

Sáng nay Hải Tám rồi Duy Đảo báo tin: Thạch đi 5g25' sáng rồi. Ôi, sao nhanh quá.
Sáng qua đi viếng thầy Nguyễn Khả thì Hồ Bá Đạt gọi điện báo tin: Thạch đã phải thở oxy. Liền báo cho anh Ba Hưng. Trưa qua Hải báo tiếp: Thạch yếu lắm rồi. Định thu xếp vào thăm thì Thạch đã đi.
Mới tuần trước đến thăm mà nay em đã thành người thiên cổ. Sao những người tốt cứ vội vàng như thế!?
-----------
Lễ viếng đại tá Đỗ Quang Thạch, nguyên Giám đốc Trung tâm TCĐLCL 2 Bộ Quốc phòng, bắt đầu từ 7g30 sáng thứ ba 30/7 tại NTL Bộ Quốc phòng 5 Phạm Ngũ Lão, P3, Gò Vấp, TPHCM.
Lễ truy điệu: 12g30 ngày thứ tư 31/7/2013 và đưa đi an táng tại NTTP Củ Chi.
Gia đình kính báo!


Mất mạng (KQ)

Sớm qua đang post bài lên blog thì mất mạng. Khởi động mãi không được. Trưa điện thoại cho trung tâm nhờ kiểm tra, được trả lời:
- Máy chú chưa đóng tiền tháng này.
- Ơi hay, hôm qua là ngày thu mà chả ai đến thu. Sao lại cắt...?
- Dạ không, tháng này cơ quan cháu tổ chức đi du lịch nên anh em đến thu sớm 1 tuần. Không thu được nhà chú nên sáng nay cháu cắt.
- Chết thật, việc vui chơi là việc của các cô, còn làm ăn phải đúng hợp đồng. Phải chuyên nghiệp chứ.
- Thôi, cháu xin lỗi. (Cười thú tội). Chú lên đóng tiền rồi cháu mở mạng ngay.

Du lịch Sorrento (Thành Công 99)

Mời xem slideshow được minh họa bằng giọng Robettino và NSND Quang Thọ với ca khúc "Come back to Sorrento"!

Tân Hoa Xã: Mao Chủ tịch chỉ đạo chiếm Hoàng Sa 1974 (ST: QV)

Mời đọc!

Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

Bạn Trần Văn Lưu k4 ghé thăm TP

Gặp Trưởng BLL miền Nam.
Vợ chồng Lưu sau chuyến về Quy Nhơn tài trợ cho trường học mang tên ông già đã quá bộ bay vào SG. Tối qua có cuộc giao lưu với anh em Trỗi k4 và k5 (Nhất Trung, Kiến Quốc) tại Đặc sản dê 7/3 Kỳ Đồng. Quán quen nên thấy anh em "Khắc Huề" (chỉ đạo nghệ thuật), còn chú em Cường thì dạ ran. Chắc quen tính các anh nên mang ngay cây đàn mới thửa 5,5T (chả hiểu có bơm vá?) ra hầu.

Thủ tục trước khi uống. (Đã yêu cầu cháu tiếp thị rượu Standart cắt cúp khéo, bỏ phần "ấm chén" mà không được!).

Vợ chồng tôi cãi nhau (ST: Đạt)

Vợ tôi hỏi: Trên TV có gì lạ không anh ?
Tôi trả lời: Có rất nhiều 
bụi bậm, chắc tại em quên lau.

Thế là hai vợ chồng cãi nhau.
______________________________


Ngày mai sinh nhật bà xã tôi, tôi hỏi bả muốn gì? Bả nói bả muốn một cái gì láng cóng, đi từ 0 tới 200 trong vòng 3 giây.
Tôi mua cho bả cái cân nhỏ để trong phòng tắm.

Thế là hai vợ chồng cãi nhau.

Vài trích đoạn tuyệt vời nhất trên piano của Moza, Beethovel, Chopin, Paganini, Schuman, Litz...

Mời nghe!

Xiếc trên phố ở New York (ST: Đạt)

Mời xem!

Thứ Tư, 24 tháng 7, 2013

Giao thông ở Ấn độ hay VN???

Mời xem!

Cái bẫy chuột (ST: Thu Hương)

Một con chuột nhìn qua vết nứt của vách tường và trông thấy một bác nông dân cùng với vợ đang mở một chiếc hộp. ” Hẳn là có đồ ăn gì trong hộp?”. Con Chuột Tự hỏi. Nhưng liền sau đó, nó hốt hoảng khi phát hiện ra đó lại là cái bẫy chuột..

Chuột ta bèn chạy ra ngoài vườn và la làng la xóm: ”có một cái bẫy chuột trong nhà! Có một cái bẫy chuột trong nhà!”
Chị gà cục ta cục tác chạy tới: ” Chú Chuột này, đây quả thật là mối lo ngại ghê gớm đối với chú, nhưng nó chẳng phiền hà gì với tôi. Tôi không thể nào bị vướng một cái bẫy chuột.”

Sarbe Dance

Mời thưởng thức!

Bài nói chuyện về tình hình biển đảo (BlosaTV)

Mời nghe!

Gửi BT (Quang Việt)



Hôm nào KQ lại ra đi,
Mình lại ngồi ở quán Amy.
Gọi cả mấy "chân dài" Trỗi 9,
Lại nổ trời vui như mọi khi.

Cô Thơ ra vui lắm Q à,
Lại nhớ ngày cùng lính Trỗi ta,
Đội mưa, lướt sóng hồi năm ngoái,
Giữa mênh mông trời nước bao la.

Hôm nay cô đang đi Hạ Long,
Vừa điện hỏi thăm, "có mưa không?"
Cô rằng: "Đã tạnh, trời đang đẹp",
"Đang lang thang trời nước mênh mông."

Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Tin vui về mộ phần 2 bạn Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh

Trường ta có 3 bạn Nguyễn Văn Hòa k7, Hoàng Châu Linh k8 và Lưu Dũng k5 mất ở Quế Lâm. Hòa và Linh được chôn cất gần Phong Khẩu (trường mới), còn Lưu Dũng chôn trên đường đi Dương Sóc, cách TP 20km (theo nhật kí của thầy Nguyễn Phong đã bàn giao cho BLL).

Chuyện cách đây hơn 1 tháng...
Nhờ Dương Đức Hải k8 mà tôi có điện thoại Hoàng Châu Long (em trai Hoàng Châu Linh). Trao đổi việc tìm mộ Linh thì Long nói, sẽ du lịch sang Quế Lâm tìm mộ anh. Long rất quyết tâm vì:
- Long từng được thầy Bùi Khắc Quỳnh chỉ dẫn chi tiết sơ đồ mộ chí và Long từng sang Quế Lâm 1 lần.
- Em có trong tay sơ đồ do anh Tâm (nay làm ăn ở Quảng Ninh) vẽ vào năm 1993 khi sang tìm mộ thân phụ (cụ từng nằm điều trị tại BV Nam Khê Sơn (dành riêng cho cán bộ, chiến sĩ miền Nam VN sang) cuối những năm 1960 và mất tại đây). Anh Tâm khẳng định, năm 1993 trên mộ Hòa và Linh còn bia mộ và anh ghi lại cả ngày mất.
Sơ đồ do anh Tâm vẽ năm 1993.

Nhớ mãi những anh hùng, liệt sĩ của Trường Trỗi

Chỉ còn vài ngày nữa là đến Ngày Toàn dân nhớ ơn các thương binh, liệt sĩ 27/7. Cứ đến ngày này, thầy cô giáo và học sinh Trường Văn hóa quân đội –Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi thời chống Mỹ (1965-1970) lại nhớ tới những thầy, bạn của mình đã anh dũng hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và bảo vệ Tổ quốc.
Xin nhắc lại tên những Anh hùng, LS của nhà trường. Trong số đó nhiều bạn đã mấy chục năm chưa về.
AHLS Nguyễn Văn Trỗi.

1  AHLS Nguyễn Văn Trỗi             
- SN: 1940        
- Hy sinh: 15/10/1964 tại mặt trận Sài Gòn, Gia Định        
- Yên nghỉ tại Nghiã trang Văn Giáp, Giồng Ông Tố, Q2, TpHCM.



2. Thầy Nguyễn Văn Phố, B trưởng
- Không có thông tin LS và gia đình

LS Nguyễn Văn Phố
















3 Thầy Nguyễn Đăng Đạo, B trưởng (chưa có di ảnh)
- Không có thông tin LS và gia đình



4  Bùi Hữu Thích K1
LS Bùi Hữu Thích
- SN: 1947           
- Hy sinh: 22/8/1972 tại mặt trận Quảng Trị         
- Yên nghỉ: NTLS huyện Hải Lăng, Quảng Trị











5 Ngô Ngời K3      
LS Ngô Ngời
- SN: 1947           
- Hy sinh: 1/7/1979, mặt trận Biên giới Tây Nam               
- Yên nghỉ: NTLS xã Bình Đông, Bình Sơn, Quảng Ngãi











LS Lê Minh Tân

6 Lê Minh Tân K3
- SN: 1950           
- Hy sinh: 1/4/1974 tại Khâm Đức, Quảng Nam   
- Yên nghỉ: NTLS TpHCM, Q9, Khu Bình Thạnh










7 Cao Quốc Bảo K3   
LS Cao Quốc Bảo
          
- SN: 1950           
- Hy sinh: sân bay Phú Bài, Huế, 7/5/1975                 
- Yên nghỉ: Nghĩa trang gia đình tại Quảng Ngãi











8 Nguyễn Văn Ngọc K4     
LS Nguyễn Văn Ngọc
- SN: 1950           
- Hy sinh: 10/10/1968 tại Tp Vinh, Nghệ An         
- Yên nghỉ: NTLS huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh










9 Lâm Duy K4        
LS Lâm Duy
- SN: 1949           
- Hy sinh: 30/8/1966 tại An Mỹ, Đại Từ, Thái Nguyên       
- Yên nghỉ: NT Bất Bạt, Hà Nội (mộ bị thất lạc)










10 Vũ Chí Dũng K4
LS Vũ Chí Dũng
- SN: 1952           
- Hy sinh: 6/12/1971 tại mặt trận Tây Nguyên     
- Yên nghỉ: Đài Hóa thân hoàn vũ Văn Điển, Hà Nội










11 Nguyễn Văn Ơn K4
LS Nguyễn Văn Ơn
- SN: 1951
- Hy sinh: 28/6/1975 tại Lái Thiêu, Bình Dương. 
- Yên nghỉ: NTLS TpHCM, Khu các tỉnh Bình-Trị-Thiên, Q9.      

 








12 AHLS Huỳnh Kim Trung K5      
AHLS Huỳnh Kim Trung
- SN: 1952           
- Hy sinh: 20/8/1972 tại Phà sông Gianh, Quảng Bình      
- Yên nghỉ: NTLS tỉnh Tiền Giang (TP Mỹ Tho)










LS Võ Dũng

13 Võ Dũng K5        
- SN: 1951           
- Hy sinh: 21/4/1972 tại Rạch Giá, Khu 9
- Yên nghỉ: Nghĩa tarng gia đình tại Vỵ Thanh, Vĩnh Long (gần ngã 5 Sóc Trăng)









14 Trịnh Thúc Doanh K5     
LS Trịnh Thúc Doanh
- SN: 1953           
- Hy sinh: 16/9/1972 tại bờ sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị
- Yên nghỉ: NTLS Đình Công, Thanh Trì, Hà Nội (lấy đất từ Thành cổ về)











LS Vũ Kiên Cường
15 Vũ Kiên Cường K5          
- SN: 1953
- Hy sinh: 28/7/1972 tại Thành cổ Quảng Trị        
- Yên nghỉ: NTLS Ái Tử, Triệu Phong, Quảng Trị (tìm bằng tâm linh)










16 Nguyễn Lâm K5
LS Nguyễn Lâm
- SN: 1953           
- Hy sinh: 5/9/1972 tại Quảng Trị
- Chưa tìm được mộ phần



17 Phạm Văn Hạo  K5
LS Phạm Văn Hạo
- SN: 1953
- Hy sinh: 28/6/1971 tại Biên giới Cămpuchia     
- Yên nghỉ: NTLS xã Toàn Thắng, Gia Lộc, Hải Dương










LS Chu Tấn Quang
           
18 Chu Tấn Quang K6    
- SN: 1952
- Hy sinh: 29/12/1973 tại Quảng Đức
- Sau 30/4/1975 đã tìm được mộ, nay thất lạc











19 Võ Nguyên Trọng K6      
LS Võ Nguyên Trọng
- SN: 1954           
- Hy sinh: 5/6/1972, mặt trận Kiên Giang, Khu 9 
- Yên nghỉ: Công viên Vĩnh Hằng Thạch Thất, Hà Nội (mới tìm được hài cốt cuối 2011; sau đó thử bằng phương pháp ADN đúng 100%).










20 Nguyễn Mạnh Minh K
LS Nguyễn Mạnh Minh
- SN: 1953           
- Hy sinh: 25/3/1972, mặt trận Quảng Trị              
- Yên nghỉ: NTLS Trường Sơn, Khu Đống Đa (Tổng khu LS thủ đô HN)











21 Đặng Bá Linh K6
LS Đặng Bá Linh
- SN: 1953           
- Hy sinh: 26/8/1972, tại Cao điểm 105 Bắc Quảng Trị      
- Đã quy tập lần 2 về NTLS huyện Hải Lăng, Quảng Trị nhưng thất lạc. Gia đình lấy đất từ cao điểm 105 về.









22 Nguyễn Tiến Quân K6   
LS Nguyễn Tiến Quân



- SN: 1953           
- Hy sinh: 16/2/1979, mặt trận Lạng Sơn
- Yên nghỉ: NTLS huyện Từ Liêm, Hà Nội














LS Đỗ Khắc Tiến


23 Đỗ Khắc Tiến K6
- SN: 1952
- Hy sinh: 1972, mặt trận Tây Nguyên
- Yên nghỉ: NTLS xã Mỹ Yên, Đại Từ, Thái Nguyên



      
24 Y Hoà K7
LS Y Hòa
 
- SN: 1954           
- Hy sinh: 16/10/1972, mặt trận  Quảng Trị           
- Yên nghỉ: NTLS TP Pleiku (đưa nắm đất từ Quảng Trị về)











LS Lại Xuân Lợí

25 Lại Xuân Lợi K7
- SN: 1955
- Hy sinh: 2/5/1972 tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh  
- Yên nghỉ: NTLS xã Nam Vân, Tp Nam Định









26 Đặng Đình Kỳ K7
LS Đặng Đình Kỳ
 

- SN:
- Hy sinh: …. tại Quảng Trị           
- Yên nghỉ: NTLS huyện Hương Thuỷ, Huế (dưới cây hoa ban trái, phía sau)










27 Ngô Tất Thắng K7
LS Ngô Tất Thắng
- SN: 1956           
- Hy sinh: 1/1/1979, tại Cămpuchia          
- Yên nghỉ: Nghĩa trang Từ Sơn, Bắc Ninh (quê nội)











28 Nguyễn Khắc Bình K7
LS Nguyễn Khắc Bình
- SN: 1954
Không có thông tin LS và gia đình











29  Trần Hữu Dân K7
LS Trần Hữu Dân

- SN: 1955                                   
- Hy sinh: 28/8/1972, đồi 01, Động Ông Gio, Quảng Trị.            
- Đã quy tập lần 1, nay thất lạc.










30 Nguyễn Đức Thảo K7
LS Nguyễn Đức Thảo
- SN: 
- Hy sinh: 28/4/1978, tại biên giới Campuchia
- Yên nghỉ: NTLS xã Y Na, huyện Đồng Hỷ, Tân Cương, Thái Nguyên











31 Bùi Thọ Tuyến   K8
LS Bùi Thọ Tuyến
           
- SN: 1955       
- Hy sinh: 23/3/1974, không rõ mặt trận                            
- Chưa tìm được mộ phần