Tháng trước ra HN, gặp Phạm Thành Công, chú em có lời mời dự đám cưới cháu Hồng Lĩnh. OK, nhận lời. Chiều qua khi tôi và ông DMĐ phi xe đến Cung Văn hóa Việt - Xô thì đã thấy anh em đã khá đông. Nhà Công ở Nguyễn Du, ngay hồ Halle, học Tổng hợp, đi lính về Viện KTQS rồi Tecapro, cuối cùng là Vụ An ninh Quốc phòng (Bộ GD&ĐT). Năm nay vừa về hưu. Vì qua nhiều đơn vị nên bạn bè đông, nhất là cánh lính. Thạch, Cao Sơn đi công tác xa nhưng anh em Vaxuco cùng vợ con có mặt đầy đủ. Tưởng, Tạo được phân công "chạy bàn" giúp anh.
Đang trò chuyện với cánh trò lính (vì đa số là đàn em) thì thấy bác Giao tới. Đầu húi cua, tóc và râu bạc trắng nhưng vẫn hóm hỉnh như xưa. Anh em chọn bàn gần giữa. Xung quanh toàn cánh Quân sự. Đám cưới thuê cả nửa gian triển lãm của Cung.
Ngồi với anh giai, nhắc lại tên tuổi và số phận của bao bạn bè thuở Quế Lâm, thời Vĩnh Yên... Các bác Ngân, Khai, Phan vừa gặp nhau ở Berlin... Lê Bình chết vì suy tim... Là "đại ca" và "thầy của 2 thầy Đức, Quốc" ngồi đây nên bác Giao được anh em đến chúc rượu liên tịch.
Phạm Thành Trí dẫn ông anh họ Phạm Thành Anh ra gặp anh Giao. (Hai bố chả chơi với nhau từ bé). Lâu lắm mới gặp lại ông anh, thấy bác già hơn (nghe anh Giao nói bác bị tiểu đường). Anh em hẹn khi nào về SG thì a lô anh Ba Hưng đi tụ bạ. (Anh Ba chả xén 1 suất đất của Học viện cho bác Thành Anh với lí do: bạn anh giai, đã ra quân và làm giám đốc Mía đường Bình Dương, nhưng lại xuất xứ là "chuyển tiếp 2 Đại học Bách khoa vào QĐ" năm 1967).
Cũng lâu lắm mới gặp "cánh Nguyễn Du" của Công; nào Minh Kiev, Bê, Quốc Bia, Thắng Bình, Bắc Lùn và cả anh Quý Aeroflot... Tôi ra chào cô Tần. Năm nay bà yếu nhiều nhưng vẫn minh mẫn.
Cuối tiệc Mạnh Thắng, Tiến Long, Quang Tuệ, Việt Sơn tụ lại bàn của Việt Trung, DMĐ và tôi. Anh em kể lại chuyện cũ rồi cười ha hả. Bất ngờ sau hơn 30 năm quen nhau (từ 1979) mới biết Hồ Đắc Hiền (k19 Cơ khí Bách khoa, sau về Viện Công nghệ TCKT) lại là em cô Tần - mẹ Công, Trí. Và cũng bất ngờ khi Hiền gặp lại Tuệ hôm nay. "Nó vẫn trẻ và bắng nhắng như xưa, anh ạ", Hiền nhận xét.
Tôi kể lại chuyện Tuệ là dân Đồ bản của Khoa Công trình nhưng suốt ngày lang thang xuống ăn nằm ở phòng tôi và Vũ Thanh Hải dưới Khoa Vô tuyến. Lần chú em về HN mang lên khẩu súng hơi Haenel, lên lang thang đi bắn thì toàn đuổi chim (toàn trượt!), đến khi về nhà đang nghí ngoáy thử súng thì thế quái nào đàn gà của Trạch Văn Đoành (được nuôi nấng hơn cả con đẻ) lang thang đi kiếm ăn, lại mò ra trước mũi súng. Thế là "bốp", Tuệ bóp cò, 1 chú lăn quay. Nghe tin Trạch phi ngay xuống, giật súng trên tay Tuệ, đòi "mạng đổi mạng". Tôi lấy thân mình che chọ Tuệ nhưng Trạch máu quá. Cuối cùng Tuệ nhảy ra và phanh áo ngực: "Đây, mày bắn tao đi!". (Chắc bị pòm thật thì chả dự cưới con Công ngày hôm nay). Khi đó Trạch ôm mặt khóc rống lên. Tuệ kể lại, sau đó Khoa họp, xét kỉ luật: Trạch bị cảnh cáo vì "có ý định sát thương đồng đội", còn em chỉ bị phê bình vì "không làm việc trong giờ hành chính"(!)...
Còn lần chú em bị "viêm tai giữa", không muốn lên Bệnh xá. Nhóm chúng tôi chỉ thị cho Tạ Vinh chủ nhật về nhà, mượn Châu (vợ, là bác sĩ) bộ si-ranh và hộp nhôm lên. Tối ấy ra giếng lấy nước, đặt hộp tiêm lên bếp điện, đun khử trùng rồi run run rút Penecicline trong lọ ra, tiêm cho thằng em (mà ông Tạ Vinh có kinh nghiệm hơn thì lại né mới chết (Vinh bào: vợ tôi là bác sĩ nhưng tôi chưa bao giờ hành nghề của vợ!). (Nghĩ lại thật liều vì chưa 1 lần học về tiêm chủng, thậm chí chả biết thử phản ứng là gì, mà lần đó chú em bị sao thì toi vì nhiều "lí do khủng"). Tối qua Tuệ kể lại: sau phát tiêm của anh Quốc thấy người rần rật suốt từ đầu đến chân, may mà không sao.
Đúng là thời thanh niên sôi nổi, liều mạng và thật nhiều kỉ niệm. Thời gia trôi nhanh thế???
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
11 nhận xét:
Nghe chú KQ kể thế này thấy khiếp quá. Các cụ ngày xưa con đàn nên có lẽ chẳng may có "tạch" một đứa chắc cũng tặc lưỡi cho qua ! Gà qué quý hơn người !!
Phạm Thành Công con trai cố Luật sư Phạm Thành Vinh, từng là Chánh văn phòng Bộ QP đầu tiên (1946), khi cụ Phan Anh là bộ trưởng. Cụ Vinh là cháu cụ Phạm Hồng Thái với "tiếng bom Sa Điện 1924" ở Quảng Châu, TQ.
Mẹ Công là cô Hồ Thể Tần, con cụ Hồ Đắc Điềm - nguyên Tổng đốc Hà Đông. Sau ngày 19/8/1945, cụ đã cùng chàng trai Lê Trọng Nghĩa (trong Ủy ban khởi nghĩa HN) vào Hà Đông dẹp vụ nổ súng của Quản Dưỡng, tránh đổ máu.
Hà ơi, trai trẻ thì ấu trĩ và liều mạng mà.
Hihi. Thế nên chú KQ có thấy, ngày nay phải già già một tí, điềm tĩnh, cẩn thận mới được nhiều phụ nữ ưu ái mến mộ !!!
Các bác ''chiến đấu'' thật.
Còn chị Viên Thach đừng lo: đội hình năm rồng rắn này có ''bùa'' hay sao đấy không biết nữa? Số chị em mê mệt chết vì các ông này thì cỡ quân đoàn, mà các bố lấy được mấy đâu!.
Cho nên ra đường gặp PN ''sồn sồn'' là các bố rất galant - vì nếu không phải vợ cũng là bồ của bạn cả!
"Còn chị Viên Thạch" - nghe nặng chuyện rồi đây ! Giống như mẹ chồng gọi nàng dâu vậy ! Cũng có lẽ vì lẽ đó mà chú KQ và đội hình năm Rồng sắp bị "khai quật" bởi bác sĩ Phúc Học rồi đây !
Cô cháu VT đấy.
BS Học nghe kể chuyện tiêm chắc hoảng lắm???
Mình còn nhớ hôm ấy phụ Quốc tiêm cho thằng em, Thanh Hải được phân công canh cửa. Lúc đó nhà tranh vách đất chỉ việc đứng trong nhà nhìn qua khe của cót là OK. May mà Tuệ khỏi. Anh Vũ Quang Trình vừa mất mấy tháng ở Cẩm Giàng Quốc ạ.
Tạ Vinh
Thế à?
Hôm nọ ra HN dự họp mặt k8 Học viện, gặp chú em Tạ Nghĩa. Chú em bảo anh Tạ Vinh có thể sẽ đến. Vậy mà không thấy. Vui lắm.
Rất nhớ ông bạn già và Châu.
Vừa gặp anh Khôi, chị Huyền ở HN. Bài đăng bên 'hvktqsphianam'. Đó cũng là nơi giao lưu anh em QS, Tạ Vinh sang mà ngó.
Đăng nhận xét