Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

NGUYỄN MẠNH TƯỜNG VỊ LUẬT SƯ HUYỀN THOẠI (Phần I) (Kiều Mai Sơn)


Vợ chồng Luật sư 1937.
GS.TS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường (1909 - 1997) là một trong những người trí thức Việt Nam thông minh siêu việt gắn với nhiều huyền thoại, một nhà sư phạm mẫu mực giàu tài năng. Ông sinh ngày 16/9/1909 tại xã Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội. Năm 22 tuổi, là học sinh xứ An Nam (lúc đó còn thân phận thuộc địa) du học trên nước Pháp, Nguyễn Mạnh Tường đã lập nên kỷ lục làm chấn động học đường nước Pháp: trong một năm lấy luôn hai bằng Tiến sĩ Quốc gia Văn khoa và Luật khoa. Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường đã tham gia giảng dạy tại Trường Bưởi (nay là Trường trung học Quốc gia Chu Văn An) cùng với các đồng nghiệp là những trí thức tài danh thời bấy giờ như Nguyễn Xiển, Nguyễn Văn Huyên, Hoàng Xuân Hãn... Ông còn tham gia đào tạo trí thức phục vụ kháng chiến tại Trường dự bị đại học Liên khu IV tại Thanh Hóa, Phó giám đốc (nay là Phó hiệu trưởng) Trường đại học Sư phạm Văn khoa (nay là Trường ĐHSP Hà Nội) khi miền Bắc mới giải phóng.
GS.TS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường từ trần ngày 13/6/1997, để lại bao nỗi tiếc thương cho gia đình, đồng nghiệp và học trò. Tổng Bí thư Đỗ Mười đến viếng ông và ghi vào sổ tang:  "Vô cùng thương tiếc Giáo sư - Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, một trí thức yêu nước đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và góp phần xây dựng nền giáo dục Việt Nam”. Chào vĩnh biệt! -  Đỗ Mười.

 1.  VỤ ÁN TỜ BÁO TIN MỚI.
Cụ Trịnh My – nhân chứng báo chí Hà Nội một thời. Trước cách mạng Tháng Tám 1945 cụ làm phóng viên cho nhiều tờ báo, trong đó có báo Tin Mới. Sau Cách mạng Tháng 8, cụ đi làm thông tin tuyên truyền kháng chiến. Theo bước chân bộ đội, cụ đã xông pha nhiều trận đánh, đã vào đồn Đông Khê khi còn mịt mù khói súng để lấy tin chiến thắng (Chiến dịch Biên giới năm 1950).
Năm 1952, mắc bệnh hiểm nghèo, nhờ có bác sỹ Tôn Thất Tùng giúp đỡ, cụ trở về Hà Nội chữa trị. Khỏi bệnh, cụ lại cầm bút. Hiệp định Genève được ký kết, chủ báo di cư vào Nam, nhà báo Trịnh My cùng nhà báo Hiền Nhân và anh em công nhân đã khéo léo đấu tranh để giữ máy móc, duy trì nhà in, chờ quân ta vào tiếp quản và báo lại được ra đều. Từ đó cụ được giao chuyên mục thể thao - bóng đá của báo Thời Mới với bút danh TR.M (sau này báo Thủ đô Hà Nội và báo Thời Mới sáp nhập thành báo Hà Nội mới).
Khi làm báo Tin Mới, cụ có vướng vào pháp đình và nhờ sự vào tài biện hộ của luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Về sự kiện này, cụ nhớ lại. 
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp 9-3-1945, lập Chính phủ Trần Trọng Kim, bổ nhiệm Khâm sai hai miền Nam – Bắc, Tỉnh trưởng người Việt thay cho Công sứ người Pháp. Các cơ quan hành chính, tư pháp đều do quan chức Nhật nắm quyền. Báo chí vẫn được xuất bản bình thường, trừ một vài thay đổi nhỏ: Báo La volonté indochinoise (Ý chí Đông Dương) của Pháp buộc phải đổi tên là L’Entente (Hòa hợp), báo Đông Pháp phải đổi tên là Đông Phát. Chings quyền chỉ thị cho các báo là chỉ được đưa tin của hãng thông tấn Domei (Nhật Bản) và Transocean (Đức quốc xã), cấm đưa tin của các hãng thông tấn Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô… Kiểm duyệt chặt chẽ các báo chí toàn bộ nội dung đến từng dòng, từng chữ, chỉ sơ suất một từ hoặc một ý nghi ngờ là báo bị tịch thu, đình bản, người viết bị truy tố, hoặc bị bắt.
Thời gian đó tôi (Trịnh My) làm ở báo Tin Mới – Chủ nhiệm là bác sĩ Nguyễn Tấn Gi Trọng, Chủ bút là nhà báo Tam Lang Vũ Đình Chí, Quản lý báo là ông Vũ Kiên. Trụ sở báo đóng ở phố Lagisquet (nay là phố Chân Cầm). Tình cờ lấy được một tin của Ủy ban thóc gạo Bắc Kỳ thành lập “kho thóc Nghĩa Xương”, sức cho các tỉnh thông báo cho các chủ ruộng đóng góp vào kho thóc để cứu tế, phòng khi mất mùa, bão lụt (thực chất để nuôi quân Nhật). Khi đó, nạn đói tràn lan khủng khiếp. Ở vùng nông thôn, phát-xít Nhật bắt đồng bào ta nhổ lúa trồng đay. Làng mạc xơ xác tiêu điều. Hàng vạn người từ các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên… bồng bế nhau lũ lượt rời bỏ quê hương lên các tỉnh, thành phố xin ăn. Nhiều bà mẹ gạt nước mắt cho đi đứa con để khỏi chết đói. Các tổ chức từ thiện không sức nào cứu tế nổi. Hà Nội bao phủ cảnh thương tâm. Có thể nói ra khỏi nhà là gặp xác chết. Sáng sớm, xe chở rác thu nhặt xác chết như củi khô chở ra chôn ở ngoại thành.
Bẵng đi đến đầu tháng 5/1945, tôi nhận được giấy gọi của tòa án gửi đến tòa soạn. Viên dự thẩm căn vặn tôi: “Ý đồ tin đó nhằm mục đích gì?” Tôi trả lời: “Để bạn đọc ở Hà Nội có ruộng ở quê  biết và cũng để thể hiện phong tục tốt đẹp của nhân dân ta “lá lành đùm lá rách”. Y báo cho tôi biết sẽ bị truy tố trước tòa vì tội “tiết lộ bí mật quốc gia”.
Báo nhờ luật sư Nguyễn Mạnh Tường bào chữa. Văn phòng luật sư của ông hồi đó ở góc đường Quán Thánh trông sang đường Cổ Ngư (nay là đường Thanh Niên - quận Tây Hồ - Hà Nội).
Vụ án được xử tại tòa án Hà Nội trước vài trăm người trong đó có nhiều anh em làm báo. Anh Vũ Kiên và tôi (Trịnh My) ngồi ghế bị cáo. Ai cũng lo cho chúng tôi vì đây là phiên tòa do sức ép của Nhật. Sau lời buộc tội của viên phó biện lý Nguyễn Văn Hòa, luật sư Nguyễn Mạnh Tường bào chữa cho chúng tôi độ 30 phút. Ông nói về trách nhiệm người làm báo đối với bạn đọc, bác lời buộc tội của viên phó biện lý là “thiếu căn cứ” và ông kết luận:
- “Hai thân chủ của tôi ngồi đây không có tội. Bị cáo phải là ban kiểm duyệt vì chính ban kiểm duyệt đã cho đăng tin này”.
Trước bồi thẩm đoàn, luật sư Nguyễn Mạnh Tường đưa ra bản dập thử (mo-rát) có dấu phòng kiểm duyệt, không thấy bút chì xanh xóa bỏ tin đó.
Trước bằng chứng rành rành, tòa án không có lý lẽ gì kết tội chúng tôi, song để giữ thể diện, vẫn trắng trợn tuyên án chúng tôi một năm tù án treo và 10.000 đồng tiền phạt. Chúng tôi định chống án, xong luật sư Nguyễn Mạnh Tường bảo: “Chẳng cần. Thời cuộc sắp thay đổi đến nơi. Bản án sẽ không còn giá trị”.  
Quả thực không bao lâu sau sau phiên xử, khắp mọi nơi nhân dân ủng hộ mạnh mẽ mặt trận Việt Minh. Sau ngày 19-8-1945 cách mạng thành công, tôi sung sướng tiếp tục làm báo dưới chế độ dân chủ cộng hòa độc lập và tự do. Và tôi không bao giờ quên là ngày 2-9-1945, tôi được đi cùng đoàn xe của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Bắc Bộ Phủ lên Quảng trường Ba Đình, tường thuật cuộc mit-tinh lịch sử. 
         2- PHIÊN TÒA XÉT XỬ ÔNG CỐ VẤN VĨNH THỤY.
        Chiều ngày 21/8/2009, bà Vũ Bảo Tuyên con gái của cụ Vũ Đình Hòe nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục trong Chính phủ Lâm thời (tháng 8 năm 1945), nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp (từ tháng 3 năm 1946 đến năm 1960 khi Bộ Tư pháp giải thể) dẫn tôi đến nơi hai cụ đang cư trú thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Bậc công huân của đất nước vịn ghế bước ra, phong thái quắc thước, mái tóc bạc phơ phơ, thần thái tinh anh. Tôi tới xin cụ kể cho một số kỷ niệm với GS.TS Luật sư Nguyễn Mạnh Tường nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh (16/9/1909 – 16/9/2009), người trí thức nổi danh trong nền giáo dục hai nước Việt-Pháp từ những năm ba mươi của thế kỷ XX. Đến nay tuổi đời đã ngót một thế kỷ, cụ Vũ Đình Hòe vẫn không nguôi nhớ bạn đồng nghiệp trong ngành giáo dục và luật học. Trước Cách mạng tháng Tám 1945, cụ Nguyễn Mạnh Tường dạy trường Bưởi (nay là trường Trung học Quốc gia Chu Văn An) thì cụ Vũ Đình Hòe dạy trường tư thục Gia Long và tư thục Thăng Long. Khi cụ Vũ Đình Hòe tốt nghiệp khoa Luật khóa 2 của Đại học Đông Dương cũng là giai đoạn cụ Nguyễn Mạnh Tường mở Văn phòng Luật sư tại 77 Gambetta (nay là đường Trần Hưng Đạo – Hà Nội). Tháng 10 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Vũ Đình Hòe và luật sư Nguyễn Mạnh Tường lại cùng đứng chung bục giảng tại Ban Văn khoa trường Đại học Đông Dương.
         Là hàng cháu chắt, tôi giữ mãi ấn tượng về nụ cười hiền, tiếng nói vang và ấm của cụ Vũ Đình Hòe trong suốt câu chuyện:
- Về luật sư Nguyễn Mạnh Tường, à hà. Bây giờ cũng lâu năm lắm rồi, quên hết rồi. Ông Nguyễn Mạnh Tường là người trí thức cao cấp, được cấp học bổng của Chính phủ Pháp, học giỏi, đỗ 2 bằng Tiến sĩ Quốc gia nước Pháp về Văn, về Luật. Trước Cách mạng tháng Tám 1945 và trong kháng chiến tôi có tiếp xúc với ông rồi cũng có gặp nhau ở Mặt trận Tổ quốc. Đi theo kháng chiến cũng rất vất vả và ông Nguyễn Mạnh Tường làm được việc quý hóa đó là luật sư tích cực đi cãi cho người nghèo.
Sự việc Chính phủ mở phiên tòa xét xử ông cố vấn Vĩnh Thụy cụ thể ra sao? Cụ Vũ Đình Hòe kể lại:
- Ông Vĩnh Thụy được Chính phủ, được Cụ Hồ giao công tác tham gia đoàn đi sang Trung Quốc để gặp Trung ương Đảng Quốc Dân Trung Hoa -Tưởng Giới Thạch. Lúc bấy giờ cách mạng Trung Quốc chưa thành công, hãy còn đánh nhau giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng Sản. Mãi đến năm 1949 Đảng Cộng Sản mới đánh thắng được Tưởng Giới Thạch. Nửa đường ông Vĩnh Thụy lợi dụng cơ hội tìm cách đi Hồng Kông, không về nước, từ đấy liên hệ với phái viên của Pháp.
Việc đưa ông Cố vấn tối cao Vĩnh Thụy ra xét xử trước Tòa án, Chính phủ ta phải cân nhắc nhiều. Tôi lúc bấy giờ là Bộ trưởng Bộ Tư pháp nên cũng được họp trong phiên Chính phủ họp bàn về  xử vụ ông Vĩnh Thụy đào nhiệm. Đó là vào hồi năm 1950 - 1951. Cụ Hồ không muốn truy tố. Cụ tin là nếu mà mình khéo quan hệ thì vẫn có thể đưa ông ấy về lại với chính nghĩa được. Nhưng anh em khác thưa với Cụ Hồ là phong trào cách mạng trong nước yêu cầu phải truy tố. Bởi vì ông ấy là người của Chính phủ, làm Cố vấn tối cao, được cử đi làm công tác ngoại giao mà ông ấy lại đào nhiệm không quay về báo cáo với Chính phủ, với Hồ Chủ tịch, tự ý đi Hồng Kông… Để hợp thủ tục dân chủ, Hồ Chủ tịch đề nghị giơ tay biểu quyết. Tất cả thành viên Chính phủ đều giơ tay lên, trừ cụ Bùi Bằng Đoàn - Trưởng ban Thường trực Quốc hội. Cụ nói đồng ý là ông Vĩnh Thụy phạm tội nặng đối với Tổ quốc, nhưng cụ không nỡ giơ tay biểu quyết. Mọi người nhớ xưa cụ đã một thời giữ chức Thượng thư trong triều đình Bảo Đại. Cuối cùng Chính phủ quyết định giao cho Tòa án xét xử theo đúng pháp luật, phải làm đàng hoàng đầy đủ thủ tục, có luật sư bào chữa cho bị cáo vắng mặt.
Mấy tháng sau, Toà án quân khu III được thành lập do ông Lê Văn Chất làm Chánh án, ông Bùi Lâm làm Công cáo uỷ viên, một Hội thẩm chính trị là đại biểu quân đội, một Hội thẩm chuyên môn là ông Trần Đình Trúc - Thẩm phán do Giám đốc Tư pháp khu III phái sang. Hai luật sư cùng bênh vực cho bị cáo Vĩnh Thụy là ông Đỗ Xuân Sảng và ông Nguyễn Mạnh Tường.
Bản cáo trạng buộc tội ông Vĩnh Thuỵ rất đanh thép. Sau khi đã thực thi đủ thủ tục pháp lý và bàn luận kỹ càng, Hội đồng xét xử đã ra phán quyết vắng mặt bị cáo: Tử hình đối với Nguyễn Vĩnh Thuỵ về tội phản quốc.
Chuyện xảy ra đã lâu, tôi chỉ còn cảm tưởng: Nói chung là ông Nguyễn Mạnh Tường đã làm đúng nhiệm vụ của người luật sư. Pháp luật của mình lúc ấy, cũng chưa được hoàn chỉnh. Luật sư Nguyễn Mạnh Tường đề nghị ghi vào bản án xử theo điều luật của nhiều nước trên thế giới là: Tử hình vắng mặt, khi nào bắt lại được can phạm thì sẽ mở lại phiên toà chứ không được thi hành cái án đã tuyên trước đó.  Vụ án ông Vĩnh Thụy được xét xử thận trọng, nghiêm minh, được dư luận dân chúng, nhất là anh em trí thức hoan nghênh, ủng hộ.



       3- VỤ QUẢN DƯỠNG - VỤ ÁN LỚN DƯỚI CHÍNH 

10 nhận xét:

Bờm nói...

Bác K.QUỐC tài thật. Vừa qua Củ Chi uống rượu, thoắt cái đã zề Sài Gòn uống CàFe với LS NGUYỄN MẠNH TƯỜNG.

Minh Tâm nói...

Dạo này BÁO LIẾP được nhiều nhân vật Lich sử ghé thăm. Rất hay, nâng cao chất lượng cho LIẾP. Cám ơn Ban biên tập.

NH nói...

Các cụ nói "con hơn cha là nhà có phúc". Nhưng chúng ta hiện nay nói về các cụ thời Pháp cứ như huyền thoại, mơ cũng không có. Sau hòa bình lập lại tuy đào tạo còn rất thô sơ nhưng lớp trí thức vẫn khá. Đến thế hệ chúng mình cũng chưa đến nỗi. Nay nhìn con cháu mình cũng kỹ sư, cử nhân, thậm chí GSTS nhưng chất lượng đáng phàn nàn. Báo Liếp nêu các tấm gương xưa có ý nghĩa sâu xa. Cảm ơn Báo Liếp! và mong sao con cháu hơn cha ông đi! Đừng theo trào lưu đám đông chụp giựt đương thời!

Nặc danh nói...

Bao liep tu ngay co Viet Dung co them phan tu lieu lich su rat sinh dong. Cam on VD va cam on ban doc!

Nặc danh nói...

Cần nhắc lại quá khứ tốt đẹp để có thêm niềm tin và nghị lực đi vào tương lai .Cảm ơn anh VD nhé,
Thanh Trần

Viên Thạch nói...

Ô!. Kiều Mai Sơn là anh Việt Dũng ạ?

VD nói...

Viên Thạch ơi. Kiều Mai Sơn là nhà báo, bạn với VD. VD là dân LỊCH SỬ nên có "trách nhiệm" với A. Quốc sưu tầm các bài viết thể loại này. Thanks VIÊN ĐÁ LẠNH.

Viên Thạch nói...

Sao lại là Viên Đá Lạnh anh Việt Dũng?

V.D nói...

VIÊN THẠCH anh "suy diễn" là VIÊN ĐÁ. VIÊN ĐÁ ĐỂ UONG NƯỚC CHANH thì phải LẠNH. Ko phải HÒN DÁ để xây nhà đâu. Trêu E cho Zui Zậy thôi, đừng giận.

Viên Thạch nói...

Lại đá trong ly nước chanh nữa chứ!